Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi, trẻ phát triển nhanh cả về thể lực và trí tuệ. Nhu cầu bảo đảm đủ chất, lượng trong những bữa ăn hàng ngày ở lứa tuổi này rất quan trọng. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, trẻ sẽ phát triển tốt, tạo đà cho sự tăng trưởng ở những giai đoạn tiếp theo.
+ 2 muỗng chất đạm băm nhuyễn (thịt, cá, tôm, cua, trứng, đậu hũ, …)
+ 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (cải thìa, cải cúc, rau dền, bí đỏ, cà rốt …)
+ 1 muỗng dầu ăn
+ Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén.
Nhớ cho trẻ ăn cả phần xác (phần cái) của thực phẩm thì mới tốt. Cần thay đổi món thường xuyên, đa dạng thực phẩm sẽ giúp trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng và không bị chán ăn. Thỉnh thoảng, cho trẻ thêm những bữa phụ với hũ yaourt, chén đậu hũ đường, bánh ngọt, trái cây mềm như chuối, đu đủ, bơ xay, nho…
Lên 2 tuổi, cơ thể trẻ hàng ngày cần đến 40 chất dinh dưỡng khác nhau, vì thế cũng giống như trẻ lên 1, cần cho trẻ ăn đa dạng, đổi món thường xuyên. Thức ăn hàng ngày của trẻ là 3 bữa ăn với cháo, cơm tán, bún, phở, mì, nui… với đủ 4 nhóm thực phẩm; 1 bữa phụ với hũ yaourt, chén đậu hũ đường, bánh ngọt, bánh flan, phô mai và trái cây… và có ít nhất 2 cữ sữa bột (khoảng 200-250ml mỗi cữ). Nếu trẻ vẫn còn chưa quen động tác nhai, mẹ vẫn phải xắt nhỏ, băm nhuyễn, nấu mềm thức ăn, chén cơm của trẻ nên nấu hơi nhão một chút hoặc dùng muỗng tán nhỏ ra. Trước bữa ăn chính khoảng 1,5-2 giờ mẹ không nên cho trẻ ăn lặt vặt để tránh không bị “ngang dạ”. Trẻ thỉnh thoảng có những lúc ăn ngon miệng, cũng có khi biếng ăn vài bữa nhưng nếu trẻ vẫn chơi vui vẻ thì không sao. Mẹ không nên ép trẻ quá làm trẻ dễ bị biếng ăn thật sự.
Đối với trẻ 3 tuổi, việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn, tức là trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính của gia đình. Mẹ chỉ cần lưu ý cho trẻ nhận đủ 4 nhóm thực phẩm trong các bữa ăn chính này. Bên cạnh đó, trẻ vẫn cần ít nhất 2 cữ sữa bột (khoảng 200-250ml mỗi cữ) để đạt được chiều cao tốt nhất và bổ sung thêm chất đạm và sinh tố, khoáng chất… cho các hoạt động của trẻ. Nếu trẻ tăng cân chậm, mẹ có thể lựa chọn các món nhiều năng lượng, cho trẻ dùng thường xuyên, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn vào chén canh rau của trẻ. Chọn loại sữa bột béo để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Nếu trẻ tăng cân nhanh, mẹ nên chú ý hơn đến những thức ăn dự trữ trong tủ lạnh, hạn chế trữ nhiều sô cô la, bánh kẹo, nước ngọt… Giảm ăn béo, ngọt và tăng lượng rau, củ, trái cây lên. Vẫn nên duy trì sữa để giúp trẻ tiếp tục phát triển chiều cao.
(Theo Sống vui khoẻ)
0 Comments:
Post a Comment