Lô hội là loại cây dễ trồng, còn có tên là nha đam, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ...
Một số ứng dụng của lô hội:
- Người bệnh tiểu đường: Dùng lá lô hội 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống.
- Đau đầu, chóng mặt: Dùng lô hội 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần.
- Ăn uống khó tiêu: Dùng lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.
- Viêm loét tá tràng: Dùng lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 - 3 lần uống.
- Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.
- Ho có đàm: Dùng lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống.
- Bị chàm: Dùng lá lô hội xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa lô hội thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.
- Táo bón: Dùng lá lô hội tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.
- Mụn nhọt: Dùng lá lô hội tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt.
- Bị mụn trứng cá: Dùng lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.
- Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá lô hội tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml.
* Những lưu ý: Lô hội có tác dụng tẩy mạnh, do vậy nên giảm, hoặc ngưng dùng nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đang bị đi ngoài phân lỏng, phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng.
(Theo Vũ Quốc Trung // Thanhnien Online)
0 Comments:
Post a Comment