Friday, November 15, 2019

Cấp cứu say nắng, say nóng


Say nóng, say nắng là tình trạng rối loạn thân nhiệt do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời hoặc ở trong môi trường nhiệt độ quá cao.
Cấp cứu say nắng, say nóng
Say nóng diễn tiến từ từ, thân nhiệt không vượt quá 400 C còn say nắng thì diễn tiến đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, kèm tổn thương thần kinh và có thể gây tử vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết say nóng, say nắng

Say nóng:

  • Da lạnh, ẩm ướt và tái mét;
  • Vã mồ hôi;
  • Miệng khô;
  • Mệt mỏi, đuối sức;
  • Choáng váng;
  • Nhức đầu;
  • Buồn nôn, thỉnh thoảng nôn;
  • Vọp bẻ;
  • Mạch nhanh và yếu.

Say nắng:

  • Sốt cao (39,80 C trở lên);
  • Da nóng, khô và đỏ;
  • Không có mồ hôi;
  • Thở sâu, mạch nhanh sau đó là thở nông và mạch yếu;
  • Đồng tử giãn;
  • Lú lẫn, mê sảng, ảo giác;
  • Co giật;
  • Bất tỉnh.

Cần làm gì ngay?

Bằng mọi cách làm giảm thân nhiệt người bị nạn.

  • Đưa ngay người bị nạn vào chỗ mát, thoáng gió, quạt mát;
  • Đặt nằm ngửa, gác chân cao;
  • Nới lỏng, cởi quần áo;
  • Cho uống nước lạnh có muối;
  • Chườm lạnh bằng nước đá khắp người (chú ý cổ, nách, háng) hoặc phun nước lạnh vào người bệnh (tránh phun vào mũi, miệng).
Khi nào phải gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện ngay?
  • Không uống nước được;
  • Nôn liên tục;
  • Sốt tăng liên tục;
  • Bất tỉnh;
  • Kèm triệu chứng khác như đau ngực, khó thở, đau bụng;

Tránh say nóng, say nắng bằng cách nào?


  • Không ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng;
  • Trẻ em,người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
  • Vào mùa nắng, tiết nóng:

- Uống nhiều nước;

- Mặc quần áo rộng, thoáng, thoát mồ hôi.

(Theo giaoducsuckhoe)

Cấp cứu say nắng, say nóng Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment