Sunday, December 2, 2018

Google Display Network là gì? Quảng cáo GDN (mạng hiển thị) hiệu quả

Tính tới tháng 3/2017 đã có hơn 3,74 tỷ người truy cập và sử dụng internet. Liệu bạn có cơ hội để đưa sản phẩm của mình tiếp cận với lượng người đang sử dụng internet này và bằng công cụ nào? Câu trả lời đó là quảng cáo GDN (Google Display Network) – công cụ tuyệt vời để tiếp cận tới 92% người dùng đang trực tuyến. Vậy quảng cáo Google Display Network là gì? Qua bài viết này Marcom Mate hy vọng có thể giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về quảng cáo hiển thị.

1. Quảng cáo Google Display Network là gì?

Quảng cáo GDN là quảng cáo mạng hiển thị Google toàn cầu, nó cung cấp khả năng tiếp cận tới hơn 90% người dùng internet trên toàn thế giới với hơn 1000 lần hiển thị cho hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng. Quảng cáo Google Display Network tiếp cận tới đối tượng khách hàng với một loạt các định dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, GIF trên nhiều website của Google (Youtube, Gmail, Blog,..) và hơn 2 triệu trang web khác hay thậm chí trên các thiết bị di động thông qua các trò chơi, các app di động.
Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (Google Display Network) hoạt động như thế nào?

Bạn có bao giờ tự hỏi, khi bạn tìm kiếm một thứ gì đó trên Google search, ví dụ như “nội thất cho phòng ngủ” thì sau khi tìm kiếm thông tin đó, bạn trở về với những website khác Youtube, Gmail,.. và bạn bắt gặp các quảng cáo mạng hiển thị hình ảnh, video về nội thất xuất hiện trên các trang mạng đó không? Đó chính là cách quảng cáo GDN hoạt động.

Là một người lập chiến dịch Marketing, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo mạng hiển thị Google của mình tới khách hàng trước khi họ biết họ cần sản phẩm của bạn, hoặc khiến họ biết về sản phẩm của bạn sau những tìm kiếm gần đây. Điều đó có nghĩa là bạn không nhất thiết muốn quảng cáo mạng hiển thị của mình xuất hiện trên 2 triệu trang web của Google, bạn có thể kiểm soát và loại bỏ quảng cáo của mình trên những trang web không cần thiết, chọn những trang web phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm tới.

Sự khác nhau giữa Google Search Network vs quảng cáo Google Display Network là gì?

Google Adwords có hai kênh quảng cáo khác nhau: Tìm kiếm và quảng cáo hiển thị.

Google Search Network: cho phép bạn đặt quảng cáo hiển thị trên công cụ tìm kiếm, nơi mà bạn có thể tiếp cận người dùng khi họ đang tìm kiếm thông tin có từ khoá hoặc cụm từ khoá cụ thể. Các kết quả này được hiển thị trong kết quả tìm kiếm không phải trả phí của Google. Tuy nhiên nhược điểm của GSN là bạn phải đợi khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, và trong chuỗi kết quả trả lại từ Google bạn phải thật sự nổi bật và phải trong top 10 ngay trên trang tìm kiếm đầu tiên.

Quảng cáo Google Display Network: tích hợp quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn vào trang web được lựa chọn cẩn thận, nơi mà nó có thể tiếp cận khách hàng khi họ mua sắm, xem phim, nghe nhạc, đọc tin tức,… Quảng cáo Google Display Network cũng cho phép nhữngquảng cáo hiển thị trực quan, đa phương tiện thay vì những mẫu quảng cáo văn bản thuần tuý. Để có một chiến dịch Marketing online hiệu quả nhất, bạn có thể cân nhắc sử dụng cả hai kênh quả cáo này của Google.
Sự khác nhau giữa Google Search Network vs Quảng cáo hiển thị là gì?

2. Ba bước thiết lập một chiến dịch quảng cáo GDN (Google Display Network)

Các bước để thiết lập một chiến dịch quảng cáo Mạng hiển thị của Google:

Bước 1: Tạo chiến dịch quảng cáo Google Display Network

Đây là bước đầu tiên để tạo chiến dịch quảng cáo GDN riêng biệt với GSN.

Click vào + Campaign, chọn Display Network only. Marcom Mate khuyên bạn tạo các Campaign mới trên cho các loại mạng hiển thị khác nhau như Remaketing, quảng cáo trong Gmail, Youtube và các mạng hiển thị khác.
Tạo chiến dịch quảng cáo Google Display Network
Để nâng cao tuỳ chọn cho chiến dịch của bạn, bạn hãy chọn “No marketing objective” sau đó chọn “All features”, nếu bạn đang tạo quảng cáo hiển thị chỉ dành cho các thiết bị di động hãy chọn “Ads in mobile apps”. Và đừng quên đặt tên chiến dịch của bạn theo cấu trúc ví dụ như: Youtube | Marcom Mate | Display.
Tiếp theo, chọn các vị trí mà chiến dịch của bạn nhắm tới
Tiếp theo, chọn các vị trí mà chiến dịch của bạn nhắm tới.

Chọn mức ngân sách bạn có thể cung cấp cho chiến dịch và nhập ngân sách tối đa mỗi ngày cho chiến dịch của bạn.

Tối ưu hoá quảng cáo mạng hiển thị Google mà bạn có thể thực hiện là cài đặt phương thức hiển thị của bạn thành “Accelerated”, sau đó Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn trong thời gian sớm nhất. Điều này đặc biệt hữu ích cho các chiến dịch Remarketing để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng trước khi họ tìm thấy sản phẩm tương tự ở đối thủ cạnh tranh khác.
 Để thay đổi phương pháp quảng cáo mạng hiển thị Google xoay vòng
Để thay đổi phương pháp quảng cáo mạng hiển thị Google xoay vòng, trước tiên hãy chọn “Ad delivery” và thanh công cụ sẽ được mở rộng như hình dưới đây .
Sau đó chọn lựa chọn thứ 4 “Rotate indefinitely”
Sau đó chọn lựa chọn thứ 4 “Rotate indefinitely”, lựa chọn này cho phép bạn chia nhỏ các quảng cáo mạng hiển thị Google để thử nhiệm, bạn có thể thống kê lại hiệu quả cho chiến dịch của mình.

Sử dụng giới hạn tần suất cho quảng cáo hiển thị của bạn để tránh việc làm cho khách hàng cảm thấy khó chịu, không ai muốn thấy một quảng cáo xuất hiện trên tất cả các trang web mà họ tới, đứng trên phương diện khách hàng thì thật sự ám ảnh. Trong phần cài đặt  “Ad delivery”, chọn “Frequency capping” và nhập số lần tối đa bạn muốn người dùng xem quảng cáo của mình.
Sau khi hoàn thành các lựa chọn trên hãy đặt tên cho quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn
Sau khi hoàn thành các lựa chọn trên hãy đặt tên cho quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn, chọn ngân sách cung cấp cho chiến dịch và thực hiến bước 2 đó là: “Áp dụng các tuỳ chọn nhắm mục tiêu”

Bước 2: Cài đặt tuỳ chọn targeting

Tuỳ chỉnh các tuỳ chọn Targeting cho quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn theo các bước sau:

Chuyển đến tab “Display Network” sau đó chọn tab “+ Targeting”

Chọn một quảng cáo hiển thị mà bạn muốn Targeting, ví dụ như:
Nhấp vào tuỳ chọn targeting được hiển thị như hình bên dưới
Nhấp vào tuỳ chọn targeting được hiển thị như hình bên dưới và sau đó lựa chọn hình thức Targeting mà bạn muốn sử dụng.
Thêm vị trí, từ khoá, chủ đề, nhân khẩu học
Thêm vị trí, từ khoá, chủ đề, nhân khẩu học hoặc danh sách Remarketing được hiển thị trong phần Targeting.

Cuối cùng bạn có thể tối ưu Targeting của mình

Nếu bạn muốn mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, bạn có thể cho phép Adwords tự động tìm khách hàng mới dựa trên các lựa chọn Targeting của mình.

Bước 3: Chọn định dạng quảng cáo Google Display Network

Sau khi hoàn thành xong Targeting, bạn cần phải tạo các bản sao quảng cáo GDN.
Chuyển đến tab “Ads” và chọn “+ Ads”
Chuyển đến tab “Ads” và chọn “+ Ads”

Chọn định dạng quảng cáo mạng hiển thị google bạn mong muốn:
Điền vào các trường bắt buộc cho định dạng quảng cáo hiển thị mà bạn đã chọn
Điền vào các trường bắt buộc cho định dạng quảng cáo hiển thị mà bạn đã chọn.

Trên là các bước cơ bản để bạn hoặc doanh nghiệp, công ty của bạn có thể thiết lập chi tiết một chiến dịch quảng cáo Google Display Network. Khi triển khai chiến dịch nên cố gắng kiểm tra các phương án Targeting khác nhau để xem phương án nào mang lại hiệu quả tốt nhất. Kết hợp nhiều đối tượng khác nhau cũng mang lại những tác dụng mạnh mẽ.

3. Làm sao để thành công với quảng cáo Google Display Network?

Các quảng cáo Google Display Network xuất hiện trên những trang web dựa trên sở thích của khách hàng tiềm năng, lịch sử tìm kiếm, nhân khẩu học, hành vi của người dùng,… Quảng cáo GDN cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức quảng cáo hiển thị truyền thống như banner, báo giấy, biển quảng cáo mà thậm chí còn đem lại hiệu quả cao hơn, lượng tiếp cận khách hàng lớn hơn và nhắm đúng vào nhóm khách hàng tiềm năng.
Vậy làm sao để thành công với quảng cáo Google Display Network
Vậy làm sao để thành công với quảng cáo Google Display Network, Marcom Mate xin được đưa ra một số Tips giúp bạn và doanh nghiệp của mình thành công hơn trong những chiến dịch Marketing.

Đầu tiên, hãy làm quen với các tuỳ chọn Targeting: Targeting có thể cho vị trí, từ khoá, sở thích, đối tượng, chủ đề, nhân khẩu học. Google tạo ra nhiều lựa chọn để mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình. Nếu bạn là một cửa hàng nhỏ lẻ, muốn quảng bá thương hiệu của mình để có được lượng truy cập, tiếp cận nhiều hơn, Targeting demographic có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn. Hoặc nếu bạn hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể như bán giày thể thao, thì Targeting theo sở thích có thể là lựa chọn tốt hơn cả. Cách tốt nhất để Targeting hiệu quả là thử nghiệm thật nhiều để xác định phương pháp tối ưu dành cho bạn.

Chạy chiến dịch Remarketing trên mạng quảng cáo Google Display Network: Nếu bạn đang sử dụng internet, bạn đã là mục tiêu của Remarketing rồi, nó được hiển thị trên những trang web bạn đã truy cập, quảng cáo hiển thị ở những trang web bạn đã truy cập gần đây. Chiến dịch Remarketing qua quảng cáo GDN mang lại rất nhiều hiệu quả, chúng hiệu quả đến nỗi tệp khách hàng tiềm năng được targeting lại có khả năng tiếp cận với sản phẩm của bạn lên tới 70%. Một trong những hạn chế lớn nhất của GDN đó là quảng cáo của bạn lại hiển thị cho những người không tìm kiếm những sản phẩm liên quan đến bạn, do đó có thể quảng cáo của bạn không đạt được hiệu quả tối ưu. Nhưng sử dụng Remarketing trên GDN giúp bạn khắc phục được điểm yếu đó, giúp quảng cáo của bạn hiển thị cho những người đã biết bạn hoặc đã tìm kiếm những sản phẩm mà bạn đang sở hữu.

Loại trừ các trang web khác chủ đề khi quảng cáo GDN: Bạn không hề muốn những quảng cáo mạng hiển thị của mình xuất hiện trên những website không liên quan, quảng cáo Google Display Network có thể giúp bạn làm điều này. Google cho phép bạn loại bỏ những trang web nhất định mà bạn cảm thấy không phù hợp với sản phẩm của mình hoặc quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn hoạt động không tốt trên một trang web nào đó.

Làm cho quảng cáo hiển thị trực quan và hấp dẫn: một trong những lợi thế của quảng cáo GDN so với GSN là bạn có thể tích hợp hình ảnh, ảnh GIF., video trên quảng cáo mạng hiển thị Google. Hơn nữa bạn có thể lựa chọn kích thước phù hợp cho mỗi định dạng quảng cáo của mình. Cũng cần chú ý đến thông điệp bạn muốn nhắn gửi trên mỗi quảng cáo, cần ngắn gọn và đơn giản nhưng vẫn phải gây được chú ý tới khách hàng.

Điều chỉnh quảng cáo Google Display Network vào những khoảng thời gian phù hợp: Tính năng này có thể dễ dàng bị bỏ qua, tuy nhiên nó lại vô cùng quan trọng. Lựa chọn khoảng thời gian mà nhóm khách hàng tiềm năng hay sử dụng, đưa sản phẩm của mình tiếp cận tới những khung giờ đó có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Google cũng cho phép bạn theo dõi quảng cáo mạng hiển thị của bạn hoạt động như thế nào trong một ngày, bạn có thể thống kê khoảng thời gian tốt nhất, tăng ngân sách trên các từ khoá nhất định và làm cho quảng cáo của mình xuất hiện nhiều hơn vào những ngày, những khung giờ nhất định.

Chạy quảng cáo GDN song song và liên kết với quảng cáo tìm kiếm: mỗi phương pháp quảng cáo lại mang lại hiệu quả khác nhau, tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế mà loại quảng cáo kia có thể khắc phục được cho loại còn lại. Vì vậy hãy lên kế hoạch thực hiện cả hai phương án để tối ưu chiến dịch của bạn.

Sử dụng quảng cáo Google Display Network được hiển thị trong Gmail: một trong những cách tiếp cận người dùng tốt nhất là thông qua Gmail. Quảng cáo Gmail cũng giống như các quảng cáo mạng hiển thị thông thường khác, và chỉ được gửi đến các hòm thư cá nhân. Để làm cho quảng cáo mạng hiển thị Google hiệu quả trên Gmail, bạn cần làm cho những dòng chủ đề của mình trở nên hấp dẫn, tò mò khiến đối tượng khách hàng click để biết thêm sản phẩm của bạn. Giống như các Adwords khác, nhà quảng cáo sẽ được tính phí cho mỗi lần khách hàng nhấp vào quảng cáo mà không tính phí cho mỗi lần hiển thị.

Theo dõi và kiểm tra hiệu suất quảng cáo hiển thị của bạn: cách duy nhất để xem quảng cáo mạng hiển thị Google của bạn hoạt động như thế nào đó là theo dõi kiểm tra hiệu suất thường xuyên. Nếu thấy quảng cáo hiển thị của mình hoạt động không như kỳ vọng hãy thử cách phương án khác nhau. Bạn cũng có thể đo lường các kết quả thông qua các báo cáo khác nhau mà Google cung cấp, kết nối nó với Google Analytics để xem lượng truy cập trang web và lượng chuyển đổi của bạn đã bị ảnh hưởng như thế nào, từ đó đưa ra phương án phù hợp nhất.

Quảng cáo Google Display Network là một công cụ hữu ích cho chiến dịch Marketing của bạn nếu bạn sử dụng nó có chiến lược. Qua bài viết trên, Marcom Mate hy vọng có thể đem lại cho bạn và doanh nghiệp của mình những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn quảng cáo google display là gì và cách tạo chiến dịch quảng cáo GDN.

Google Display Network là gì? Quảng cáo GDN (mạng hiển thị) hiệu quả Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment