Mía còn có tên là cam giá và nhiều tên khác. Tính năng công dụng của mía như sau: Mía được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”. Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới róc vỏ). Dùng uống chữa ho, hen, nôn, mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nhiệt ngày hè...
Bài thuốc thường dùng
Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.
Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).
Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm ăn.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống một lúc tất cả.
Trẻ em đổ mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.
Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.
Chữa phiên vị, ăn vào nôn ra: Nước mía 200ml, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.
Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.
Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.
Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: Nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Người gầy da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.
Sốt rét có báng: Phế lao. Ăn mía dài ngày hàng tuần, hàng tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.
Ngộ độc cá nóc: Nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Chỉ uống để sơ cứu rồi mang đi bệnh viện ngay.
Có sách cổ cho rằng uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi: Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là “Tập thể dục cho răng khỏe”. Ngày nay lại có sáng kiến dùng mía làm cốt bọc thịt ra ngoài để nướng. Phối hợp như vậy rất tốt. Tránh trộn nước mía với bia có hại...
(Theo BS. Phó Thuần Hương // Báo Sức khỏe và Đời sống)
Xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh của mía để chúng ta tận dụng hết tiềm năng của mía với giá trị bằng cả một thang thuốc phục mạch mà không chỉ đơn giản là cốc nước mía để giải nhiệt ngày hè...
Bài thuốc thường dùng
Chữa ho gà: Mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.
Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: Mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): Mùa đông nấu nước mía uống nóng.
Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát, ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón. Cháo mía: Nước mía 200ml, gạo 60g (nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi, ăn nóng).
Dưỡng âm, nhuận phế: Dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Uống trước khi đi ngủ.
Chữa bệnh bụi phổi: Nước mía 50ml, nước củ cải 50ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao rồi hấp cơm ăn.
Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: Nhai mía nuốt nước hoặc hòa nước cơm mà uống.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: Nước mía 150ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một, không uống một lúc tất cả.
Trẻ em đổ mồ hôi trộm: Ăn mía, uống nước mía.
Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: Vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40g, phèn chua sống tán mịn 8g, nước mía 300ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5g. Mỗi lần uống 8 viên (4g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.
Chữa phiên vị, ăn vào nôn ra: Nước mía 200ml, nước cốt gừng 15ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.
Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái rắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: Mía 1 khúc (300g), mã đề 200g (cả cây), râu ngô 150g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.
Mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt. Cho uống nước mía. Mùa hè nên uống nước mía giải nhiệt.
Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: Nước ép mía 500g, hòa nước ép ngó sen tươi 500g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Giải say rượu: Uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.
Nứt kẽ môi miệng: Lấy nước mía bôi ngoài uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.
Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: Nước mía ép 1/2 lít. Trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.
Người gầy da khô, tóc cháy: Rau má xay 200g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi đi ngủ.
Chữa người gầy: Lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Sau sởi: Ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.
Phòng hậu sởi: Sắn dây 40g, rau mùi 20g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi.
Sốt rét có báng: Phế lao. Ăn mía dài ngày hàng tuần, hàng tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.
Ngộ độc cá nóc: Nước mía với nước gừng tươi mỗi thứ một ít (nước mía là chính). Chỉ uống để sơ cứu rồi mang đi bệnh viện ngay.
Có sách cổ cho rằng uống nước mía bằng cách nhai có hai cái lợi: Một là uống được ít một sẽ có lợi hơn và hai là “Tập thể dục cho răng khỏe”. Ngày nay lại có sáng kiến dùng mía làm cốt bọc thịt ra ngoài để nướng. Phối hợp như vậy rất tốt. Tránh trộn nước mía với bia có hại...
(Theo BS. Phó Thuần Hương // Báo Sức khỏe và Đời sống)
0 Comments:
Post a Comment