Thursday, November 14, 2019

Thai nhi 20 tuần tuổi: Thông tin cần thiết cho mẹ

Chúc mừng bạn! Bạn đã đi được một nửa chặng đường. Đây là giai đoạn phát triển chủ yếu của bé với những sự thay đổi ở những vùng đặc biệt của não.

Sự phát triển của bé

Đỉnh của tử cung giờ đã gần chạm rốn và sẽ còn tăng thêm khoảng 1cm trong mỗi tuần. Thai nhi lúc này dài khoảng 15cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng khoảng 240g.  Tương đương với kích thước một quả chuối. Bé ngày càng chiếm nhiều chỗ trong tử cung. Càng lớn thì bé càng gây nhiều áp lực lên phổi, dạ dày, thận và bàng quang của người mẹ.

Cơ thể bé giờ đây đang được bao phủ bởi một chất giống sáp, gọi là chất gây, để giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi bị xước. Chất gây thường thấy ở những em bé sinh non. Lúc này làn da bé đang trở nên dày hơn dưới lớp gây bảo vệ. Các lớp da như lớp chân bì, biểu bì, dưới biểu bì đang hình thành.

Bé bắt đầu biết nuốt dịch ối và thận đã sản xuất ra nước tiểu. Tóc đang mọc dài ra và móng tay, móng chân của bé cũng vẫn đang tiếp tục phát triển.

Sự phát triển của giác quan sẽ đạt tới đỉnh cao vào tuần này. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 xúc giác: nếm, ngửi, nghe, nhìn và sờ. Quá trình sản sinh các tế bào thần kinh chậm dần thay vào đó là sự lớn lên của các tế bào và tập trung vào sự kết nối giữa các tế bào.

Phản xạ nuốt của bé ngày một thành thục hơn, điều này rất tốt cho hệ tiêu hóa cho bé.

Bé cũng bắt đầu “thải” ra phân – một chất màu đen và dính (phân xu), sản phẩm của hệ tiêu hóa kết hợp với quá trình nuốt nước ối và sự thoái hóa của các tế bào. Phân này sẽ tích tụ trong ruột bé và bạn sẽ có thể thấy sau khi bé chào đời và đi ị lần đầu.

Cảm giác “máy bụng” không còn mơ hồ. Những “cú đạp” và uốn mình nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé có thể làm bạn khó ngủ.  ác động tác của bé dần thuần thục hơn do hệ xương của bé ngày càng cứng cáp hơn. Trong khoảng 10 tuần tiếp theo hoặc lâu hơn là giai đoạn bé hiếu động nhất. Sau đó, do tử cung lúc này đã quá chật chội nên buộc bé phải nằm im nhiều hơn.
Thai nhi 20 tuần tuổi: Thông tin cần thiết cho mẹ
Thai nhi tuần thứ 20: Những “cú đạp” và uốn mình nhào lộn cho thấy bé đang phát triển và sự hoạt động hăng hái của bé có thể làm bạn khó ngủ

Sự thay đổi của người mẹ

Trông bạn rạng rỡ hơn với những thay đổi tích cực về ngoài hình: tóc bạn trở nên dày và óng mượt hơn; làn da của bạn cũng bóng bẩy và mượt láng hơn. Ngực của bạn sẽ phát triển đáng kể. Tất cả tạo cho bạn một dáng vẻ đầy hấp dẫn của các bà bầu.

Ngực bạn cũng bắt đầu tiết ra sữa non nhưng bạn không nên tìm cách nặn chúng ra.

Tử cung lúc này đã mở rộng nhanh chóng, lấn chiếm dần ổ bụng, đỉnh của tử cung lúc này đã tiệm cận với rốn. Từ giờ trở đi, mỗi tuần tử cung sẽ mở rộng thêm 1cmk.

Bụng căng to lên sẽ khiến bạn gặp phải các cơn đau nhói ở bụng dưới nhưng không có gì đáng ngại cả. Đó chỉ là tình trạng căng cơ và dây chằng mà thôi.

Rất nhiều thai phụ lo lắng rằng họ sẽ không thể chịu đựng được những cơn đau trong quá trình chuyển dạ và lâm bồn. Một số phụ nữ nghĩ tới phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau tối đa. Nhưng thực ra điều này không phải là 1 ý tưởng hay vì chuyển dạ có kèm gây tê màng cứng có nhiều nguy cơ hơn là chuyển dạ thông thường và cảm giác đau sẽ quay trở lại sau sinh.

Bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tự nhiên để đối phó với những cơn co dạ con thay vì dùng thuốc. Sự tự tin và cố gắng sẽ giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và bớt lo âu hơn.

Việc bụng to quá nhanh trong giai đoạn này cũng dễ khiến bạn bị khó ngủ. Do đó, có thể bạn bắt đầu cảm thấy khó ngủ và  muốn tìm các tư thế thoải mái để nằm. Gợi ý giúp bạn: bạn hãy sử dụng một chiếc gối phù hợp kê dưới bụng và có thể cả ở dưới chân để giúp giấc ngủ được thoải mái hơn.

Giai đoạn này nên bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để bổ sung năng lượng thiếu hụt do bị mất ngủ gây ra và chuẩn bị cho thời kỳ phát triển tối đa của bé sắp tới.

Đặc biệt là khi bạn bị chứng ợ nóng hay đầy bụng, khó tiêu. Một số khác lại khó ngủ do cảm giác đói và họ chỉ có thể ngủ lại sau khi “đánh chén” một bữa ăn thịnh soạn lúc nửa đêm. Số khác lại khó ngủ vì tắc mũi.

Các khớp xương và dây chằng trong cơ thể bạn đã giãn ra nên bạn rất dễ bị đau lưng hay nhức mỏi toàn thân. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo những bài tập thể dục nhẹ dành cho bà bầu để giảm đau lưng.

Lời khuyên hữu ích

Hãy xoa bóp các dây chằng, dùng miếng dán nóng hay chai nước nóng, miếng vải ấm để chườm ở chỗ bị đau. Nếu cảm giác đau vẫn còn hoặc lan sang lưng thì tốt nhất nên tới gặp bác sĩ.

Những điều cần lưu tâm

Hãy ăn nhiều chuối! Chúng là nguồn vitamin B tuyệt vời, rất quan trọng đối với hệ thần kinh của thai nhi. Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn ăn nhiều rau quả hơn trong bữa ăn.

Đọc truyện hoặc hát cho bé nghe. Đây là cách tuyệt vời để tạo sự liên hệ giữa cha và con, mẹ và con.

Mang đa thai có gì khác?

Tại sao nên ăn trứng chín kỹ khi mang thai?

Những lo lắng thường gặp

Tôi bị hen và cần phải dùng ống xịt hen mọi lúc mọi nơi. Thuốc xịt hen có an toàn với bà bầu? Có khoảng 5% thai phụ bị hen. Tình trạng bệnh của 1/3 trong số này được cải thiện khi có thai, 1/3 thì không thấy có gì thay đổi và 1/3 còn lại thì tình trạng tồi tệ thêm. Dùng ống xịt chắc chắn sẽ an toàn hơn là khi không thể kiểm soát cơn hen.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Đây là thời điểm bạn bắt đầu nghĩ đến việc sinh bé. Sinh con là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất, làm thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn sẽ muốn dành thời gian suy nghĩ về những hi vọng và mong ước trong ngày đặc biệt ấy.

Hãy bắt đầu viết nhật ký về những suy nghĩ và kế hoạch sinh con của mình. Nhật ký này sẽ giúp bạn quyết định làm những việc gì trước và có định hướng rõ ràng. Lập một kế hoạch sinh con có thể giúp bạn biết rõ bạn yêu cầu gì từ những người hỗ trợ bạn trong quá trình sinh.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Bạn cần nhớ rằng điều quan trọng là bản thân bạn phải ăn đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt. Ăn càng nhiều thức ăn có chứa chất sắt càng tốt, vì nó sinh ra nhiều hồng cầu cho bé. Đồng thời, chất sắt còn giúp bé chống lại bệnh thiếu máu, thiếu cân hay sinh non. Khi mang thai, bạn cần phải được cung cấp từ 27 đến 30mg chất sắt hàng ngày. Ngoài ra, chất sắt cũng rất quan trọng với mẹ để cung cấp máu cho thai nhi.

Những món ăn có chứa nhiều chất sắt là:

Thịt nạc có màu đỏ.

Thịt heo.

Đậu sấy khô.

Cải bó xôi.

Trái cây sấy khô.

Lúa mì.

Bột yến mạch.

Ngũ cốc có chứa chất sắt.

Dành cho ba của bé

Có thể bạn và vợ bạn đã sẵn sàng hoặc chưa sẵn sàng trang trí phòng cho bé. Dù có biết giới tính của bé hay không thì đây chính là thời điểm thích hợp để các ông bố bắt đầu chuẩn bị. Làm thế nào bạn có thể giúp vợ mình đây?

Hãy sơn phòng cho bé.

Đặt giường cũi/ xe đẩy gần nhau.

Mua sắm vài vật dụng riêng cho bé.

Lau sạch tủ hay những nơi dùng để cất đồ cho bé, làm cho các bà mẹ không cảm thấy đồ đạc lung tung.

Điều quan trọng là các ông bố cần phải giúp vợ mình bất cứ khi nào có thể.

Tổng hợp

Thai nhi 20 tuần tuổi: Thông tin cần thiết cho mẹ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment