Sự phát triển của bé
Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 150gram, và đạt số cân nặng khoảng hơn 7 lạng (700 gram). Trông bé có vẻ 'béo' lên một chút.
Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội.
Bé đã nhận biết dần thế giới xung quanh, thậm chỉ cảm nhận được làn da của mình và cả dây rốn. Bé yêu của bạn còn có thể cong ngón tay để nắm tay lại
Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này.
Tóc bé đã bắt đầu có màu sắc và cấu trúc, nhưng cả hai yếu tố này đều có thể thay đổi sau khi bé chào đời. Ống mũi bắt đầu mở.
Cấu trúc của đốt sống (33 vòng, 150 khớp và 1.000 dây chằng) bắt đầu hình thành.
Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.
Thai nhi tuần thứ 25: Bé đang cao lớn, lên cân khá đều, đạt số cân nặng khoảng hơn 7 lạng (700 gram)
Sự thay đổi của mẹ
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.
Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.
Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa bóp, massage tự nhiên.
Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.
Giai đoạn này, hãy cố gắng vui chơi, vui vẻ càng nhiều càng tốt, tranh thủ thời gian này đi sửa móng chân, móng tay, cắt tóc, mua sắm… vì thời gian tới bụng nặng nề, bạn đi lại sẽ rất khó nhọc đấy!
Lời khuyên hữu ích
Khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, bạn có thể cảm nhận rõ rệt những cơn đau dưới xương sườn hoặc dưới ổ bụng. Việc em bé ngày càng tăng kích thước và cân nặng sẽ tạo áp lực dồn lên ruột, bàng quang, trực tràng… khiến bạn vô cùng khó chịu. Để tránh các cơn đau, bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái của mình, đây là vị trí lý tưởng cho việc lưu thông của em bé.
Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.
Những việc cần lưu tâm
Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.
Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?
Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.
Những lo lắng thường gặp
Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?
Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Bạn có thể mong muốn có hình siêu âm trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để giữ gìn như một kỷ niệm. Mặc dù có những dịch vụ đáp ứng nhu cầu này và rất sáng tạo trong việc tạo ra những kỷ niệm đặc biệt về thai kỳ của bạn, tuy nhiên cũng có những mối quan tâm về sức khỏe cần phải được cân nhắc. Quy trình siêu âm liên quan đến những sóng âm thanh tần số cao nhằm cho ra những hình ảnh có giá trị chẩn đoán. Theo các tổ chức y học, chỉ nên siêu âm khi cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ, cần phải được tiến hành bởi các chuyên gia đã qua đào tạo như kỹ thuật viên siêu âm, X-quang hoặc bác sĩ phụ khoa.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Dù bạn đã biết hay chưa biết giới tính của bé, bạn cũng muốn nghĩ đến một cái tên cho con. Hãy cùng chồng thảo luận điều này và chọn ra một cái tên. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để dựa vào đó chọn tên cho con bạn:
Bạn thích tên con được bắt đầu bằng chữ gì?
Có những biệt danh nào liên quan đến tên đó?
Những từ nào tương tự với tên bạn chọn?
Đây chỉ là một số gợi ý để bạn suy nghĩ khi chọn tên đặt cho con mình.
Dành cho ba của bé
Vợ bạn đã không đi làm móng tay móng chân bao lâu rồi? Đây chỉ là một trong số những thú vui trong đời mà khi mang thai, phụ nữ thường bỏ qua một bên. Nhưng việc thực hiện những thú vui đó có thể làm cô ấy thoải mái tinh thần rất nhiều. Hãy mua cho cô ấy một phiếu chăm sóc móng tay móng chân hoặc đưa cô ấy đến chỗ đó.
Nếu tài chính eo hẹp, hãy tự mình làm móng cho cô ấy tại nhà. Tất cả những gì bạn cần là một ít dụng cụ giúp cho việc làm móng có chất lượng không kém làm ở tiệm. Dụng cu bao gồm:
Thau đựng nước ấm.
Trộn sữa tắm hoặc dầu tắm với đường để tạo thành dung dịch tẩy tế bào chết.
Khăn lau mềm để lau chân tay cho cô ấy.
Sữa hoặc kem sử dụng sau khi làm xong.
Màu nước sơn cô ấy thích hoặc không cần sơn nếu không sẵn có.
Dụng cụ cắt móng và giũa.
Dép lê để cô ấy đi lại mà không làm hỏng mấy ngón chân mới sơn.
Tổng hợp
Bé đang cao lớn, lên cân khá đều. Cân nặng lúc này tăng hơn so với tuần trước khoảng 150gram, và đạt số cân nặng khoảng hơn 7 lạng (700 gram). Trông bé có vẻ 'béo' lên một chút.
Làn da của bé đã mỏng dần do sự lớn lên của cơ thể và căn phòng túi ối đang ngày càng trở nên chật chội.
Bé đã nhận biết dần thế giới xung quanh, thậm chỉ cảm nhận được làn da của mình và cả dây rốn. Bé yêu của bạn còn có thể cong ngón tay để nắm tay lại
Bé cũng đã hơi biết phân biệt vị ngọt. Vị giác đang hình thành và dù tin hay khôgn thì những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện ở tuần này.
Tóc bé đã bắt đầu có màu sắc và cấu trúc, nhưng cả hai yếu tố này đều có thể thay đổi sau khi bé chào đời. Ống mũi bắt đầu mở.
Cấu trúc của đốt sống (33 vòng, 150 khớp và 1.000 dây chằng) bắt đầu hình thành.
Một mốc đáng nhớ khác của giai đoạn này là bé hoàn toàn có thể sống độc lập mạnh khoẻ trong sự chăm sóc đặc biệt.
Thai nhi tuần thứ 25: Bé đang cao lớn, lên cân khá đều, đạt số cân nặng khoảng hơn 7 lạng (700 gram)
Sự thay đổi của mẹ
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, những đường kẻ chỉ màu nâu hay đỏ ở bụng, hông và ngực xuất hiện khá rõ. Chẳng có một loại kem nào có thể xoá được những vết rạn đó. Chỉ có mặc áo ngực vừa vặn sẽ giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng rạn da vùng ngực. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu (khoảng 90% phụ nữ). Sau sinh, những đường rạn này sẽ nhạt màu dần và chuyển sang màu trắng, tiệp với màu da.
Cũng như vậy, mắt bạn trở nên nhạy sáng và có cảm giác sạn hay khô mắt. Đây là một hiện tượng rất bình thường khi mang bầu và được gọi là "khô mắt". Để dễ chịu, bạn nên dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt thường xuyên hoặc loại nước dưỡng mắt.
Một số hiện tượng khác thường gặp ở giai đoạn bầu bí này là đau đầu, chuột rút, đau thắt lưng... hãy thử áp dụng những cách xoa bóp, massage tự nhiên.
Một chế độ dinh dưỡng khoẻ mạnh rất quan trọng đối với giai đoạn này.
Giai đoạn này, hãy cố gắng vui chơi, vui vẻ càng nhiều càng tốt, tranh thủ thời gian này đi sửa móng chân, móng tay, cắt tóc, mua sắm… vì thời gian tới bụng nặng nề, bạn đi lại sẽ rất khó nhọc đấy!
Lời khuyên hữu ích
Khi em bé chuyển động trong bụng mẹ, bạn có thể cảm nhận rõ rệt những cơn đau dưới xương sườn hoặc dưới ổ bụng. Việc em bé ngày càng tăng kích thước và cân nặng sẽ tạo áp lực dồn lên ruột, bàng quang, trực tràng… khiến bạn vô cùng khó chịu. Để tránh các cơn đau, bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái của mình, đây là vị trí lý tưởng cho việc lưu thông của em bé.
Để xoa dịu các cơn đau và tê cứng do chuột rút, hãy chuẩn bị sẵn 1 túi đá lạnh. Để nó lên tay và cổ tay vài lần 1 ngày.
Những việc cần lưu tâm
Kiểm tra lại chế độ ăn nếu là người có bệnh tiểu đường.
Bạn đã từng sinh mổ trong lần trở dạ mới đây nhất?
Sự mệt mỏi từng xuất hiện trong 3 tháng đầu đang quay trở lại.
Những lo lắng thường gặp
Làn da trở nên ngứa ngáy và trầm trọng hơn nếu tiếp xúc với nắng. Điều này có bình thường?
Khoảng 20% bà bầu gặp phải hội chứng này. Hormone và sự kéo dãn làn da, đặc biệt khi bụng ngày một lớn chính là thủ phạm. Khoảng 2/3 thai phụ bị đỏ và ngứa gan bàn tay, lòng bàn chân và theo các chuyên gia thì có thể là hormone oestrogen tăng tiết. Thường thì mọi triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh nở. Nước nóng cũng làm tình trạng ngứa ngáy thêm tệ.
Tuần thai này bạn nên làm gì?
Bạn có thể mong muốn có hình siêu âm trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ để giữ gìn như một kỷ niệm. Mặc dù có những dịch vụ đáp ứng nhu cầu này và rất sáng tạo trong việc tạo ra những kỷ niệm đặc biệt về thai kỳ của bạn, tuy nhiên cũng có những mối quan tâm về sức khỏe cần phải được cân nhắc. Quy trình siêu âm liên quan đến những sóng âm thanh tần số cao nhằm cho ra những hình ảnh có giá trị chẩn đoán. Theo các tổ chức y học, chỉ nên siêu âm khi cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ, cần phải được tiến hành bởi các chuyên gia đã qua đào tạo như kỹ thuật viên siêu âm, X-quang hoặc bác sĩ phụ khoa.
Để thai kỳ thoải mái hơn
Dù bạn đã biết hay chưa biết giới tính của bé, bạn cũng muốn nghĩ đến một cái tên cho con. Hãy cùng chồng thảo luận điều này và chọn ra một cái tên. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây để dựa vào đó chọn tên cho con bạn:
Bạn thích tên con được bắt đầu bằng chữ gì?
Có những biệt danh nào liên quan đến tên đó?
Những từ nào tương tự với tên bạn chọn?
Đây chỉ là một số gợi ý để bạn suy nghĩ khi chọn tên đặt cho con mình.
Dành cho ba của bé
Vợ bạn đã không đi làm móng tay móng chân bao lâu rồi? Đây chỉ là một trong số những thú vui trong đời mà khi mang thai, phụ nữ thường bỏ qua một bên. Nhưng việc thực hiện những thú vui đó có thể làm cô ấy thoải mái tinh thần rất nhiều. Hãy mua cho cô ấy một phiếu chăm sóc móng tay móng chân hoặc đưa cô ấy đến chỗ đó.
Nếu tài chính eo hẹp, hãy tự mình làm móng cho cô ấy tại nhà. Tất cả những gì bạn cần là một ít dụng cụ giúp cho việc làm móng có chất lượng không kém làm ở tiệm. Dụng cu bao gồm:
Thau đựng nước ấm.
Trộn sữa tắm hoặc dầu tắm với đường để tạo thành dung dịch tẩy tế bào chết.
Khăn lau mềm để lau chân tay cho cô ấy.
Sữa hoặc kem sử dụng sau khi làm xong.
Màu nước sơn cô ấy thích hoặc không cần sơn nếu không sẵn có.
Dụng cụ cắt móng và giũa.
Dép lê để cô ấy đi lại mà không làm hỏng mấy ngón chân mới sơn.
Tổng hợp
0 Comments:
Post a Comment