Ăn dặm cung cấp nhiều lợi ích cho bé của bạn. Ăn dặm cũng sẽ đem lại cho bé nhà bạn 1 chế độ ăn phong phú chất dinh dưỡng, đa dạng khẩu vị. Bắt đầu ăn dặm cũng là bước đầu tiên để bé tiếp cận dần với những món ăn gần gũi hơn với gia đình. Khi nào, tại sao và nên làm như thế nào để bắt đầu thêm đồ ăn dặm vào chế độ ăn cho bé nhà bạn?
Khi nào nên bắt đầu?
Thời gian chính xác để bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Hãy quan tâm tới lời khuyên của bác sĩ về thời gian phù hợp để bắt đầu cho bé tập ăn dặm.
Đặc trưng: Hầu hết các bé đều sẵn sàng cho việc ăn dặm trong khoảng 4-6 tháng. Trước khi bắt đầu, bé sẽ có 1 bản năng chuẩn bị cho ăn dặm bằng cách đẩy lưỡi về phía trước.
Phát triển: bé sẵn sàng cho việc ăn dặm khi chúng có thể ngồi không có sự nâng đỡ và có thể kiểm soát đầu và cổ, ngoài ra chúng cũng còn thể hiện sự sẵn sàng khi chúng có thể thể hiện rằng chúng đói hoặc chúng đã no. hầu hết các bé xung quanh lứa tuổi ăn dặm sẽ thể hiện chúng đói bằng cách mở miệng và hướng về phía thức ăn. Khi chúng no, hầu hết bọn chúng sẽ quay đầu về phía khác.
Lần đầu:
Với lần đầu cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với bất kì bữa ăn nào bạn cảm thấy là tốt nhất cho bé. Chọn 1 thời gian trong ngày mà cả bạn và bé đều cảm thấy thư giãn và ít xao lãng nhất. Và đó là thời gian thích hợp để cùng nhau đem lại sự thay đổi từ ngày này qua ngày khác.
Để giảm tới mức tối thiểu nguy cơ sặc, hãy cho bé ngồi lên. Nước trái cây cũng không nên cho bé uống cho tới khi bé 6 tháng, cũng đừng trộn lẫn nước trái cây vào bột ngũ cốc. Thay vào đó, hãy trộn bột ngũ cốc với sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước.
Bắt đầu với từng loại ngũ cốc riêng lẻ
Gạo là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ khi ở lứa tuổi này. Gạo tiêu hóa dễ hơn và bổ xung thêm sắt, là thứ cần thiết trong nhu cầu phát triển của trẻ.
Những ngũ cốc riêng lẻ khác như lúa mạch, yến mạch, có thể cho bé ăn sau khi bé chứng tỏ là phù hợp với gạo. Nên tránh lúa mì và những ngũ cốc đã pha trộn bởi những món này có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho bé, nếu muốn cho bé ăn, hãy thử chúng sau cùng.
Khi giới thiệu cho bé thức ăn mới, hãy cung cấp từng loại thức ăn trong vòng 5 ngày trước khi thay đổi sang món khác. Cung cấp thức ăn theo cách thức có hệ thống sẽ giúp bạn lựa chọn được các loại thức ăn có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho bé. Các dấu hiệu của dị ứng có thể là bao gồm chứng phát ban, sung huyết và thậm chí là nôn mửa.
Trái cây, rau xanh và thịt
Sau khi ăn bột ngũ cốc, bạn có thể giới thiệu với bé nhưng trái cây khác đơn lẻ hoặc rau xanh, và cuối cùng là thịt. Trứng thường là nguyên nhân của các loại dị ứng và nên đưa ra cho bé sau cùng. Một lần nữa bạn hãy ghi nhớ, để giúp bạn nhận ra nguyên nhân có thể gây dị ứng, trong từng khoảng thời gian, hãy đưa cho bé từng loại thức ăn mới.
Thức ăn bằng tay
Những thức ăn có thể ăn bằng tay là những thứ bé có thể tự ăn được. Hầu hết các bé khoảng 9 tháng có thể sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt 1 mẩu thức ăn và cho vào miệng. Để giúp chúng tự ăn, hãy đưa cho chúng thức ăn mềm mại và không cần đến việc phải nhai. Ví dụ bao gồm những mảnh bánh quy giòn nhỏ, mì ống cắt nhỏ, nấu mềm và rau xanh hay hạt cơm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc các bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con khoa học trước khi bạn bắt đầu cho con ăn các loại thức ăn có thể cầm tay.
Kiên nhẫn và vui vẻ
Đầu tiên, hầu hết bột của bé sẽ không vào miệng mà rơi vào yếm của bé, nhưng hãy kiên nhẫn. Nhiều bé sẽ chỉ cần 1-2 thìa khi mới bắt đầu. Hãy tạo nên kinh nghiệm vui vẻ bằng cách trò chuyện với bé suốt cả bữa ăn. Nếu lần đầu không tốt đẹp lắm, hãy quay lại cho bé ăn sữa bình thường, và thử cho bé tập ăn dặm sau 1-2 tuần nữa, không có gì vội vã cả. Có thể cho bé ăn ít sữa hơn một chút, và bé đói sẽ háo hức hơn khi ăn dặm.
Không dùng sữa bò cho tới khi bé được 1 tuổi
Sữa bò nên tránh sử dụng cho bé cho tới khi bé được 1 tuổi. Khi bé đã 2 tuổi,bạn có thể cho bé uống sữa bò hoàn toàn.
(Theo gia đình 24h)
Khi nào nên bắt đầu?
Thời gian chính xác để bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Hãy quan tâm tới lời khuyên của bác sĩ về thời gian phù hợp để bắt đầu cho bé tập ăn dặm.
Đặc trưng: Hầu hết các bé đều sẵn sàng cho việc ăn dặm trong khoảng 4-6 tháng. Trước khi bắt đầu, bé sẽ có 1 bản năng chuẩn bị cho ăn dặm bằng cách đẩy lưỡi về phía trước.
Phát triển: bé sẵn sàng cho việc ăn dặm khi chúng có thể ngồi không có sự nâng đỡ và có thể kiểm soát đầu và cổ, ngoài ra chúng cũng còn thể hiện sự sẵn sàng khi chúng có thể thể hiện rằng chúng đói hoặc chúng đã no. hầu hết các bé xung quanh lứa tuổi ăn dặm sẽ thể hiện chúng đói bằng cách mở miệng và hướng về phía thức ăn. Khi chúng no, hầu hết bọn chúng sẽ quay đầu về phía khác.
Lần đầu:
Với lần đầu cho bé ăn dặm, hãy bắt đầu với bất kì bữa ăn nào bạn cảm thấy là tốt nhất cho bé. Chọn 1 thời gian trong ngày mà cả bạn và bé đều cảm thấy thư giãn và ít xao lãng nhất. Và đó là thời gian thích hợp để cùng nhau đem lại sự thay đổi từ ngày này qua ngày khác.
Để giảm tới mức tối thiểu nguy cơ sặc, hãy cho bé ngồi lên. Nước trái cây cũng không nên cho bé uống cho tới khi bé 6 tháng, cũng đừng trộn lẫn nước trái cây vào bột ngũ cốc. Thay vào đó, hãy trộn bột ngũ cốc với sữa công thức, sữa mẹ hoặc nước.
Bắt đầu với từng loại ngũ cốc riêng lẻ
Gạo là sự lựa chọn tốt nhất cho trẻ khi ở lứa tuổi này. Gạo tiêu hóa dễ hơn và bổ xung thêm sắt, là thứ cần thiết trong nhu cầu phát triển của trẻ.
Những ngũ cốc riêng lẻ khác như lúa mạch, yến mạch, có thể cho bé ăn sau khi bé chứng tỏ là phù hợp với gạo. Nên tránh lúa mì và những ngũ cốc đã pha trộn bởi những món này có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho bé, nếu muốn cho bé ăn, hãy thử chúng sau cùng.
Khi giới thiệu cho bé thức ăn mới, hãy cung cấp từng loại thức ăn trong vòng 5 ngày trước khi thay đổi sang món khác. Cung cấp thức ăn theo cách thức có hệ thống sẽ giúp bạn lựa chọn được các loại thức ăn có thể là nguyên nhân gây dị ứng cho bé. Các dấu hiệu của dị ứng có thể là bao gồm chứng phát ban, sung huyết và thậm chí là nôn mửa.
Trái cây, rau xanh và thịt
Sau khi ăn bột ngũ cốc, bạn có thể giới thiệu với bé nhưng trái cây khác đơn lẻ hoặc rau xanh, và cuối cùng là thịt. Trứng thường là nguyên nhân của các loại dị ứng và nên đưa ra cho bé sau cùng. Một lần nữa bạn hãy ghi nhớ, để giúp bạn nhận ra nguyên nhân có thể gây dị ứng, trong từng khoảng thời gian, hãy đưa cho bé từng loại thức ăn mới.
Thức ăn bằng tay
Những thức ăn có thể ăn bằng tay là những thứ bé có thể tự ăn được. Hầu hết các bé khoảng 9 tháng có thể sử dụng ngón cái và ngón trỏ để nhặt 1 mẩu thức ăn và cho vào miệng. Để giúp chúng tự ăn, hãy đưa cho chúng thức ăn mềm mại và không cần đến việc phải nhai. Ví dụ bao gồm những mảnh bánh quy giòn nhỏ, mì ống cắt nhỏ, nấu mềm và rau xanh hay hạt cơm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc các bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con khoa học trước khi bạn bắt đầu cho con ăn các loại thức ăn có thể cầm tay.
Kiên nhẫn và vui vẻ
Đầu tiên, hầu hết bột của bé sẽ không vào miệng mà rơi vào yếm của bé, nhưng hãy kiên nhẫn. Nhiều bé sẽ chỉ cần 1-2 thìa khi mới bắt đầu. Hãy tạo nên kinh nghiệm vui vẻ bằng cách trò chuyện với bé suốt cả bữa ăn. Nếu lần đầu không tốt đẹp lắm, hãy quay lại cho bé ăn sữa bình thường, và thử cho bé tập ăn dặm sau 1-2 tuần nữa, không có gì vội vã cả. Có thể cho bé ăn ít sữa hơn một chút, và bé đói sẽ háo hức hơn khi ăn dặm.
Không dùng sữa bò cho tới khi bé được 1 tuổi
Sữa bò nên tránh sử dụng cho bé cho tới khi bé được 1 tuổi. Khi bé đã 2 tuổi,bạn có thể cho bé uống sữa bò hoàn toàn.
(Theo gia đình 24h)
0 Comments:
Post a Comment