Thursday, November 14, 2019

Thai nhi 17 tuần tuổi: những điều cần biết và lời khuyên cho mẹ

Một điều vô cùng thú vị của tuần tuổi này là bé đã bắt đầu biết tạo thú vui, đó là nghịch dây rốn, sờ vào nó và đẩy nó di chuyển.

Sự phát triển của bé

Tuần này, bé đã có kích thước của một quả lê/quả bơ (dài khoảng 11,6cm tính từ đỉnh đầu đến mông, nặng khoảng 100g). Các hệ thống trong cơ thể như tuần hoàn, bài tiết... đi vào hoạt động nhịp nhàng.

Mỡ bắt đầu tích tụ dưới làn da, đặc biệt ở cổ, ngực và vùng mông để giúp bé giữ nhiệt.

Thính giác bé phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Bé có thể phản ứng với những tiếng ồn ở thế giới bên ngoài bụng mẹ.

Một điều vô cùng thú vị là bé đã bắt đầu biết đùa, đó là nghịch dây rốn, sờ vào nó và đẩy nó di chuyển. Thậm chí, bé còn biết nắm chặt dây rốn, khiến lượng oxy đi qua bị giảm sút. Các bà mẹ đừng vội lo lắng khi đọc những thông tin này vì bé sẽ không nắm chặt dây rốn lâu đâu. Bé đủ thông minh để biết đâu là điểm dừng mà. Bé cũng đã biết thở ra hít vào dù quanh bé toàn nước ối.

Nhau thai, nguồn cung cấp dinh dưỡng và ôxy cho bé đồng thời đưa chất thải ra ngoài cơ thể bé và dây rốn tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Lúc này bánh nhau rất dày, chứa hàng nghìn mạch máu để trao đổi dưỡng chất và ôxy từ cơ thể bạn đến cơ thể bé.

Trong 3 tuần tới, bé sẽ lớn rất nhanh, tăng gấp đôi trọng lượng và thêm vài cm chiều dài thân mình.

Lưu ý là sự phát triển của mỗi thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Trên đây chỉ là những phát triển chung nhất của thai nhi trong giai đoạn tương ứng.
Thai nhi 17 tuần tuổi: những điều cần biết và lời khuyên cho mẹ
Thai nhi tuần thứ 17: Một điều vô cùng thú vị là bé đã bắt đầu biết đùa, đó là nghịch dây rốn, sờ vào nó và đẩy nó di chuyển.

Sự thay đổi của mẹ

Bạn giờ đã tăng ít nhất 2,2kg và có thể tăng tới 4,5kg. Tử cung đang "nở" to và bạn cảm nhận được sự đau nhói ở lưng do dây chằng đang bị kéo căng, thường là do sự thay đổi tư thế đột ngột. Cảm giác đau nhói này chỉ đôi chút nhưng nếu nó kéo dài vài ngày hoặc tăng nặng dù đã áp dụng nhiều cách khác nhau thì bạn cần tới gặp bác sĩ.

Hầu hết các bà bầu cảm nhận được lần đạp đầu tiên của con mình là ở tuần thứ 16 đến tuần 20 của thai kỳ, vì vậy, đừng quá lo lắng nếu bạn vẫn chưa thấy con có dấu hiệu gì động đậy trong bụng bạn. Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận rõ con đạp, khi thai nhi phát triển hơn, bé di chuyển nhiều hơn thì những lần đạp sẽ dần tăng lên. Cảm giác con đạp trong bụng sẽ khiến bạn yên tâm hơn khi biết thai nhi vẫn phát triển bình thường, nhiều bà mẹ dựa vào dấu hiệu đạp bụng mẹ của con để nhận biết các vấn đề con gặp phải.

Có rất nhiều cặp vợ chồng lo lắng về quá trình sinh nở sẽ như thế nào và họ sẽ ra sao trong vai trò mới toanh sắp tới. Tất cả những lo lắng này đều hết sức bình thường. Hãy thử trò chuyện với những ông bố bà mẹ có con rồi để hiểu rõ hơn về cảm giác làm bố mẹ lần đầu và tìm đọc các sách báo nói về sinh nở. Điều này sẽ giúp bạn an tâm cũng như giúp quá trình sinh nở sau này dễ dàng hơn.

Đây cũng là thời điểm thuận lợi để bạn thực hiện một chuyến du lịch ngắn ngày nếu có thời gian và tiền bạc. Du lịch ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ luôn được khuyến khích vì bạn đã hết cảm giác ốm nghén và cũng chưa quá ộ ệ hay có bất kỳ nguy cơ sinh non nào. Nếu đi du lịch bằng đường hàng không, hãy nói rõ với nhân viên mua vé về tình trạng của bạn để phòng trường hợp một số hãng bay không "nhận" bà bầu.

Trao đổi cộng đồng

Bạn có một công việc phù hợp với giai đoạn chăm con mọn? Nếu không thì có lẽ không có cách nào khác là bạn phải nghỉ làm. Hãy trao đổi với các bà mẹ khác để tìm cho mình một cách phù hợp nhất.

Những điều cần quan tâm

Ăn làm nhiều bữa mối ngày. Các loại hoa quả khô, sữa chua... đều là những nguồn chất xơ rất tốt. Uống nhiều nước và tránh các loại nước có ga.

Bạn bắt đầu cảm nhận được sự phiền toái do hiện tượng chuột rút gây ra?

Những biểu hiện thai nghén nào mà bạn cần phải chú ý?

Làm gì khi mắc bệnh nấm âm đạo?

Những lo lắng thường gặp

Tôi thường có cảm giác mệt mỏi và cảm thấy hào hứng hơn đôi chút khi đi bộ hay tập luyện trong những tháng mùa hè nóng nực. Tôi được biết là việc tập luyện rất tốt. Vậy xin hỏi bài tập luyện nào tốt nhất cho bà bầu như tôi?

Giữ cân nặng vừa phải sẽ giúp cơ thể bạn đáp ứng được nhiều yêu cầu của giai đoạn thai nghén, giúp bạn lâm bồn thuận lợi cũng như cân nặng hợp lý của trẻ khi chào đời. Vậy hãy trung thực với bản thân mình, xem hoạt động nào làm bạn cảm thấy thoải mái nhất lúc này - đây chính là hoạt động thích hợp với bạn và an toàn cho thai nhi.

Bạn có thể tập các bài yoga nhẹ nhàngđể thư giãn các múi cơ bắp, giúp bạn học được cách hít thở, chuẩn bị cho giai đoạn lâm bồn nhưng lưu ý là đừng căng cơ quá mức, hãy bảo vệ lưng của mình!

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Trong suốt giai đoạn mang thai, bạn cần phải chú ý rằng mình dễ bị dị ứng và nhạy cảm hơn trước. Nhưng bạn cũng đừng quá bận tâm. Đây là việc rất bình thường khi phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn cần gặp bác sĩ và nghe lời khuyên của họ trước khi dùng thuốc. Nếu những cơn dị ứng của bạn có liên quan đến công việc hàng ngày thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để bảo đảm an toàn cho thai nhi.

Để thai kỳ thoải mái hơn?

Vào giai đoạn này, bạn có thể gặp phải những cơn đau định kỳ ở chân, gọi là cơn đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, giúp cho các cơ quan xa cơ thể (tay và chân) có thể vận động và có cảm giác. Dây thần kinh hông chạy từ khung chậu đến bắp vế. Nguyên nhân gây ra cơn đau hông là do bé phát triển, tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh hông.

Dành cho ba của bé

Có rất nhiều cặp vợ chồng tự hỏi làm thế nào họ có thể chăm sóc cho con. Các cặp vợ chồng cần biết rằng, chỉ cần biết lên kế hoạch thì họ có thể đảm nhận vai trò làm cha mẹ dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể dành dụm tiền để con mình có thể vào đại học. Có thể số tiền này không đủ để con bạn hoàn tất chương trình đại học, nhưng nó sẽ giúp cho chúng có một khởi đầu dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì mình đã lên kế hoạch tất cả ngay từ ban đầu.

Tổng hợp

Thai nhi 17 tuần tuổi: những điều cần biết và lời khuyên cho mẹ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment