Tuesday, September 17, 2019

Chăm sóc da bé bị chàm

Con gái tôi 2 tuổi. Da cháu rất khô và có những mảng sẩn đỏ ở cổ, khuỷu tay. Cháu kêu ngứa và gãi thường xuyên. Tôi phải chăm sóc da cho bé thế nào?
Chăm sóc da bé bị chàm
Ảnh minh họa

Một số trẻ em có làn da quá khô và có xu hướng dẫn tới bị chàm dị ứng. Vấn đề rắc rối này là một bệnh viêm da dị ứng mạn tính càng ngày càng phổ biến ở trẻ em.

Các dấu hiện nhận biết khi da bé bị chàm: Khi chạm vào da bé thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

Để chăm sóc da bé, hạn chế các ảnh hưởng do bệnh chàm, cần chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc. Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh cào xước da khi bé gãi. Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen quá lâu (5 – 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm rửa tẩy không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé. Làm khô da bé bằng khăn cotton 100% một cách nhẹ nhàng, thấm khăn nhẹ trên da mà không lau quá mạnh. Làm ẩm da bé sau khi tắm bằng một loại kem dưỡng ẩm da thích hợp. Hãy sử dụng quấn áo trong bằng chất liệu cotton 100%, tránh dùng len và các vật liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Sử dụng chất giặt tẩy thích hợp và tránh sử dụng chất làm mềm vải.

BS. Thu Trà

Theo suckhoedoisong

Chăm sóc da bé bị chàm Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment