Friday, November 8, 2019

Thông tin cần biết cho mẹ: Thai nhi 8 tuần tuổi

Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,25cm), các chi đã rõ ràng, hàm ếch và răng đang hình thành, tai tiếp tục phát triển, làn da thì vô cùng mỏng mảnh, có thể nhìn rõ các mạch máu ở phía dưới.

Sự phát triển của bé yêu

  • Về lý thuyết, baby của bạn vẫn còn là một bào thai bởi vì chiếc đuôi nhỏ xuất hiện trong những tuần đầu tiên chưa rụng. Nhưng chiếc đuôi đó đang ngày càng nhỏ đi so với sự lớn lên của cơ thể.
  • Lúc này phôi thai đã trở thành một bào thai. Với các cơ quan nội tạng chủ yếu đã phát triển dù còn sơ khai và chưa nằm ở các vị trí chính xác.
  • Tim và não đã khá hoàn hảo, nếp gấp mí mắt đang hình thành, chóp mũi đã xuất hiện và cánh tay đã bắt đầu có cùi trỏ và nếp gấp để gập lại.
  • Các ngón tay và ngón chân trông đã rõ ràng và dính với nhau bởi màng da. Tay, chân phát triển dài hơn và có vai, cùi chỏ, đùi và đầu gối. Bé đã bắt đầu cử động trong bụng mẹ nhưng do bé nhỏ quá nên người mẹ chưa thể nhận ra điều này.
  • Chiều dài của bé là 2,5 cm

Thai nhi tuần thứ 8
Thai nhi tuần thứ 8
Những thay đổi của người mẹ

  • Trông bạn vẫn chưa ra dáng bà bầu và thậm chí có người còn chưa hề có cảm giác gì nhưng tử cung thì đang lớn không ngừng để đáp ứng sự phát triển của thai nhi.
  • Trong giai đoạn đầu mang thai, nhiều chị em trở nên nhạy cảm, dễ khóc do sự tăng tiết của các hormon và nỗi lo lắng bản năng. Hãy cố gắng thư giãn và dành càng nhiều thời gian nghỉ ngơi càng tốt. Không chỉ cảm xúc lên xuống thất thường khi bầu bí mà sau sinh, đôi khi bạn sẽ thấy mình thật yếu đuối.
  • Ở giai đoạn này cũng dễ bị sẩy thai nhất với dấu hiệu dễ nhận biết nhất là ra máu nơi vùng kín và bạn không phải là trường hợp duy nhất. Rất nhiều người bị sẩy thai như vậy mà không hề biết.
  • Các hormones của bào thai có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể bạn và bạn sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén, do cơ thể phản ứng với những thay đổi này. Tử cung của bạn bây giờ có kích thước bằng một quả cam và đôi khi bạn có cảm giác bị thốn.
  • Lúc này bạn đã có thể đi khám bác sỹ để kiểm tra tổng thể lần đầu tiên và tiến hành siêu âm, lần kiểm tra này bác sỹ sẽ kiểm tra xem thai đã đi vào tử cung và ổn định chưa. Bạn cũng có thể biết được tim thai của bé có đều hay không. Nếu bạn thấy có bất cứ vấn đề gì thắc mắc hoặc cần hỏi về triệu chứng ốm nghén thì nên nói chuyện ngay với bác sỹ ở lần khám này cho yên tâm.

Lời khuyên hữu ích

  • Việc từ bỏ đồ uống yêu thích như đồ uống có ga quả là vô cùng khó khăn đối với nhiều chị em nhưng hãy tự nhủ, nó sẽ gây hại cho bé yêu để chuyển sang các loại nước uống khác bổ dưỡng như nước dừa, nước chanh.
  • Mặc dù bạn vô cùng yêu quý động vật, chó, mèo… thì cũng nên để chúng tránh xa bạn và đặc biệt là không nên tiếp xúc, nếu không, bạn có nguy cơ nhiễm các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho em bé. Tránh làm vườn và động vào đất, các ký sinh trùng cũng phát triển mạnh trong lòng đất.
  • Và nếu bạn định đi ra ngoài ngoại thành để hít thở không khí trong lành dịp cuối tuần thì cũng tránh động vào động vật, đất… Nếu thấy bất kỳ tác động nào, cần hỏi bác sỹ để kiểm tra ngay lập tức.

Phát hiện đa thai

Đây là thời điểm cho biết chính xác bạn đang mang thai đơn hay đa thai. Khả năng này sẽ rất cao nếu gia đình bạn từng có người sinh đôi hay bạn đang dùng các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Những điều cần lưu tâm

  • Áp dụng các cách giảm nghén.
  • Uống trà thảo dược thay cho cà phê?
  • Chăm sóc da khi mang thai.
  • Stress có gây hại cho trẻ?

Những lo lắng thường gặp

  • Nhiều bà mẹ lúc này bắt đầu nghĩ tới việc đặt tên cho con.
  • Nếu vẫn cảm thấy không khỏe để có thể ăn uống nhiều hơn, hãy thử uống nhiều nước quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể của bạn và cho thay nhi. Nếu thời tiết nóng ẩm, hãy tăng cường uống thêm nước để tránh tình trạng khử nước. Có rất nhiều lựa chọn cho bà bầu: sữa lắc, sữa kem, nước dừa, nước chanh tươi... đều rất bổ dưỡng.
  • Đảm bảo nước bạn uống là sạch hoàn toàn bằng cách mang nước theo người khi đi ra ngoài. Nếu phải mua thì nên chọn các thương hiệu có uy tín, kiểm tra kỹ hạn sử dụng và thành phần.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Bạn có thể đi khám trước khi sinh lần đầu, hay có thể chờ một vài tuần nữa. (Khám trước khi sinh lần đầu tiên thường vào tuần 8 đến 12 từ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn). Nếu bạn chưa đi khám sức khỏe trước khi có thai thì lần khám này có thể là một trong những kỳ khám lâu nhất của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi về những vấn đề sức khỏe trước đây của bạn bao gồm:

  • Những vấn đề về y tế
  • Ngày của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng
  • Các phương pháp kế hoạch hóa
  • Việc phá thai và/ hoặc sẩy thai
  • Nhập viện
  • Thuốc bạn dùng hay bị dị ứng
  • Bệnh sử của gia đình bạn

Bạn cũng có thể được yêu cầu:

  • Kiểm tra sức khỏe với một thử nghiệm sinh thiết cổ tử cung, cấy mô cổ tử cung và siêu âm
  • Hỏi về bất kỳ vấn đề nào bạn quan tâm

5. Để thai kỳ thoải mái hơn

Trong khi có mang một số phụ nữ bị da dầu và mụn trứng cá. Nếu bạn mua thuốc không cần kê toa để điều trị, bạn nhất thiết phải biết thành phần thuốc. Nếu thắc mắc về tính an toàn của một loại thuốc nào đó trong khi có thai, tốt nhất hãy tham vấn ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

6. Dành cho ba của bé

Nếu nuôi thú cưng, có lẽ bạn phải đảm nhiệm việc chăm sóc chúng khi vợ bạn có thai. Phụ nữ mang thai cần thận trọng với việc thay hộp vệ sinh cho mèo vì có nguy cơ tiếp xúc với bệnh ký sinh trùng toxoplasmosis. Bạn cũng có thể giúp vợ bằng cách mua hoặc chuẩn bị đồ ăn cho chó và mèo.

Thông tin cần biết cho mẹ: Thai nhi 8 tuần tuổi Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment