Friday, November 8, 2019

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ: Thai nhi 0 - 4 tuần tuổi

Nhiều phụ nữ ‘lên chức’ nhưng chưa nhận ra điều này. Tuổi thai được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng; vì thế, sự thụ thai thực sự chỉ diễn ra trong 3 tuần.

Khi noãn bào (trứng) đã được thụ tinh thì nó bắt đầu phân bào và trở thành túi phôi nguyên thủy đi vào tử cung và bắt đầu làm tổ ở niêm mạc tử cung. Lúc này sự phát triển của phôi thai cũng dần bắt đầu.

Sự thay đổi của mẹ

4 tuần đầu tiên của thai kỳ, có thể người mẹ vẫn chưa biết mình đã mang thai, nhưng cơ thể người mẹ đã bắt đầu có những triệu chứng như: mệt mỏi, ngủ nhiều hơn (từ 8 – 10 tiếng một ngày, ngủ trưa), đi tiểu nhiều hơn, ngực trở nên đau và nặng hơn, núm vú ngứa ngáy và trở nên sẫm màu, buồn nôn (ốm nghén) và tăng cân nhẹ (từ 1 – 2 kg).

Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn cũng mất do bị ngăn cản bởi chất progesterone tiết ra từ buồng trứng nhằm bảo vệ cho thai phát triển ổn định. Ngoài ra, thành tử cung của bạn cũng mềm hơn để phôi thai bám chặt vào. Tử cung cũng phát triển to ra tùy theo kích cỡ phôi thai.

Thay đổi ở tử cung

Kích cỡ bình thường của tử cung là 60g và 7,3cm. Ngay khi thụ thai, sự gia tăng hormone oestrogen khiến tử cung phát triển mạnh. Các lớp màng hình thành một lớp dày, sâu, trong đó phôi được cấy ghép, và các sợi cơ mới bắt đầu được hình thành để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Ngoài ra, cổ tử cung cũng tăng nhẹ về chiều rộng, trở nên mềm và sậm màu hơn do sự gia tăng cung cấp máu và ảnh hưởng của oestrogen.

Khi tinh trùng kết hợp với trứng, tạo thành trứng được thụ tinh (còn gọi là hợp tử), mất 4-5 ngày để ra khỏi ống dẫn trứng. Tiếp đến, hợp tử định cư ở thành tử cung và bắt đầu sản xuất hormone đặc trưng của thời kỳ mang thai là human chorionic gonadotrophin (hCG) và hình thành nên phôi thai.
Thai nhi tuần thứ 2
Thai nhi tuần thứ 2

Thai nhi tuần thứ 4
Thai nhi tuần thứ 2
Sự hình thành các bộ phận của thai

Các tế bào bên trong phôi thai được hình thành dưới 3 lớp:

  • Lớp bên ngoài phát triển thành làn da, mắt, hệ thần kinh, vú và các tuyến khác.
  • Lớp giữa phát triển thành cơ, xương, mạch máu, hệ tiết niệu và các cơ quan khác.
  • Lớp trong cùng phát triển thành các cơ quan như gan, phổi, hệ tiêu hóa.

Khoảng ngày thứ 27, phôi thai phát triển thêm 1mm mỗi ngày và bây giờ, đạt 0,5cm chiều dài. Đầu của bé vẫn to hơn phần thân và các cơ quan khác vẫn chưa định hình rõ. Trái tim được chia làm hai ngăn (sau này là 4 ngăn) và bắt đầu đập thường xuyên. Những thành phần khác thuộc chi như cánh tay, bàn tay, khuỷu tay cũng như chân, bàn chân và đùi bắt đầu được phân chia. Đến ngày thứ 34, các ngón tay (chân) bắt đầu phát triển.

Hình thành nước ối

Nước ối – chất không thể thiếu của bào thai được hình thành. Nước ối là một dung dịch ấm với khoảng 99% là nước và muối hòa tan. Túi ối giống như chiếc gối êm cho sự phát triển an toàn của bé; đồng thời, nó cũng như công viên, cho phép bé di chuyển tự do.

Mang song thai

Thai phụ có cơ hội mang song thai nếu trong nhà có người cũng từng mang song thai:

  • Song sinh khác trứng: hình thành khi hai tinh trùng thụ tinh với hai trứng, cùng lúc. Hai bé mang hai genes khác nhau, hai nhau thai được phân chia khác nhau, có thể là một bé trai và một bé gái.
  • Song sinh cùng trứng: Một trứng được thụ tinh với một tinh trùng nhưng được phân chia thành 2 phần, thành hai bé khác nhau. Các bé có thể cùng chung nhau thai dù vẫn phát triển thành hai cá thể độc lập.

Khi một bé biến mất: thỉnh thoảng, lần siêu âm đầu phát hiện hai phôi thai nhưng sau đó, một phôi thai tiêu biến mất. Phôi thai còn lại vẫn phát triển khỏe mạnh trong tử cung

Sự phát triển của phôi thai

Khi trứng đã bám vững chắc vào thành tử cung, việc thụ thai coi như hoàn tất. Những cái lông giống như bọt biển của lớp tế bào bên ngòai của phôi bắt đầu bám dính vào lớp niêm mạc tử cung, ăn thông với các mạch máu của người mẹ.

Một số tế bào phát triển thành dây rốn và các lớp màng bảo vệ thai nhi. Màng bảo vệ này sẽ tạo ra lớp nhau thai ban đầu và hệ nâng đỡ mà trong đó phôi sẽ phát triển: túi ối (túi nước có phôi lơ lửng ở trong), màng đệm (màng chắn an toàn bao quanh túi ối và túi phôi) và túi noãn hoàng (sẽ sản xuất ra tế bào máu cho tới khi gan đảm nhận).

Sau đó, màng đệm phát triển thành các nhánh hình ngón tay ăn sâu vào niêm mạc tử cung, làm cho toàn bộ phôi thai bám chặt vào tử cung.

Các tế bào của phôi thai trong thời kỳ này cũng bắt đầu chuyên biệt hóa, tạo thành các cơ quan khác nhau trong một con người mới: tủy sống bắt đầu xuất hiện ở tuần thứ 2; tim bắt đầu đập cuối tuần thứ 3; vào tuần thứ 3 phôi thai bước vào thời kỳ rất nhạy cảm do tất cả các cơ quan chính đều đã hình thành, dễ bị tác động bởi các chất gây nghiện, thuốc lá, rượu…

Vào cuối tháng thứ nhất, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 4 mm và cân nặng chưa đến 1 gram.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Cần có những thay đổi về cách sống để tăng khả năng thụ thai và sinh một em bé khỏe mạnh. Cần tập thể dục đầy đủ và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý. Bạn nên uống thêm vitamin và ngưng sử dụng:

+ Cà phê

+ Chất đường tổng hợp

+ Rượu

+ Thuốc kích thích

+ Nicotine

Nếu như cần uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Để biết thêm chi tiết về dinh dưỡng trong thai kỳ, hãy xem phần thông tin về dinh dưỡng tiền thai kỳ.

Tập thể dục rất quan trọng trong suốt thai kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu hay tiếp tục chế độ tập luyện. Trong hầu hết các tình huống, nếu bạn đã và đang tập luyện thì bạn có thể tiếp tục lối sống năng động của mình. Xem danh sách liệt kê những bài tập luyện tốt nhất của chúng tôi. Mọi việc bạn làm, tích cực hay tiêu cực, đều ảnh hưởng đến bào thai.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Giai đoạn này cơ thể bạn bắt đầu có những thay đổi đột ngột và điều này có thể là một thời điểm tuyệt vời. Nhớ đừng quên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ. Hãy tận hưởng niềm vui làm mẹ.

Điều quan trọng nhất cần làm khi biết mình có thai là hãy sinh hoạt đúng cách, lành mạnh. Bởi vì sự thụ thai đã hình thành từ một tuần trước khi bạn nhận được nó nên sống lành mạnh ngay từ bây giờ sẽ bảo vệ bạn và em bé của bạn khỏi những chất độc và tác động có hại.

 Dành cho ba của bé

Những người chồng thường không cảm nhận được vai trò của mình vào thời điểm này. Tuy nhiên, sức khỏe và cách sống của bạn cũng ảnh hưởng đến đứa con tương lai của bạn. Bạn nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng, thuốc men, và thói quen như: hút thuốc, uống rượu, bất cứ loại thuốc nào. Bất cứ loại vitamin nào cũng có tác dụng tốt cho người đàn ông trong giai đoạn trước thai kỳ.

Cả vợ lẫn chồng sẽ đều có những lo lắng trong suốt những tuần kế tiếp dù đã lên kế hoạch kĩ càng cho việc có con. Hãy cùng cởi mở thảo luận về những lo lắng đó. Hãy hỏi han để vợ bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn. Dành thời gian lên những kế hoạch nho nhỏ để giúp đỡ và làm cô ấy ngạc nhiên trong suốt 37 tuần tới.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ: Thai nhi 0 - 4 tuần tuổi Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment