Thursday, November 14, 2019

Sự phát triển thai nhi 24 tuần tuổi - những điều mẹ cần biết

Bé của bạn lúc này “cao” khoảng 29cm từ đỉnh đầu tới gót chân. Các mạch máu trong 2 lá phổi đang phát triển phân nhánh không ngừng để chuẩn bị cho quá trình hô hấp ngoài không khí. Bé cũng thường xuyên nuốt hơn và dễ nấc hơn. 

Sự phát triển của bé

Bé lúc này đã nặng khoảng 500g và “cao” khoảng 29cm. Cơ thể bé ngày một cân đối hơn.

Khả năng nghe đã rất tốt và bé có thể hiểu được lời bạn nói, nhịp tim đã hòa cùng tiếng sôi ùng ục của dạ dày. Những tiếng ồn lớn vọng vào túi ối, chẳng hạn như tiếng chó sủa, tiếng kêu phát ra từ máy hút bụi, sẽ không làm bé khó chịu cho tới ngày bé “chui ra ngoài”.

Da của bé mỏng, trong mờ và vẫn còn nhăn nheo. Các tuyến mồ hôi của bé đang hình thành dưới da.

Tai trong của bé đã hoàn thiện, giúp bé phân biệt được trạng thái nằm sấp hay nằm ngửa khi bé xoay mình trong túi ối.

Phổi của bé bắt đầu sản xuất ra chất diện hoạt, giúp giữ cho các túi trong phổi không bị xẹp hoặc dính kết với nhau khi bé thở.

Não bé vẫn tiếp tục phát triển tinh vi và phức tạp hơn vào tháng thứ bảy. Do đó kể từ thời gian này trở đi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành cá tính.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ trong bụng mẹ thích nghe nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc của Vivaldi, bản The Four Seasons.

Nếu chào đời bây giờ, bé có khả năng sống sót tới 85%. Những tiến bộ trong y học và công nghệ đủ để nuôi dưỡng một đứa trẻ 24 tuần tuổi ở bên ngoài tử cung trong trường hợp cần thiết.
Sự phát triển thai nhi 24 tuần tuổi - những điều mẹ cần biết
Thai nhi tuần thứ 24: kể từ thời gian này trở đi, bé bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành cá tính.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng, đây là một trong những chứng thường gặp ở các bà bầu.

Hormone thai kỳ đã làm cho lợi của bạn dễ bị sưng, viêm, dẫn tới thường xuyên chảy máu, đặc biệt là khi bạn vệ sinh răng miệng. Điều bạn cần làm lúc này là đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên. Đừng sợ chảy máu chân răng mà không chăm sóc răng miệng vì chỉ làm tình trạng tồi tệ hơn.

Nếu bạn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thì những người khác sẵn sàng nhường chỗ ngồi cho bạn bởi chiếc bụng đã lộ rất rõ rồi. Hơn nữa, bạn cũng cần phải ngồi khi đi lại để tránh các va chạm và không làm ảnh hưởng đến em bé.

Hầu hết chị em đều tham gia lớp học tiền sinh vào tháng này và nhớ đừng quên thu xếp lịch để người bạn đời cũng có thể tham gia. Không chỉ biết thêm những điều mới mẻ mà ông bố tương lai còn có thể tìm thấy nhiều giải đáp thú vị.

Nếu ông xã nhà bạn đi xa khi bạn chuẩn bị sinh thì hãy nhờ mẹ hay một người họ hàng thân thiết nào đó luôn ở bên, giúp bạn tự tin hơn trong giai đoạn bầu bí này.

Lời khuyên hữu ích

Khi cảm thấy khó ngủ, hãy hỏi kinh nghiệm từ những người từng mang thai trước đó. Một trong những cách mang lại hiệu quả là đi bộ nửa tiếng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và cảm thấy có thêm chút thời gian cho bản thân.

Những điều cần lưu tâm

Bạn muốn chuẩn bị phòng riêng, góc riêng cho bé, thậm chí là bé có thể ngủ cùng bạn trong giai đoạn đầu? Trước khi bắt tay vào làm, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp đề phòng nguy cơ huyết áp cao dẫn tới tiền sản giật.

Những lo lắng thường gặp

Những sinh hoạt hằng ngày như xách nước, bế trẻ và dịch chuyển hộp/đồ đạc nặng nề đều nên tránh trong giai đoạn này.

Các loại thuốc không kê đơn cũng nên tránh và một số hóa chất chẳng hạn như thuốc diệt côn trùng cũng nên tránh xa.

Nếu bạn làm việc, đừng làm việc tới mức cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Nếu thời gian làm việc kéo dài, hãy trao đổi với sếp để được nghỉ ngơi 15 phút sau mỗi 2 tiếng làm việc.

Những công việc nhà như giặt giũ, rửa bát, mua thực phẩm, chăm sóc đứa lớn... nên chuyển giao cho người khác.

Đừng quên hạn chế ăn các loại thực phẩm như trứng chần, trứng sống, hải sản.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Giữa tuần thứ 24 và 28, hầu hết các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra lượng đường trong cơ thể người mẹ để phát hiện có bệnh tiểu đường hay không.

Tiểu đường thai phụ là một dạng bệnh tạm thời của bệnh tiểu đường. Bệnh này do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin để kiểm soát lượng đường trong suốt thời kỳ mang thai. Những dấu hiệu và triệu chứng của nó bao gồm:

Có đường trong nước tiểu (được phát hiện qua xét nghiệm tại bệnh viện)

Khát nước bất thường.

Đi tiểu thường xuyên.

Mệt mỏi.

Nôn mửa.

Khoảng 2-5% phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai phụ. Việc kiểm tra bệnh này thường được bác sĩ tiến hành vào giữa tuần thai thứ 24 và 28, do trong thời gian này nhau thai đang sản xuất ra một lượng lớn hormone kháng insulin. Nếu kết quả cho ra với mức độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác nhận việc chẩn đoán bệnh là đúng.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Nếu bạn bị ợ nóng, hãy chia bữa ăn thành những phần nhỏ, ăn nhiều lần trong ngày. Nhiều phụ nữ nhận thấy ăn 5 hay 6 bữa một ngày giúp giảm ợ nóng. Chứng này cũng có thể giảm bằng cách ăn khuya nhẹ.

Dành cho ba của bé

Lên kế hoạch một kỳ nghỉ lãng mạn dành cho hai người. Đó có thể là nơi có ý nghĩa đặc biệt cho cả hai hoặc nơi mà bạn rất muốn đi.

Tổng hợp

Sự phát triển thai nhi 24 tuần tuổi - những điều mẹ cần biết Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment