Em sinh con được 3 tuần, cháu bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng khoảng 3 ngày nay rêu lưỡi cháu có màu trắng. Nghe mọi người nói bị tưa lưỡi và mách dùng mật ong lau lưỡi cho cháu nhưng em chưa dám làm. Xin hỏi bác sĩ nên chữa như thế nào? Bệnh có nguy hiểm gì?
Đặng Thị Hòa (Hà Nội)
Theo thư mô tả thì con bạn bị tưa miệng. Tưa miệng (tưa lưỡi) do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Thường gặp ở trẻ bú mẹ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Nấm này có thể lây từ tay người chăm sóc, chai sữa, đầu vú. Biểu hiện lúc đầu là những chấm trắng nhỏ giống như cặn sữa, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, vòm miệng, trong má. Những mảng này dần ngả màu vàng dính vào niêm mạc miệng. Nếu nấm mọc dày có thể lan xuống họng, khí quản, thực quản, dạ dày, ruột gây viêm phổi, tiêu chảy... Tổn thương làm cho trẻ đau miệng, khó bú, trẻ nhỏ có khi bỏ bú và quấy khóc. Để điều trị tưa miệng, có thể đánh tưa miệng bằng mật ong lau vào lưỡi, khoang miệng này 3-4 lần hoặc dùng nước ép (nước cốt) rau ngót lau ngày 3-4 lần, lau liền vài ba ngày cũng có kết quả tốt. Trường hợp không khỏi, cần đưa trẻ đi khám để sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Để phòng bệnh, không nên cho trẻ bú bình, ngậm núm vú cao su, không ngậm vú mẹ khi ngủ. Trường hợp mẹ không có sữa phải cho ăn sữa ngoài thì cần vệ sinh cốc thìa sạch sẽ, sau mỗi lần ăn cần cho trẻ uống nước để sạch miệng. Như trên đã nói, nếu nấm nhiều lan xuống đường tiêu hóa và đường hô hấp sẽ gây viêm phổi và tiêu chảy, do vậy các bà mẹ không nên chủ quan.
BS. Vũ Lan Anh
(Theo SKĐS )
Đặng Thị Hòa (Hà Nội)
Theo thư mô tả thì con bạn bị tưa miệng. Tưa miệng (tưa lưỡi) do một loại nấm có tên là Candida albicans gây ra. Thường gặp ở trẻ bú mẹ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Nấm này có thể lây từ tay người chăm sóc, chai sữa, đầu vú. Biểu hiện lúc đầu là những chấm trắng nhỏ giống như cặn sữa, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, vòm miệng, trong má. Những mảng này dần ngả màu vàng dính vào niêm mạc miệng. Nếu nấm mọc dày có thể lan xuống họng, khí quản, thực quản, dạ dày, ruột gây viêm phổi, tiêu chảy... Tổn thương làm cho trẻ đau miệng, khó bú, trẻ nhỏ có khi bỏ bú và quấy khóc. Để điều trị tưa miệng, có thể đánh tưa miệng bằng mật ong lau vào lưỡi, khoang miệng này 3-4 lần hoặc dùng nước ép (nước cốt) rau ngót lau ngày 3-4 lần, lau liền vài ba ngày cũng có kết quả tốt. Trường hợp không khỏi, cần đưa trẻ đi khám để sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Để phòng bệnh, không nên cho trẻ bú bình, ngậm núm vú cao su, không ngậm vú mẹ khi ngủ. Trường hợp mẹ không có sữa phải cho ăn sữa ngoài thì cần vệ sinh cốc thìa sạch sẽ, sau mỗi lần ăn cần cho trẻ uống nước để sạch miệng. Như trên đã nói, nếu nấm nhiều lan xuống đường tiêu hóa và đường hô hấp sẽ gây viêm phổi và tiêu chảy, do vậy các bà mẹ không nên chủ quan.
BS. Vũ Lan Anh
(Theo SKĐS )
0 Comments:
Post a Comment