Thursday, November 14, 2019

Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi - những điều mẹ nên biết

Bé lúc này đã có dáng vẻ của một trẻ sơ sinh thu nhỏ. Mặc dù trọng lượng của bé tăng lên mỗi ngày nhưng làn da của bé vẫn rất nhăn nheo. Đó là bởi vì bé cần phải tiếp tục lên cân nhiều hơn.

Sự phát triển của bé

Bé cân nặng khoảng 430gr, “cao” khoảng 27cm và đã có “dáng” của một trẻ sơ sinh mặc dù “chất tạo màu” cho lòng đen của mắt vẫn chưa hình thành.

Mặc dù đã có một lớp mỡ đang hình thành nhưng da bé vẫn rất nhăn nheo. Điều này có thể giải thích là do tốc độ sản xuất da nhanh hơn tốc độ sản xuất mỡ, hơn nữa bao giờ diện tích vùng da ban đầu cũng nhiều hơn.

Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện mặc dù lòng đen chưa được “tô màu”; lông mày và lông mi đã hoàn chỉnh.

Các mạch máu trong phổi bé cũng đang hình thành, đảm nhiệm chức năng hô hấp cho bé.

Bé cũng vận động các cơ ở ngón tay, ngón chân, cánh tay, chân mỗi ngày nên bạn có thể cảm nhận những chuyển động mạnh mẽ của bé yêu trong bụng.

Tuyến tụy, một trong những tuyến sản xuất hormone cơ bản, đang dần hoàn thiện và những dấu vết đầu tiên của răng đã hình thành ở dưới lợi.
Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi - những điều mẹ nên biết
Thai nhi tuần thứ 23: Môi của bé ngày càng rõ nét và mắt đã phát triển hoàn thiện mặc dù lòng đen chưa được “tô màu”

Sự thay đổi của mẹ

Thai phụ lúc này đã lên được 5,4 - 6,8kg. Từ bây giờ, bạn sẽ tăng cân nhanh hơn, trung bình là 225g/tuần. Bạn thấy thèm ăn nhiều thứ, cảm giác ngon miệng tăng lên. Đây cũng là dịp bạn có thể thỏa sức ăn kem, nhưng nhớ lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bạn thường xuyên gặp phải các giấc mơ kỳ lạ, các bác sỹ chưa giải thích được liệu có phải do việc tăng hóc-môn trên cơ thể khiến bạn thường xuyên ngủ mơ hay do bạn đi sâu vào tiềm thức.

Vẻ ngoài của âm đạo cũng đang có sự thay đổi rõ rệt mà bạn dễ dàng nhận thấy. Size của "vùng kín" tăng lên là kết quả của quá trình lưu thông máu qua đây gia tăng. Thai nhi cũng tăng lên, tác động lên bàng quang khiến bạn thường xuyên cảm thấy cần phải đi vệ sinh, nhưng cần giữ gìn để tránh nhiễm trùng nước tiểu.

Ngoài bổ sung nước, bạn cũng cần tăng cường ăn thêm rau quả, bổ sung chất xơ để tránh hiện tượng táo bón.

Đi vệ sinh nhiều là một trong những “tác dụng phụ” của quá trình thai nghén nhưng đừng quên rằng bạn rất dễ bị nhiễm trùng nước tiểu. Bạn cũng có thể bị chảy máu chút ít nếu bạn mắc bệnh trĩ. Phân biệt rõ ràng giữa nước tiểu và nước ối rò rỉ ở âm đạo, nếu thấy nước rỉ ra âm đạo liên tục thì bạn cần đến gặp bác sỹ khám ngay lập tức.

Những việc cần lưu tâm

Bạn ăn đủ hoa quả và rau xanh? Các loại ngũ cốc, đậu lăng đều là những nguồn protein bổ dưỡng.Rau xanh giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều rau quả tươi, đúng mùa; tránh các loại hoa quả đóng hộp, trái vụ.

Đây là lúc bạn nghĩ tới một cái tên cho bé yêu.

Những lo lắng thường gặp

Không phải thai phụ nào cũng sở hữu một làn da sáng, rạng rỡ khi có thai mà rất nhiều bà bầu có nước da sạm tái. Tại sao nhỉ?

Đừng thất vọng nếu đang sở hữu một làn da ngày càng sạm đi cùng với sự lớn lên không ngừng của vòng 2. Bạn thấy đấy, vẻ ngoài của bạn đôi khi là gợi ý cho những dự đoán của mọi người xung quanh về giới tính của đứa trẻ bạn mang trong bụng.

Làn da mỏng manh của bạn có thể bị các hormone thai kỳ tấn công, trở nên khô hơn hay nhờ hơn bình thường. Thời tiết nắng nóng và ẩm ướt cũng góp phần “tàn phá” làn da của bạn.

Cách chăm sóc da tốt nhất lúc này là hãy vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa những đốm mụn. Đối với da khô, hãy dùng sữa tắm có chứa kem dưỡng ẩm. Luôn uống nhiều nước và ngủ đủ.

Đối với chị em bị nám da khi bầu bí thì cũng đừng quá lo lắng. Các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời.

Tuần thai này bạn nên làm gì?

Nếu bạn đang làm việc, nên chuẩn bị kết thúc các dự án, sổ sách để nghỉ sinh. Nhớ bàn bạc với người quản lý và phòng nhân sự về ngày nghỉ của bạn. Bạn cũng cần biết thông tin về quyền lợi của mình ở nơi làm việc trong suốt thời gian nghỉ sinh.

Nhiều phụ nữ tự hỏi là họ nên làm việc đến thời điểm nào trước khi sinh. Một số ngưng làm việc vào khoảng tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 8 trong khi một số khác làm việc cho đến tận lúc sinh . Không có câu trả lời đúng sai là cần phải làm việc đến lúc nào. Bạn cứ tiếp tục làm việc khi thấy còn có thể làm nếu không có những diễn biến phức tạp đòi hỏi phải nghỉ ngơi. Cần suy nghĩ về một số điều sau:

Sau khi sinh bạn sẽ đi làm lại hay là ở nhà chăm sóc con?

Nếu bạn làm việc, ai sẽ chăm sóc bé? Chồng bạn hay một thành viên khác trong gia đình?

Bạn có cảm thấy yên tâm khi gửi bé đến lớp hoặc chương trình dành cho các bà mẹ nuôi con ở nơi làm việc không?

Tốt nhất là bạn cứ tiếp tục đi làm và bắt đầu thảo luận những vấn đề này với chồng bạn để sắp xếp chu đáo.

Để thai kỳ thoải mái hơn

Uống nhiều nước rất quan trọng, đặc biệt là trong suốt thời kỳ mang thai. Uống nước lọc hay nước suối là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống nước rau, nước trái cây, sữa hoặc một vài loại trà thảo dược. Cần tránh trà, cà phê và soda vì chúng làm lợi tiều, làm giảm lượng nước trong cơ thể bạn, gây mất nước. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt. Nước tiểu màu vàng đậm là dấu hiệu cho thấy bạn không uống đủ nước. Uống đủ nước có thể giúp ngăn chặn:

Chứng nhức đầu

Đau thốn vùng bụng

Nhiễm trùng đường tiểu

Sưng phù

Dành cho ba của bé

Người chồng cũng cần "nghỉ sinh"-đó là thời gian không đi làm khi em bé chào đời để cùng vợ chăm sóc bé. Hãy bắt đầu thảo luận cùng vợ về ngày nghỉ của bạn và lên kế hoạch tận hưởng niềm vui với đứa con mới chào đời của bạn.

Tổng hợp

Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi - những điều mẹ nên biết Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment