Sữa đậu nành ngày càng khẳng định giá trị dinh dưỡng cao đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách đối với loại sữa xanh này.
Uống sữa đậu nành thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, phòng chống xơ cứng động mạch, giảm bệnh dị ứng, ung thư dạ dày... Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại. Sau đây là một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:
1. Không uống khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.\
2. Không uống cùng trứng gà
Không uống sữa đậu nành gần với thời gian ăn trứng gà hoặc dùng cùng trứng gà vì albumin trong lòng trắng trứng rất dễ kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3.Không pha cùng đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không giữ trong bình ấm
Có nhiều người cho sữa đậu nành đã đun sôi vào bình giữ ấm, khi nào muốn uống thì rót ra. Nhưng chất saponin trong sữa đậu nành có thể làm cho chất cặn trong bình rơi ra, những chất đó sẽ hoà vào trong sữa đậu nành. Điều này khiến khi ta uống sữa đậu nành đồng thời cũng uống luôn cả chất cặn độc.
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ biến chất. Nếu uống sữa đậu nành bị biến chất sẽ dễ bị đau bụng, đi ngoài, tiêu hoá không tốt.
5. Không uống quá nhiều
Sữa đậu nành tốt nhưng không nên lạm dụng nó. Nếu dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày rất dễ bị trướng bụng, đi ngoài,…do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Mỗi lần người lớn không nên dùng quá 500ml.
6. Không nên dùng thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline,erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Tác giả: Nguyễn Miên
(Nguồn: Thongtindinhduong)
Uống sữa đậu nành thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, phòng chống xơ cứng động mạch, giảm bệnh dị ứng, ung thư dạ dày... Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành không khoa học thì sẽ biến lợi thành hại. Sau đây là một số lưu ý khi uống sữa đậu nành:
1. Không uống khi chưa đun sôi
Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.\
2. Không uống cùng trứng gà
Không uống sữa đậu nành gần với thời gian ăn trứng gà hoặc dùng cùng trứng gà vì albumin trong lòng trắng trứng rất dễ kết hợp với men tripsin trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa chất này còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3.Không pha cùng đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không giữ trong bình ấm
Có nhiều người cho sữa đậu nành đã đun sôi vào bình giữ ấm, khi nào muốn uống thì rót ra. Nhưng chất saponin trong sữa đậu nành có thể làm cho chất cặn trong bình rơi ra, những chất đó sẽ hoà vào trong sữa đậu nành. Điều này khiến khi ta uống sữa đậu nành đồng thời cũng uống luôn cả chất cặn độc.
Ngoài ra, sữa đậu nành để trong bình giữ nóng một thời gian dài sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, khoảng mấy tiếng sau sữa đậu nành sẽ biến chất. Nếu uống sữa đậu nành bị biến chất sẽ dễ bị đau bụng, đi ngoài, tiêu hoá không tốt.
5. Không uống quá nhiều
Sữa đậu nành tốt nhưng không nên lạm dụng nó. Nếu dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày rất dễ bị trướng bụng, đi ngoài,…do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Mỗi lần người lớn không nên dùng quá 500ml.
6. Không nên dùng thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline,erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
Tác giả: Nguyễn Miên
(Nguồn: Thongtindinhduong)
0 Comments:
Post a Comment