Hoành Sơn Quan và danh thắng đèo Ngang
Đèo Ngang nằm ở ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và là một danh thắng vốn đã nổi tiếng từ xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng từ khi Thanh Quan nữ sĩ “Bước tới Đèo Ngang…” để lại bài thơ bất hủ mà đã nổi tiếng từ thời hoàng đế Lê Thánh Tông nam chinh đi qua đây để lại những vần thơ đề vịnh, sau đó còn có nhiều tao nhân mặc khách danh tiếng từ Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nễ, Bùi Dương Lịch, hoàng đế Thiệu Trị… đến Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quát, từ Lê Văn Huân, đến Xuân Thủy, Phạm Tiến Duật… tiếp tục ghi lại cảm xúc khi qua nơi này. Đèo Ngang không chỉ là nguồn cảm hứng của các thi nhân mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lời ca tiếng hát của quần chúng cần lao:
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, vắt qua dãy Hoành Sơn (núi Ngang), một chi núi của Trường Sơn Bắc mọc lấn ra tận biển Đông với điểm chót là mũi Đao, mũi Độc. Khối Hoành Sơn chiếm diện tích khoảng 1.500km2, có ngọn Ba Cốc cao tới 823m, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 400m và ở Đèo Ngang 256m. Hoành Sơn là biên giới tự nhiên Việt - Chiêm xưa, nay là địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời đó cũng là ranh giới khí hậu: Hà Tĩnh thuộc khí hậu bắc, mùa đông có gió mùa đông bắc mạnh còn mùa hè thì gió Lào nóng dữ dội. Lượng mưa ở Hoành Sơn rất lớn, 3000mm/năm và bão cũng rất nhiều. Trong khi đó, Quảng Bình chỉ cách hơn 10km đã mang rõ đặc điểm của khí hậu nam: gió đông bắc rất yếu.
Hoành Sơn Quan được xem như một chứng tích lịch sử đặc biệt, một điểm nhấn cho vẻ đẹp của dãy núi Hoành Sơn. Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Hoành Sơn Quan, tức cửa Hoành Sơn ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan, hai phía đào núi thành 1.000 bậc. Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn, nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình. Từ 150 năm trước, Cao Bá Quát đến tắm ở đây và đã ngâm mấy câu thơ (dịch):
Còn khe Đá Hạt (Hạt Thạch) thì đổ xuống sông Trí, chảy ra cửa khẩu.
Từ khi người Chămpa lập quốc vào thế kỷ thứ II, Hoành Sơn trở thành biên giới tự nhiên Việt - Chàm và Đèo Ngang là cửa quan hiểm yếu. Người Lâm Ấp lập đồn đắp lũy dọc theo đỉnh núi dài tới 30km từ Xuân Sơn (Kỳ Lạc) qua Thần Đầu đến Ngưu Sơn (Kỳ Nam bây giờ). Theo các sách xưa thì “lũy cổ Lâm Ấp” có thể do chúa Chiêm là Phạm Văn xây dựng vào khoảng những năm 345-357. Về sau, người Chàm, người Việt đều sửa chữa lại, đến nay vẫn còn nhiều đoạn thành đá cao.
Suốt trong một thời gian dài, người Lâm Ấp - Chiêm Thành thường ra cướp bóc, bắt người ở vùng Bắc Hoành Sơn. Năm 803, quân Hoàn vương tràn sang đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Ái Hoan (Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ). Đến năm 808, tướng nhà Đường là Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu mới đánh đuổi quân Hoàn vương lùi sâu vào vùng Nam - Ngãi bây giờ. Một thế kỷ sau, khoảng 907-910, người Chiêm Thành lại lấn sang chiếm đóng từ Đèo Ngang ra đến Nam Giới - Thành Sơn, đặt quan cai trị ngót 70 năm, cho đến năm 981, vua Lê Đại Hành mới đem quân vào giải phóng.
Tháng 8 năm Nhâm Thìn (992), vua Lê Đại Hành sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý (Quảng Bình bây giờ). Đó là đường quan lộ đầu tiên vượt Đèo Ngang. “Thành đá Lâm Ấp xây. Đường bộ Tử An mở” (thơ Bùi Dương Lịch). Mùa xuân năm Ất Sửu (1025), vua Lý Thái Tổ xuống chiếu lập trại Định Phiên ở nam giới Châu Hoan, cho Quản giáp Lý Thai Giai làm trại chủ (có thể trại này ở vào khoảng Nam Cẩm Xuyên hoặc Kỳ Anh ngày nay).
Dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, vùng Đèo Ngang thường náo động bởi các cuộc hành quân Nam chinh của vua quan Đại Việt và các cuộc đánh phá của người Chămpa. Đặc biệt, tháng giêng năm Ất Dậu (1285), trong cuộc xâm lược lần thứ ba, 50 vạn quân Nguyên - Mông do Đại vương Giảo Kỳ, Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Tang-gu-tai, Tham chính Khê-đê cầm đầu, từ Chiêm Thành ồ ạt tràn qua Đèo Ngang ra Nghệ An, đẩy lùi quân nhà Trần rồi tiến ra Thanh Hóa.
Trong hai cuộc nội chiến dưới triều Lê, Đèo Ngang vẫn là nơi hiểm yếu, lúc quân Mạc hoặc quân Lê, lúc quân Nguyễn hoặc quân Trịnh chiếm giữ. Từ tháng 5/1648 đến tháng 5/1655, nhà Trịnh lập đồn Hữu trấn dinh (trấn Nghệ An) ở Đèo Ngang, sai Đông Quận công Lê Hữu Đức và Vũ Lương lĩnh một vạn quân đóng giữ. Đợt thứ 5 cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài 4 năm (1655-1658), Đèo Ngang là nơi tranh chấp quyết liệt, có lúc trở thành chiến địa đẫm máu. Mãi đến năm 1661, Dương Quận công Đào Quang Nhiêu làm Trấn thủ Nghệ An đóng ở Dinh Cầu, trên Đèo Ngang có đồn binh án ngự bảo vệ trấn lỵ từ phía Nam.
Đời Tây Sơn, ở Đèo Ngang có đội quân của Đô đốc Dương Văn Tào đóng giữ. Triều Nguyễn vẫn đặt đồn phòng thủ kiểm soát người qua lại đường đèo. Năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng cho xây dựng cửa quan trên đỉnh đèo, gọi là “Hoành Sơn Quan”. Theo sách “Hà Tĩnh địa dư” thì cổng cao 10 thước (4m) hai bên có tường trụ dài 75 thước (30m). Nhưng sách “Đại Nam nhất thống chí” lại chép cửa quan xây dựng bằng đá dài 11 trượng 8 thước (47,2m), cao 5 thước (2m), khoảng giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng (300m), cao 4 thước (1,6m), về mặt tả mặt hữu và mặt hậu tường dài 12 trượng 2 thước (48,8m). Hiện nay chỉ còn lại cổng chính cao khoảng 4m, còn các bức tường đã bị sụp đổ. Đường thiên lý đi qua dưới cổng, hai phía ghép đá, phía ngoài vào 980 bậc, phía trong ra 900 bậc, nay đã bị cây cỏ, đất đá phủ lấp. Đường quốc lộ bây giờ đi vòng phía dưới, cách Hà Nội 423km. Năm Mậu Tuất, Minh Mạng thứ 19 (1838) đúc 9 đỉnh đồng lớn đặt ở nội thành Huế, hình tượng Hoành Sơn - Đèo Ngang được chọn khắc vào “Huyền đỉnh”. Năm Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần, có bài thơ khắc trên đá ca ngợi đỉnh Hoành Sơn Quan; có câu (dịch):
Ngót một thế kỷ thời cận hiện đại từ lúc thực dân Pháp xâm lược đất Hà Tĩnh (1885) cho đến hết thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975), vùng Đèo Ngang luôn luôn là “điểm nóng”, là phòng tuyến, là chiến địa của nhân dân ta.
(Thơ bà Thanh Quan)
Quả thật thiên nhiên ở đây là một kiệt tác của tạo hóa: Non nước Hoành Sơn cảnh trí tuyệt vời, hùng vĩ và thơ mộng. Lịch sử cũng để lại dấu ấn đậm nét trên mặt đất và trong ký ức con người.
Từ bên “phế lũy Lâm Ấp” một nghìn sáu trăm năm tuổi trên đỉnh núi nhìn xuống đám “xóm chài mái lá”, “ruộng lạc triều dâng” lúc vua Lê Thánh Tông qua đây vào thế kỷ XV, ta sẽ gặp những làng xóm đông vui, đồng lúa, đồng tôm hứa hẹn và cả một thị tứ Mũi Đao đang hình thành… Men theo những bậc đá rêu phong lên “Hoành Sơn Quan”, bỏ lại phía sau con đường nhựa vấn quanh núi, cùng con đường hầm hiện đại xuyên sơn 495m dài, ta đang ngược dòng thời gian, bước trên con đường bộ ông Ngô Tử An mở vào thế kỷ thứ X… Còn hai ngôi miếu thờ bà chúa Liễu ở hai phía chân đèo lại nhắc đến huyền thoại về vị Thánh Mẫu bất tử, lần đầu tiên giáng trần đã mở một quán hàng bên đường để thử thách nhân tâm, trừng trị kẻ bất lương, giúp đỡ người trung thực…
Hôm nay, những âm thanh của cuộc sống hiện đại vẫn hòa với âm hưởng nghìn xưa, tiếng bước chân đi mở đất, tiếng sắt thép của cuộc giao tranh, tiếng chim hót, thông reo, tiếng thi ca của mọi thời đại. Dừng chân nơi Hoành Sơn Quan, giữa núi non bao la hùng vĩ, với không gian thoáng đãng, làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Nơi đây thực sự là điểm dừng chân lý tưởng cho các du khách trên con đường thiên lý từ Bắc vào Nam.
Chỉ dẫn:
Từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Nam 70km là đến biển Đèo Con, đi tiếp 6km nữa là Đèo Ngang.
Điểm du lịch lân cận: Từ Đèo Ngang ngược về phía Bắc khoảng 25km theo quốc lộ 1A, rẽ phải về phía Đông 10km du khách đến với cảng Vũng Áng và thưởng thức món mực nháy nổi tiếng; quay về thị xã Kỳ Anh, theo hướng Đông 8km là đến đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.
Nguồn: Phạm Ái (dulichhatinh.com.vn)
Đèo Ngang nằm ở ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và là một danh thắng vốn đã nổi tiếng từ xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng từ khi Thanh Quan nữ sĩ “Bước tới Đèo Ngang…” để lại bài thơ bất hủ mà đã nổi tiếng từ thời hoàng đế Lê Thánh Tông nam chinh đi qua đây để lại những vần thơ đề vịnh, sau đó còn có nhiều tao nhân mặc khách danh tiếng từ Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nễ, Bùi Dương Lịch, hoàng đế Thiệu Trị… đến Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quát, từ Lê Văn Huân, đến Xuân Thủy, Phạm Tiến Duật… tiếp tục ghi lại cảm xúc khi qua nơi này. Đèo Ngang không chỉ là nguồn cảm hứng của các thi nhân mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lời ca tiếng hát của quần chúng cần lao:
“Trèo đèo hai mái chân vân
Lòng về Hà Tĩnh dạ ái ân Quảng Bình”
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, vắt qua dãy Hoành Sơn (núi Ngang), một chi núi của Trường Sơn Bắc mọc lấn ra tận biển Đông với điểm chót là mũi Đao, mũi Độc. Khối Hoành Sơn chiếm diện tích khoảng 1.500km2, có ngọn Ba Cốc cao tới 823m, nhưng chiều cao trung bình chỉ khoảng 400m và ở Đèo Ngang 256m. Hoành Sơn là biên giới tự nhiên Việt - Chiêm xưa, nay là địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời đó cũng là ranh giới khí hậu: Hà Tĩnh thuộc khí hậu bắc, mùa đông có gió mùa đông bắc mạnh còn mùa hè thì gió Lào nóng dữ dội. Lượng mưa ở Hoành Sơn rất lớn, 3000mm/năm và bão cũng rất nhiều. Trong khi đó, Quảng Bình chỉ cách hơn 10km đã mang rõ đặc điểm của khí hậu nam: gió đông bắc rất yếu.
Hoành Sơn Quan được xem như một chứng tích lịch sử đặc biệt, một điểm nhấn cho vẻ đẹp của dãy núi Hoành Sơn. Trên đỉnh đèo Ngang hiện còn “Cổng Trời” di tích của cửa ải Hoành Sơn Quan bằng gạch đá được xây vào năm 1833, thời vua Minh Mạng để kiểm soát việc qua đèo. Hoành Sơn Quan, tức cửa Hoành Sơn ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan, hai phía đào núi thành 1.000 bậc. Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không nguyên vẹn, nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.
Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía nam vào đất Quảng Bình. Từ 150 năm trước, Cao Bá Quát đến tắm ở đây và đã ngâm mấy câu thơ (dịch):
“Sáng lên đứng Hoành Sơn,
Chiều xuống tắm Bàn Thạch,
Nhặt đá cầm trong tay,
Non sông chưa đầy vốc”.
Còn khe Đá Hạt (Hạt Thạch) thì đổ xuống sông Trí, chảy ra cửa khẩu.
Từ khi người Chămpa lập quốc vào thế kỷ thứ II, Hoành Sơn trở thành biên giới tự nhiên Việt - Chàm và Đèo Ngang là cửa quan hiểm yếu. Người Lâm Ấp lập đồn đắp lũy dọc theo đỉnh núi dài tới 30km từ Xuân Sơn (Kỳ Lạc) qua Thần Đầu đến Ngưu Sơn (Kỳ Nam bây giờ). Theo các sách xưa thì “lũy cổ Lâm Ấp” có thể do chúa Chiêm là Phạm Văn xây dựng vào khoảng những năm 345-357. Về sau, người Chàm, người Việt đều sửa chữa lại, đến nay vẫn còn nhiều đoạn thành đá cao.
Suốt trong một thời gian dài, người Lâm Ấp - Chiêm Thành thường ra cướp bóc, bắt người ở vùng Bắc Hoành Sơn. Năm 803, quân Hoàn vương tràn sang đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Ái Hoan (Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ). Đến năm 808, tướng nhà Đường là Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu mới đánh đuổi quân Hoàn vương lùi sâu vào vùng Nam - Ngãi bây giờ. Một thế kỷ sau, khoảng 907-910, người Chiêm Thành lại lấn sang chiếm đóng từ Đèo Ngang ra đến Nam Giới - Thành Sơn, đặt quan cai trị ngót 70 năm, cho đến năm 981, vua Lê Đại Hành mới đem quân vào giải phóng.
Tháng 8 năm Nhâm Thìn (992), vua Lê Đại Hành sai Phụ quốc Ngô Tử An đem ba vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý (Quảng Bình bây giờ). Đó là đường quan lộ đầu tiên vượt Đèo Ngang. “Thành đá Lâm Ấp xây. Đường bộ Tử An mở” (thơ Bùi Dương Lịch). Mùa xuân năm Ất Sửu (1025), vua Lý Thái Tổ xuống chiếu lập trại Định Phiên ở nam giới Châu Hoan, cho Quản giáp Lý Thai Giai làm trại chủ (có thể trại này ở vào khoảng Nam Cẩm Xuyên hoặc Kỳ Anh ngày nay).
Dưới các triều đại Lý, Trần, Hồ, vùng Đèo Ngang thường náo động bởi các cuộc hành quân Nam chinh của vua quan Đại Việt và các cuộc đánh phá của người Chămpa. Đặc biệt, tháng giêng năm Ất Dậu (1285), trong cuộc xâm lược lần thứ ba, 50 vạn quân Nguyên - Mông do Đại vương Giảo Kỳ, Hữu thừa Toa Đô, Tả thừa Tang-gu-tai, Tham chính Khê-đê cầm đầu, từ Chiêm Thành ồ ạt tràn qua Đèo Ngang ra Nghệ An, đẩy lùi quân nhà Trần rồi tiến ra Thanh Hóa.
Trong hai cuộc nội chiến dưới triều Lê, Đèo Ngang vẫn là nơi hiểm yếu, lúc quân Mạc hoặc quân Lê, lúc quân Nguyễn hoặc quân Trịnh chiếm giữ. Từ tháng 5/1648 đến tháng 5/1655, nhà Trịnh lập đồn Hữu trấn dinh (trấn Nghệ An) ở Đèo Ngang, sai Đông Quận công Lê Hữu Đức và Vũ Lương lĩnh một vạn quân đóng giữ. Đợt thứ 5 cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài 4 năm (1655-1658), Đèo Ngang là nơi tranh chấp quyết liệt, có lúc trở thành chiến địa đẫm máu. Mãi đến năm 1661, Dương Quận công Đào Quang Nhiêu làm Trấn thủ Nghệ An đóng ở Dinh Cầu, trên Đèo Ngang có đồn binh án ngự bảo vệ trấn lỵ từ phía Nam.
Đời Tây Sơn, ở Đèo Ngang có đội quân của Đô đốc Dương Văn Tào đóng giữ. Triều Nguyễn vẫn đặt đồn phòng thủ kiểm soát người qua lại đường đèo. Năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng cho xây dựng cửa quan trên đỉnh đèo, gọi là “Hoành Sơn Quan”. Theo sách “Hà Tĩnh địa dư” thì cổng cao 10 thước (4m) hai bên có tường trụ dài 75 thước (30m). Nhưng sách “Đại Nam nhất thống chí” lại chép cửa quan xây dựng bằng đá dài 11 trượng 8 thước (47,2m), cao 5 thước (2m), khoảng giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng (300m), cao 4 thước (1,6m), về mặt tả mặt hữu và mặt hậu tường dài 12 trượng 2 thước (48,8m). Hiện nay chỉ còn lại cổng chính cao khoảng 4m, còn các bức tường đã bị sụp đổ. Đường thiên lý đi qua dưới cổng, hai phía ghép đá, phía ngoài vào 980 bậc, phía trong ra 900 bậc, nay đã bị cây cỏ, đất đá phủ lấp. Đường quốc lộ bây giờ đi vòng phía dưới, cách Hà Nội 423km. Năm Mậu Tuất, Minh Mạng thứ 19 (1838) đúc 9 đỉnh đồng lớn đặt ở nội thành Huế, hình tượng Hoành Sơn - Đèo Ngang được chọn khắc vào “Huyền đỉnh”. Năm Nhâm Dần, Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần, có bài thơ khắc trên đá ca ngợi đỉnh Hoành Sơn Quan; có câu (dịch):
“Gìn nam giữ bắc chia nghiêm cửa
Suốt cổ về kim chốt chặt đàng”.
Ngót một thế kỷ thời cận hiện đại từ lúc thực dân Pháp xâm lược đất Hà Tĩnh (1885) cho đến hết thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975), vùng Đèo Ngang luôn luôn là “điểm nóng”, là phòng tuyến, là chiến địa của nhân dân ta.
...“Dừng chân đứng lại: Trời, non, nước”
(Thơ bà Thanh Quan)
Quả thật thiên nhiên ở đây là một kiệt tác của tạo hóa: Non nước Hoành Sơn cảnh trí tuyệt vời, hùng vĩ và thơ mộng. Lịch sử cũng để lại dấu ấn đậm nét trên mặt đất và trong ký ức con người.
Từ bên “phế lũy Lâm Ấp” một nghìn sáu trăm năm tuổi trên đỉnh núi nhìn xuống đám “xóm chài mái lá”, “ruộng lạc triều dâng” lúc vua Lê Thánh Tông qua đây vào thế kỷ XV, ta sẽ gặp những làng xóm đông vui, đồng lúa, đồng tôm hứa hẹn và cả một thị tứ Mũi Đao đang hình thành… Men theo những bậc đá rêu phong lên “Hoành Sơn Quan”, bỏ lại phía sau con đường nhựa vấn quanh núi, cùng con đường hầm hiện đại xuyên sơn 495m dài, ta đang ngược dòng thời gian, bước trên con đường bộ ông Ngô Tử An mở vào thế kỷ thứ X… Còn hai ngôi miếu thờ bà chúa Liễu ở hai phía chân đèo lại nhắc đến huyền thoại về vị Thánh Mẫu bất tử, lần đầu tiên giáng trần đã mở một quán hàng bên đường để thử thách nhân tâm, trừng trị kẻ bất lương, giúp đỡ người trung thực…
Hôm nay, những âm thanh của cuộc sống hiện đại vẫn hòa với âm hưởng nghìn xưa, tiếng bước chân đi mở đất, tiếng sắt thép của cuộc giao tranh, tiếng chim hót, thông reo, tiếng thi ca của mọi thời đại. Dừng chân nơi Hoành Sơn Quan, giữa núi non bao la hùng vĩ, với không gian thoáng đãng, làm cho lòng người dạt dào cảm xúc. Nơi đây thực sự là điểm dừng chân lý tưởng cho các du khách trên con đường thiên lý từ Bắc vào Nam.
Chỉ dẫn:
Từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Nam 70km là đến biển Đèo Con, đi tiếp 6km nữa là Đèo Ngang.
Điểm du lịch lân cận: Từ Đèo Ngang ngược về phía Bắc khoảng 25km theo quốc lộ 1A, rẽ phải về phía Đông 10km du khách đến với cảng Vũng Áng và thưởng thức món mực nháy nổi tiếng; quay về thị xã Kỳ Anh, theo hướng Đông 8km là đến đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.
Nguồn: Phạm Ái (dulichhatinh.com.vn)
0 Comments:
Post a Comment