Lúc này, bé di chuyển liên tục và không ngừng thay đổi tư thế dù bạn hoàn toàn không hề cảm nhận được.
Sự phát triển của trẻ
Sự thay đổi của người mẹ
Lời khuyên hữu ích
Những việc cần lưu tâm
Những lo lắng thường gặp
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn hơn 35 tuổi hay có bệnh sử gia đình di truyền, như xơ nang, có thể bạn nên tham vấn bác sĩ di truyền. Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh như thực hiện sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ tuần 9 đến 12 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và rối loạn di truyền (xơ nang) với độ chính xác cao (98-99%). Dù có khả năng nhận diện rối loạn cao nhưng xét nghiệm này không đo lường được mức độ nghiêm trọng của những rối loạn này.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Vào thời điểm này bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi. Điều này có thể do những thay đổi của hormone, do khó ngủ ban đêm, hay do phải đối phó với chứng buồn nôn vào buổi sáng. Không ngủ ngon vào ban đêm có thể do tư thế nằm không thoải mái hay do phải đi vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghỉ ngơi, có lẽ bạn nên thay đổi các vị trí nằm ngủ.
6. Dành cho ba của bé
Cố gắng tạo môi trường yên tĩnh, bình yên, thoải mái trong phòng ngủ. Bạn có thể dời góc làm việc và sách vở ra khỏi giường ngủ qua phòng khác. Bạn cũng có thể thay thế các bóng đèn sáng bằng các bóng mờ hơn.
Sự phát triển của trẻ
- Đến tuần thứ 9, thai nhi sẽ dài khoảng 22 – 30 milimet và nặng khoảng 4 gram, có kích cỡ tương đương một quả nho.
- Đầu em bé đang phát triển, to hơn hẳn so với cơ thể, đầu cong về phía ngực. Mắt của bé đã định hình nhưng mi mắt sẽ không mở cho tới khi bé được 27 tuần tuổi.
- Tim bé đã hoàn thành việc phân chia thành 4 ngăn, các van tim cũng dần định hình.
- Xương bé tiếp tục rắn hơn. Chiếc đuôi nhỏ bé xíu đã biến mất và có nhiều sự thay đổi đến mức mà baby của bạn giờ không còn là một phôi mầm nữa mà đã là 1 bào thai thực thụ.
- Đây cũng là thời điểm quan trọng khi mà các cơ quan nội tạng đang hình thành. Các bộ phận, cơ và dây thần kinh đã dần dần đi vào hoạt động. Do đó bé có thể hơi cử động nhẹ các chi. Ngón tay và ngón chân tiếp tục phát triển. Đầu ngón tay cũng phát triển các lớp màng đệm xúc giác.
- Lúc này, bé di chuyển liên tục và thay đổi tư thế liên tục dù bạn hoàn toàn không hề cảm nhận được. Cánh tay đã phát triển, các ngón tay giờ đã có thể gập lại và đặt phía trên ngực. Chân đang dài ra và bàn chân đã chạm vào phía trước cơ thể.
- Bộ phận sinh dục giờ đây đang phát triển thành buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tuy nhiên, vài sau vài tuần nữa, bác sĩ mới có thể xác định giới tính của bé qua siêu âm.
Thai nhi tuần thứ 9: Lúc này bé có kích cỡ tương đương một quả nho |
- Mặc dù bạn chưa tăng cân nhiều nhưng một số bộ phận trên cơ thể đang tăng lên không ngừng, chẳng hạn như hai bầu ngực. Ít nhận thấy nhất là lượng máu trong huyết mạch đang tăng lên nhưng cho đến thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, lượng máu toàn thân sẽ tăng 45 - 50% để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Hệ mạch tăng cường hoạt động có thể gây ra chứng giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ.
- Thời gian này bạn sẽ cảm thấy nóng bức. Đó là bởi vì tất cả các cơ quan trong cơ thể của bạn đang hoạt động hết công suất trong khi mang thai để hỗ trợ quá trình thai nhi phát triển. Trong đó, trái tim bạn cần hoạt động nhiều hơn để tăng cường lượng máu lưu thông.
- Việc lưu thông máu tăng lên làm bạn cảm thấy nóng hơn và khi thời tiết nóng bức, bạn sẽ thấy người khó chịu hơn người bình thường. Uống nhiều nước và mặc quần áo thoáng mát có thể sẽ giúp ích cho bạn trong những ngày nóng nực.
- Nếu bạn có kế hoạch đi nghỉ thì việc mang thai sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sự lựa chọn của bạn. Bạn phải lưu ý tới sự an toàn, đi bằng phương tiện gì và có cần tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi đi không.
- Nếu bị ốm nghén, bạn cũng có thể lo lắng hơn vì đi du lịch có thể làm cơ thể ốm mệt khi đi tới những vùng cao hơn mực nước biển hay nóng bức.
Lời khuyên hữu ích
- Nếu việc tự đi làm khiến bạn thêm mệt mỏi thì hãy nhờ chồng giúp đỡ. Chồng đưa đón sẽ giúp bạn đến cơ quan sớm hơn và kết thúc công việc đúng giờ, dành nhiều thời gian rảnh cho buổi tối để đi bộ và nghỉ ngơi.
- Những tuần đầu mới làm quen với việc thay đổi cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, stress… Đừng quá lo lắng và hãy biết thư giãn để cơ thể được thoải mái.
- Hãy chấp nhận rằng việc mang thai của mình là bình thường và sẽ đến lúc, bạn quen dần với những thay đổi chóng mặt của cơ thể. Dọn dẹp bớt công việc hàng ngày để dành thời gian thư giãn cho mình nhé.
Những việc cần lưu tâm
- Một tin tốt là bạn có thể nạp thêm mỗi ngày 300 calo để nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên, thật khó để biết là mình đã ăn đủ hay chưa, nhất là trong tình trạng ốm nghén. Đừng lo lắng, tình trạng ốm mệt sẽ nhanh chóng qua mau. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được uống bổ sung vitamin B6.
- Sự tăng tiết hormon relaxin cũng đồng nghĩa với việc phải thay đổi chế độ ăn để phòng ngừa chứng táo bón.
- Đây cũng là lúc bạn nên bổ sung thêm canxi. Nếu sữa làm bạn sợ thì hãy uống nước cam, ăn phô mai ít béo.
- Việc sử dụng các loại tinh dầu cho việc tắm rửa cũng như mát xa nên có sự lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
- Nếu bạn cảm thấy ốm hay mệt mỏi, bạn sẽ không hào hứng với các hoạt động xã hội. Vậy thì hãy nghỉ ngơi thật nhiều thay vì tham gia vào các buổi tiệc tùng, lễ hội.
Những lo lắng thường gặp
- Những công việc nội trợ và việc nhà hằng ngày có thể không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ví như nâng các vật nặng, như xách 1 xô nước, các túi thực phẩm hay di chuyển đồ đạc... đều rất nguy hiểm. Cúi người nhặt đồ đạc, giặt quần áo và lau sàn nhà đều có thể ảnh hưởng tới lưng. Một số công việc nhà khác có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà bầu là vệ sinh toilet, vẽ vời và trang trí.
- Bạn nên ngồi xổm thay vì cúi người.
- Tốt nhất là nên nhờ mọi người giúp đỡ bạn làm việc nhà.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn hơn 35 tuổi hay có bệnh sử gia đình di truyền, như xơ nang, có thể bạn nên tham vấn bác sĩ di truyền. Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh như thực hiện sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ tuần 9 đến 12 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và rối loạn di truyền (xơ nang) với độ chính xác cao (98-99%). Dù có khả năng nhận diện rối loạn cao nhưng xét nghiệm này không đo lường được mức độ nghiêm trọng của những rối loạn này.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Vào thời điểm này bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi. Điều này có thể do những thay đổi của hormone, do khó ngủ ban đêm, hay do phải đối phó với chứng buồn nôn vào buổi sáng. Không ngủ ngon vào ban đêm có thể do tư thế nằm không thoải mái hay do phải đi vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghỉ ngơi, có lẽ bạn nên thay đổi các vị trí nằm ngủ.
6. Dành cho ba của bé
Cố gắng tạo môi trường yên tĩnh, bình yên, thoải mái trong phòng ngủ. Bạn có thể dời góc làm việc và sách vở ra khỏi giường ngủ qua phòng khác. Bạn cũng có thể thay thế các bóng đèn sáng bằng các bóng mờ hơn.
0 Comments:
Post a Comment