Đừng lo lắng nếu bạn thuộc diện có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thật ra, bạn chỉ cần thay đổi một trong những nhân tố nguy cơ là đủ để cải thiện tình hình.
1. Cải thiện mức cholesterol
Nồng độ cholesterol trong máu càng cao thì bạn càng dễ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các chất béo để giảm cholesterol.
2. Ngừng hút thuốc
Đối với phụ nữ, hút thuốc đồng thời sử dụng thuốc tránh thai dễ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn người bình thường.
3. Kiểm tra huyết áp
Huyết áp cao là nguyên nhân số một gây ra bệnh tim mạch ở Mỹ với gần 50 triệu người bị mắc chứng tăng huyết áp.
Trên thế giới hiện có nhiều loại thuốc điều trị huyết áp cao cho kết quả khá tốt, an toàn và dễ sử dụng đối với người bệnh.
4. Tập thể dục
Những người không tập thể dục dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người tập thể dục thường xuyên, vì vậy mà sức khoẻ của những người này kém đi rất nhiều. Làm việc cũng là hoạt động và nó sẽ giúp bạn làm giảm các rủi ro về tim mạch cũng như các bệnh khác.
5. Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Bệnh đái đường có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ, bao gồm cả bệnh tim. Đây là loại bệnh khó chữa vì vậy cần phải có sự điều trị của thầy thuốc.
6. Duy trì cân nặng
Thừa quá nhiều cân so với chuẩn sẽ làm tăng gánh nặng cho tim và làm cho bệnh tim nặng thêm bởi quá béo sẽ tác động đến các nhân tố khác như huyết áp hay mức độ cholesterol.
7. Uống rượu ở mức cho phép
Uống hơn một cốc rượu mỗi ngày với nữ và 2 cốc mỗi ngày với nam sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch. Và nếu càng uống nhiều mức độ rủi ro càng tăng.
8. Kiềm chế stress
Khi không kiềm chế được sự căng thẳng cũng như giận dữ, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh tim.
Những biện pháp giảm stress và hạn chế tức giận đồng nghĩa với việc bạn đang làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mình rồi đấy.
Sau đó, hãy nhờ bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên để bạn dễ dàng xử trí hơn trong công việc hàng ngày.
(Theo Minh Anh // Dân trí / MSN)
0 Comments:
Post a Comment