Có thể nói, Hưng Yên không được nhiều thế mạnh về danh thắng, cảnh quan, song chính con người nơi đây, qua bao đời ghi - giữ lịch sử, đã để lại cho hậu thế biết bao giá trị nhân văn đẹp đẽ.
Trong xu thế dòng chảy của Du lịch hiện đại, vùng đất “tiểu Tràng An” xưa vẫn giữ cho mình một chỗ đứng riêng trong nhịp thăng trầm cổ kính, chẳng ồn ào phô trương nhưng vẫn tấp nập dòng người đến tham quan, vãn cảnh. Chính đặc trưng đó đã giúp Hưng Yên trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn, đậm đà bản sắc ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Gác trống chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm)
Về Hưng Yên bất kỳ thời điểm nào trong năm, ta cũng có thể bắt gặp được không khí hân hoan của những lễ hội truyền thống gắn liền với các di tích. Đó chính là nét đặc sắc riêng trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây. Ở Hưng Yên, mỗi một công trình tôn giáo, tín ngưỡng cổ kính ẩn chứa trong đó một câu chuyện riêng đầy ly kỳ, triết lý; Mỗi một lễ hội lại mang một màu sắc, ý nghĩa riêng, đã tạo nên không gian văn hóa vừa đa dạng hình thức song cũng vô cùng đậm đà bản sắc.
Văn miếu Xích Đằng (Thành phố Hưng Yên)
Vì đặc điểm địa lý – Hưng Yên không có được nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ như những nơi khác. Nhưng ngược lại, chẳng mấy địa danh nào sở hữu được số lượng công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cùng những phong tục truyền thống, vừa nổi bật về giá trị lịch sử, lại vừa đặc sắc về giá trị văn hóa như ở Hưng Yên.
Tiêu biểu như Khu di tích Phố Hiến với 16 công trình văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; Đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân; Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Cây đa và Đền La Tiến; Đền Phù Ủng; Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch thờ Thánh Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung; Khu lưu niệmTổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; Chùa Thái Lạc; Đền Ghênh; Quần thể di tích làng Nôm với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, ngôi chùa cổ kính rêu phong… cùng hàng loạt các điểm du lịch cộng đồng và làng nghề truyền thống khác.
Đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu)
Trong nhiều năm trở lại đây, rất đông du khách đã lựa chọn đường thủy với kênh dẫn là sông Hồng để trải nghiệm du lịch Hưng Yên theo một cách thư thái hơn. Từ bến Chương Dương (Hà Nội), xuôi con nước đỏ nặng phù xa, du thuyền sẽ đưa du khách dạo chơi vãn cảnh làng quê ven sông. Không gian lắng đọng cùng những hình ảnh giản dị, thân thuộc dễ khiến ta như thoát khỏi cuộc sống xô bồ, tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thanh tịnh. Có lẽ chính vì những trải nghiệm tuyệt vời đó, nên du lịch sông Hồng đang dần trở thành một xu hướng mới cho những chuyến đi của nhiều lữ khách.
Xuôi sông Hồng về phía Đông khoảng hơn 2 giờ đồng hồ, du khách sẽ ghé thăm cụm di tích đền Đa Hòa – Dạ Trạch. Đây là địa danh gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung mà người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe.
Đền Đa Hòa được xây dựng trên một khu đất cao, bằng phẳng hình chữ nhật. Mặt đền quay hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên – nơi mà công chúa Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử và hai người nên duyên vợ chồng. Đền được chia làm 3 khu với lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo… Ngoài kiến trúc độc đáo, đền Ða Hoà còn lưu giữ nhiều di vật quý hiếm, điển hình như: 3 cỗ ngai thờ bằng gỗ có niên đại vào cuối thế kỉ XVII và XVIII. Đây được coi là những cỗ ngai cổ nhất còn tìm thấy ở nước ta hiện nay; Đôi lọ Bách thọ bằng gốm (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào được khắc trên thành lọ)… Đền Đa Hòa được Nhà nước xếp hạng di tích văn hoá quốc gia năm 1962.
Tiếp đến, du khách sẽ sang đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch), nơi gắn liền với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch. Tương truyền, tại vị trí Chử Đồng Tử và hai người vợ là công chúa Tiên Dung và Hồng Vân “hóa” về trời vào đêm 17/11 âm lịch, đã sụt xuống thành một đầm lớn, đầm Dạ Trạch (đầm được hình thành chỉ sau một đêm). Cho là thần linh ứng, người dân địa phương đã lập đền thờ 3 vị trong khu vực đầm Dạ Trạch và đặt tên là đền Dạ Trạch hay còn gọi là đền Hóa.
Những công trình cổ kính trong lòng Phố Hiến
Rời đền Đa Hòa – Dạ Trạch, tiếp tục xuôi thuyền về phía Đông khoảng 1 giờ đồng hồ nữa, du khách sẽ đến được thành phố Hưng Yên, nơi có quần thể di tích Phố Hiến với nhiều công trình kiến trúc cổ kính, giàu giá trị lịch sử.
Vào thế kỷ XVII, Phố Hiến đã nổi tiếng là nơi đô hội phồn hoa, chỉ đứng sau Thăng Long – Kẻ Chợ. Người đời vẫn truyền câu rằng: “Thứ nhất Kinh Kỳ. Thứ nhì Phố Hiến”, cũng chính bởi sự phồn hoa ấy. Khu di tích Phố Hiến ngày nay là thành quả kết tinh từ quá trình đô thị hóa của Phố Hiến cổ. Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo, kết tinh của nền kiến trúc thuần Việt với kiến trúc Trung Hoa và các nền kiến trúc phương Tây thế kỷ XVI-XVII. Khu di tích Phố Hiến bao gồm quần thể các đình, đền, chùa, miếu… trong đó có 16 công trình đã được được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Tiêu biểu cả về văn hóa và kiến trúc có thể kể đến như Văn Miếu, đền Mẫu, chùa Chuông, đền Trần, Đông Đô Quảng Hội, Thiên Hậu Thượng – Hạ Phố…
Di tích Cây đa và Đền La Tiến
Từ thành phố Hưng Yên, di chuyển đường bộ sang cụm Di tích địa điểm cây đa và đền La Tiến (xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ). Cây đa La Tiến tọa lạc bên bến sông Luộc, kế bên đài bia tưởng niệm sừng sững in trên nền trời xanh. Đây là nơi ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, nơi này vừa là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng vừa là địa điểm du lịch tâm linh.
Cầu đá làng Nôm
Tiếp tục cuộc hành trình, từ Phù Cừ hướng về trung tâm huyện Văn Lâm khoảng 40km, du khách có thể dừng chân tại quần thể di tích làng Nôm – một trong những ngôi làng cổ nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính của làng quê Việt với hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình, ngôi chùa trầm mặc nhuốm màu thời gian”… Ngay khi đặt chân qua cổng làng, du khách sẽ thấy như được trở về làng quê thời xưa cũ. Hệ thống đường làng, ngõ xóm xây bằng gạch đỏ; những nếp nhà cũ, mái đình cổ kính rêu phong; ngôi chùa (chùa Nôm) với hơn 100 pho tượng đất sét huyền bí; hệ thống nhà từ đường các dòng họ hay chiếc cầu đá 9 nhịp đầu rồng bên dòng sông Nguyệt Đức… dù đã về một lần hay nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác thật gần gũi và quen thuộc. Nếu may mắn thăm làng Nôm vào các ngày 1, 4, 6, 9 (âm lịch) du khách có thể sẽ bắt gặp phiên chợ Nôm – không gian chợ truyền thống đặc trưng của làng quê Bắc Bộ…
Có thể nói, Hưng Yên không được nhiều thế mạnh về danh thắng, cảnh quan, song chính con người nơi đây, qua bao đời ghi – giữ lịch sử, đã để lại cho hậu thế biết bao giá trị nhân văn đẹp đẽ. Vậy nên, du lịch Hưng Yên không chỉ là nơi dừng lại để tham quan, vãn cảnh hay tham gia hội hè, mà còn là địa danh để mỗi chúng ta tìm về những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lịch sử sâu sắc, khơi dậy hơn nữa lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam.
Trong xu thế dòng chảy của Du lịch hiện đại, vùng đất “tiểu Tràng An” xưa vẫn giữ cho mình một chỗ đứng riêng trong nhịp thăng trầm cổ kính, chẳng ồn ào phô trương nhưng vẫn tấp nập dòng người đến tham quan, vãn cảnh. Chính đặc trưng đó đã giúp Hưng Yên trở thành một trong những điểm du lịch văn hóa truyền thống hấp dẫn, đậm đà bản sắc ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Gác trống chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm)
Về Hưng Yên bất kỳ thời điểm nào trong năm, ta cũng có thể bắt gặp được không khí hân hoan của những lễ hội truyền thống gắn liền với các di tích. Đó chính là nét đặc sắc riêng trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây. Ở Hưng Yên, mỗi một công trình tôn giáo, tín ngưỡng cổ kính ẩn chứa trong đó một câu chuyện riêng đầy ly kỳ, triết lý; Mỗi một lễ hội lại mang một màu sắc, ý nghĩa riêng, đã tạo nên không gian văn hóa vừa đa dạng hình thức song cũng vô cùng đậm đà bản sắc.
Văn miếu Xích Đằng (Thành phố Hưng Yên)
Vì đặc điểm địa lý – Hưng Yên không có được nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ như những nơi khác. Nhưng ngược lại, chẳng mấy địa danh nào sở hữu được số lượng công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cùng những phong tục truyền thống, vừa nổi bật về giá trị lịch sử, lại vừa đặc sắc về giá trị văn hóa như ở Hưng Yên.
Tiêu biểu như Khu di tích Phố Hiến với 16 công trình văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; Đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân; Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Cây đa và Đền La Tiến; Đền Phù Ủng; Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch thờ Thánh Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung; Khu lưu niệmTổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; Chùa Thái Lạc; Đền Ghênh; Quần thể di tích làng Nôm với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình, ngôi chùa cổ kính rêu phong… cùng hàng loạt các điểm du lịch cộng đồng và làng nghề truyền thống khác.
Đền Đa Hòa (xã Bình Minh, huyện Khoái Châu)
Trong nhiều năm trở lại đây, rất đông du khách đã lựa chọn đường thủy với kênh dẫn là sông Hồng để trải nghiệm du lịch Hưng Yên theo một cách thư thái hơn. Từ bến Chương Dương (Hà Nội), xuôi con nước đỏ nặng phù xa, du thuyền sẽ đưa du khách dạo chơi vãn cảnh làng quê ven sông. Không gian lắng đọng cùng những hình ảnh giản dị, thân thuộc dễ khiến ta như thoát khỏi cuộc sống xô bồ, tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thanh tịnh. Có lẽ chính vì những trải nghiệm tuyệt vời đó, nên du lịch sông Hồng đang dần trở thành một xu hướng mới cho những chuyến đi của nhiều lữ khách.
Xuôi sông Hồng về phía Đông khoảng hơn 2 giờ đồng hồ, du khách sẽ ghé thăm cụm di tích đền Đa Hòa – Dạ Trạch. Đây là địa danh gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung mà người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe.
Đền Đa Hòa được xây dựng trên một khu đất cao, bằng phẳng hình chữ nhật. Mặt đền quay hướng chính Tây, nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên – nơi mà công chúa Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử và hai người nên duyên vợ chồng. Đền được chia làm 3 khu với lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo… Ngoài kiến trúc độc đáo, đền Ða Hoà còn lưu giữ nhiều di vật quý hiếm, điển hình như: 3 cỗ ngai thờ bằng gỗ có niên đại vào cuối thế kỉ XVII và XVIII. Đây được coi là những cỗ ngai cổ nhất còn tìm thấy ở nước ta hiện nay; Đôi lọ Bách thọ bằng gốm (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào được khắc trên thành lọ)… Đền Đa Hòa được Nhà nước xếp hạng di tích văn hoá quốc gia năm 1962.
Tiếp đến, du khách sẽ sang đền Dạ Trạch (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch), nơi gắn liền với truyền thuyết về đầm Dạ Trạch. Tương truyền, tại vị trí Chử Đồng Tử và hai người vợ là công chúa Tiên Dung và Hồng Vân “hóa” về trời vào đêm 17/11 âm lịch, đã sụt xuống thành một đầm lớn, đầm Dạ Trạch (đầm được hình thành chỉ sau một đêm). Cho là thần linh ứng, người dân địa phương đã lập đền thờ 3 vị trong khu vực đầm Dạ Trạch và đặt tên là đền Dạ Trạch hay còn gọi là đền Hóa.
Những công trình cổ kính trong lòng Phố Hiến
Rời đền Đa Hòa – Dạ Trạch, tiếp tục xuôi thuyền về phía Đông khoảng 1 giờ đồng hồ nữa, du khách sẽ đến được thành phố Hưng Yên, nơi có quần thể di tích Phố Hiến với nhiều công trình kiến trúc cổ kính, giàu giá trị lịch sử.
Vào thế kỷ XVII, Phố Hiến đã nổi tiếng là nơi đô hội phồn hoa, chỉ đứng sau Thăng Long – Kẻ Chợ. Người đời vẫn truyền câu rằng: “Thứ nhất Kinh Kỳ. Thứ nhì Phố Hiến”, cũng chính bởi sự phồn hoa ấy. Khu di tích Phố Hiến ngày nay là thành quả kết tinh từ quá trình đô thị hóa của Phố Hiến cổ. Tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo, kết tinh của nền kiến trúc thuần Việt với kiến trúc Trung Hoa và các nền kiến trúc phương Tây thế kỷ XVI-XVII. Khu di tích Phố Hiến bao gồm quần thể các đình, đền, chùa, miếu… trong đó có 16 công trình đã được được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Tiêu biểu cả về văn hóa và kiến trúc có thể kể đến như Văn Miếu, đền Mẫu, chùa Chuông, đền Trần, Đông Đô Quảng Hội, Thiên Hậu Thượng – Hạ Phố…
Di tích Cây đa và Đền La Tiến
Từ thành phố Hưng Yên, di chuyển đường bộ sang cụm Di tích địa điểm cây đa và đền La Tiến (xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ). Cây đa La Tiến tọa lạc bên bến sông Luộc, kế bên đài bia tưởng niệm sừng sững in trên nền trời xanh. Đây là nơi ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, nơi này vừa là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng vừa là địa điểm du lịch tâm linh.
Cầu đá làng Nôm
Tiếp tục cuộc hành trình, từ Phù Cừ hướng về trung tâm huyện Văn Lâm khoảng 40km, du khách có thể dừng chân tại quần thể di tích làng Nôm – một trong những ngôi làng cổ nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ kính của làng quê Việt với hình ảnh “cây đa, bến nước, sân đình, ngôi chùa trầm mặc nhuốm màu thời gian”… Ngay khi đặt chân qua cổng làng, du khách sẽ thấy như được trở về làng quê thời xưa cũ. Hệ thống đường làng, ngõ xóm xây bằng gạch đỏ; những nếp nhà cũ, mái đình cổ kính rêu phong; ngôi chùa (chùa Nôm) với hơn 100 pho tượng đất sét huyền bí; hệ thống nhà từ đường các dòng họ hay chiếc cầu đá 9 nhịp đầu rồng bên dòng sông Nguyệt Đức… dù đã về một lần hay nhiều lần nhưng vẫn có cảm giác thật gần gũi và quen thuộc. Nếu may mắn thăm làng Nôm vào các ngày 1, 4, 6, 9 (âm lịch) du khách có thể sẽ bắt gặp phiên chợ Nôm – không gian chợ truyền thống đặc trưng của làng quê Bắc Bộ…
Có thể nói, Hưng Yên không được nhiều thế mạnh về danh thắng, cảnh quan, song chính con người nơi đây, qua bao đời ghi – giữ lịch sử, đã để lại cho hậu thế biết bao giá trị nhân văn đẹp đẽ. Vậy nên, du lịch Hưng Yên không chỉ là nơi dừng lại để tham quan, vãn cảnh hay tham gia hội hè, mà còn là địa danh để mỗi chúng ta tìm về những giá trị văn hóa truyền thống, giáo dục lịch sử sâu sắc, khơi dậy hơn nữa lòng tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam.
0 Comments:
Post a Comment