Saturday, October 5, 2019

Kế hoạch ăn uống trong 9 tháng mang thai

Ăn gì trong 9 tháng mang thai? Đưa ra một chế độ ăn uống trong thời gian 9 tháng mang thai – Một kế hoạch ăn uống được đề ra nhằm đem lại cho đứa con của bạn sự khỏe mạnh nhất có thể để bắt đầu cuộc sống. Tiếp theo, chế độ dinh dưỡng phải hợp lý, cải thiện khả năng trọng lượng sinh bình thường, bổ trợ sự phát triển não của bào thai …

Kế hoạch ăn uống trong 9 tháng mang thai

Ăn gì khi mang thai: Ba tháng đầu

Khi người phụ nữ bắt đầu mang thai, điều này có nghĩa là một sinh linh nhỏ bé đang lớn lên trên cơ thể người mẹ. Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cũng tăng lên, như mọi người vẫn thường nói, phụ nữ mang thai cần ăn cơm cho 2 người, ăn một phần cho đứa trẻ trong bụng.

Nhìn chung, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thức ăn chứa protein, khoáng chất và vitamin phong phú, như thịt nạc, sữa, trứng gà, cá, tôm rong biển, vừng, những loại rau tươi, hoa quả. 3 tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm, mỗi ngày tăng khoảng 1g, nên chưa cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng nghén thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Một số phụ nữ mang thai xảy ra hiện tượng nghén với mức độ khác nhau, như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, ăn nhiều về một món, sợ mùi dầu mỡ, … thậm chí còn nôn mửa. Nếu ốm nghén kéo dài, sẽ khiến cơ thể phụ nữ mang thai mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Lúc này, nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, như vitamin B6 để chống buồn nôn, nôn mửa. Mỗi ngày uống 20mg, ngày uống 3 lần. Nên ăn những món ăn nhạt, dễ ăn, như cháo gạo tẻ, cháo gạo nếp, mì, miến, canh trứng, vằn thắn, ăn quả có vị chua như lê, cam, quýt…
Kế hoạch ăn uống trong 9 tháng mang thai
Chú ý liên tục thay đổi thực đơn để kích thích ham muốn ăn, đồng thời có thể chọn biện pháp “ăn đàn hồi”, tức là khi muốn ăn nhiều thì ăn nhiều một chút, khi không muốn ăn thì ăn ít hơn một chút, chỉ cần hằng ngày hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết là được. Đợi khi hết ốm nghén thì có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, dù ăn uống thế nào cũng phải đảm bảo vệ sinh, đề phòng rối loạn tiêu hóa.

Ăn gì khi mang thai: 3 tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6)

3 tháng giữa của kỳ thai nghén, ham muốn ăn của phụ nữ mang thai tăng rõ rệt, thai nhi phát triển nhanh chóng, mỗi ngày có thể tăng 10g, có nhu cầu lớn đối với các chất dinh dưỡng. Để đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên ăn nhiều những thức ăn sau:
Kế hoạch ăn uống trong 9 tháng mang thai
Ăn nhiều thức ăn chứa protein phong phú, như thịt nạc, cá, sữa, trứng gà, các sản phẩm chế biến từ đậu. Bởi vì protein là chất cơ bản nhất cấu thành cơ thể thai nhi, cung cấp đủ protein có lợi cho sự sinh sôi nảy nở tế bào não của thai nhi, khiến não thai nhi phát triển tốt. Đồng thời, cũng thỏa mãn những nhu cầu thay đổi về cơ thể của phụ nữ mang thai. Ở giai đoạn này, mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần hấp thu 85g protein thì có thể thỏa mãn nhu cầu cần thiết cho cơ thể.

Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng muối vô cơ như canxi, sắt,… phong phú. Canxi là chất không thể thiếu cho sự phát triển xương của thai nhi. Do vậy, phụ nữ mang thai cần hấp thu đủ canxi. Nếu thiếu canxi, thai nhi sẽ dễ bị còi xương sau khi sinh, cơ thể phụ nữ mang thai cũng dễ bị loãng xương. Sắt là chất tạo máu cần thiết cho cơ thể, nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt thì có thể làm giảm tốc độ tăng trọng của thai nhi. Khi thiếu máu nghiêm trọng, có thể dẫn tới đẻ non, thai chết lưu. Vì thiếu máu, sự co bóp của tử cung cũng không tốt, dẫn tới chảy máu nhiều sau khi sinh. Để phòng bệnh thiếu canxi, sắt, mỗi ngày phụ nữ mang thai cần hấp thu 1,5g canxi, 15mg sắt. Để bổ sung các loại muối vô cơ khác cần thiết cho cơ thể, mỗi bữa ăn nên ăn các loại thức ăn như canh sườn, bột xương, lòng đỏ trứng gà, các loại sữa, các sản phẩm chế biến từ đậu, gan, thận, tim lợn, thịt nạc, rau lá xanh và hoa quả, … Nếu cần phải uống thuốc bổ sung canxi, sắt, dầu cá thì phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, tử cung của người phụ nữ mang thai trong giai đoạn này phát triển nhanh chóng, đường ruột bị ép chặt, dễ bị táo bón, cần chú ý ăn nhiều thức ăn có hàm lượng xơ phong phú, như lương thực chính, các loại đậu, rau cần, cà rốt, củ cải, dâu tây.

Ăn gì khi mang thai: 3 tháng cuối (từ tháng thứ 7 đến khi sinh)

3 tháng cuối, tốc độ phát triển của thai nhi vô cùng nhanh, các chất dinh dưỡng cũng đòi hỏi nhiều hơn. Ở giai đoạn này, các chất dinh dưỡng không chỉ cần cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần, để chuẩn bị cung cấp cho những việc như mất máu sau sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú sau khi sinh. Do vậy, trong 3 tháng cuối này, phụ nữ mang thai cần ăn nhiều chất có giá trị dinh dưỡng cao, như các loại sữa, thịt nạc, các loại cá,… để tăng cường hàm lượng chất khoáng và các vitamin trong cơ thể, phụ nữ mang thai còn cần ăn nhiều tôm, cua, rong biển, các sản phẩm chế biến từ đậu, xương sườn, gan lợn, các loại rau có màu vàng, xanh và hoa quả.

Đồng thời, hạn chế hấp thụ những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để tránh thai nhi quá mập, gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai không nên ăn thức ăn quá mặn. Khi mắc bệnh huyết áp cao hoặc phù thũng, hạn chế ăn muối. Nhìn chung, giảm ăn những sản phẩm có vị mặn như cá muối khô, dưa. Khi nấu không nên cho muối và xì dầu, lúc ăn có thể rắc một chút lên, như vậy vừa có vị mặn lại đảm bảo lượng muối và xì dầu vừa phải. Cũng có thể ăn một số thức ăn có vị chua hoặc vị ngọt để thay thế cho thức ăn có vị mặn.

Kế hoạch ăn uống trong 9 tháng mang thai Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment