Nếu thỉnh thoảng bị mất ngủ, do chênh lệch múi giờ hay một sự kiện đau buồn nào đó, bạn thường dùng thuốc ngủ, nhưng nếu bạn uống thường xuyên loại thuốc an thần này thì hãy cẩn trọng.
Ai cũng biết mất ngủ gây hậu quả như thế nào: đầu óc choáng váng, mặt mũi phù nề, đau đầu, tạo cảm giác đói cồn cào vào ban đêm và sáng hôm sau thì luôn cảm thấy buồn ngủ.
Thuốc ngủ đôi lúc được nhiều người nghĩ đến như là một phương án ưu tiên nhằm tìm kiếm một giấc ngủ ngon, nhưng uống thuốc thế nào và có nên dùng không thì không phải ai cũng nắm rõ. Nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên dùng thuốc ngủ khi không còn cách nào khác và cũng chỉ nên dùng không quá vài tuần, vì nếu không, bạn có nguy cơ bị lệ thuộc vào thuốc sau 2 tuần sử dụng và sẽ là nghiêm trọng khi bạn bị lờn thuốc.
Thuốc ngủ có thể làm giảm nhẹ rất nhanh triệu chứng của bệnh mất ngủ, nhưng chỉ dùng tốt nhất và an toàn nhất trong thời gian ngắn kết hợp với việc thay đổi lối sống. Bạn có thể dùng thuốc ngủ chỉ trong thời gian ngắn, khi bạn đang tìm ra và “dứt điểm” nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ của bạn. Ngoài ra, một số loại thuốc ngủ có thể gây ra các phản ứng phụ, như chứng buồn nôn hoặc lơ mơ cả ngày. Một tác hại khác cũng cần tính đến là thuốc ngủ chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ triền miên, nếu lạm dụng nó sau một thời gian bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn.
Nghiên cứu cho thấy tác hại của thuốc ngủ ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới, nhất là đối với người cao tuổi. Các loại dược phẩm gốc đưa vào thuốc rất đa dạng như: alprazolam, clonazepam, diazepam, flurazepam, lorazepam, temazepam và triazolam, và loại thuốc hay được dùng nhất là benzodiazepines. Do vậy, trước khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng đúng loại phù hợp.
Tóm lại, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định, không nên uống thuốc trong một thời gian dài để rồi trở thành nô lệ của nó và quan trong nhất, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Nên nhớ rằng, nếp sống lành mạnh luôn là phương thuốc hiệu quả, an toàn và lâu dài hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
(Theo BS. Anh Tuấn // Báo Sức khỏe và Đời sống)
Ai cũng biết mất ngủ gây hậu quả như thế nào: đầu óc choáng váng, mặt mũi phù nề, đau đầu, tạo cảm giác đói cồn cào vào ban đêm và sáng hôm sau thì luôn cảm thấy buồn ngủ.
Thuốc ngủ đôi lúc được nhiều người nghĩ đến như là một phương án ưu tiên nhằm tìm kiếm một giấc ngủ ngon, nhưng uống thuốc thế nào và có nên dùng không thì không phải ai cũng nắm rõ. Nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên dùng thuốc ngủ khi không còn cách nào khác và cũng chỉ nên dùng không quá vài tuần, vì nếu không, bạn có nguy cơ bị lệ thuộc vào thuốc sau 2 tuần sử dụng và sẽ là nghiêm trọng khi bạn bị lờn thuốc.
Thuốc ngủ có thể làm giảm nhẹ rất nhanh triệu chứng của bệnh mất ngủ, nhưng chỉ dùng tốt nhất và an toàn nhất trong thời gian ngắn kết hợp với việc thay đổi lối sống. Bạn có thể dùng thuốc ngủ chỉ trong thời gian ngắn, khi bạn đang tìm ra và “dứt điểm” nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ của bạn. Ngoài ra, một số loại thuốc ngủ có thể gây ra các phản ứng phụ, như chứng buồn nôn hoặc lơ mơ cả ngày. Một tác hại khác cũng cần tính đến là thuốc ngủ chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, chứ không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ triền miên, nếu lạm dụng nó sau một thời gian bạn sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn.
Nghiên cứu cho thấy tác hại của thuốc ngủ ở phụ nữ cao gấp đôi nam giới, nhất là đối với người cao tuổi. Các loại dược phẩm gốc đưa vào thuốc rất đa dạng như: alprazolam, clonazepam, diazepam, flurazepam, lorazepam, temazepam và triazolam, và loại thuốc hay được dùng nhất là benzodiazepines. Do vậy, trước khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để dùng đúng loại phù hợp.
Tóm lại, bạn chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định, không nên uống thuốc trong một thời gian dài để rồi trở thành nô lệ của nó và quan trong nhất, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Nên nhớ rằng, nếp sống lành mạnh luôn là phương thuốc hiệu quả, an toàn và lâu dài hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
(Theo BS. Anh Tuấn // Báo Sức khỏe và Đời sống)
0 Comments:
Post a Comment