Thịt cóc chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều chất giúp chống còi xương cho trẻ. Tuy nhiên, cóc cũng có nhiều chất cực độc trong nhựa, gan, ruột và nếu bị nhiễm độc thì tỉ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, việc sử dụng cóc với mục đích phòng chống còi xương cho trẻ không được các nhà khoa học khuyến khích.
Trong thời gian gần đây, có thông tin cho rằng ăn thịt cóc có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Nghe vậy, nhiều người, nhất là những người đang mắc căn bệnh nguy hiểm này đã sử dụng thịt cóc với hy vọng chữa khỏi bệnh cho mình và có người đã tử vong.
Cóc là động vật máu lạnh. Họ hàng nhà cóc có khoảng 500 loài, được chia làm 35 chi với nhiều tên khác nhau như: cóc suối, cóc cây, cóc vàng, cóc cọt, cóc bụng tròn, cóc bụi rậm...Thịt cóc giàu dinh dưỡng, hàm lượng protide và lipide trong thịt cóc cao (53% protid, 12% lipid), hàm lượng sắt và kẽm hơn hẳn các loại thịt thông thường (sắt 65%, kẽm 10%). Các acid amin trong cóc là các acid amin quan trọng với hệ thần kinh và dễ hấp thu. Vì thế, thịt cóc có tác dụng bồi bổ, điều trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Không những thế, người ta còn sử dụng một số bộ phận của cóc làm thuốc. Trong Đông y, da cóc phơi khô để làm thuốc chữa đau răng, xuất huyết nướu răng.
Ranh giới giữa cái lợi và cái hại khi sử dụng thịt cóc là rất mong manh, vì cóc chứa những chất cực độc. Cơ quan chính tiết ra chất độc là hai tuyến sau tai và các tuyến nằm trên da (mụn cóc). Hai nhóm cơ quan này tiết ra một hỗn hợp chất độc mà dân gian gọi là nhựa cóc. Trong nhựa cóc, chất bufotoxin là chất độc chính, giúp cóc tự vệ chống kẻ thù và là công cụ hữu hiệu để chúng sinh tồn. Trên cơ thể cóc còn một số cơ quan khác cũng chứa chất độc như: mắt, hệ hạch thần kinh hai bên sống lưng, trứng và gan.
Khi bị nhiễm độc tố từ cóc, đầu tiên da và niêm mạc bị kích ứng, gây bỏng rát, nôn và buồn nôn. Sau đó khoảng 10 phút, cơ tim và cơ trơn khí, phế quản bị tác động, các cơ này bị tăng co bóp dẫn tới đường thở bị nghẹt; cơ tim co bóp mạnh lên, huyết áp tăng, nhịp tim chậm lại. Trên hệ thần kinh, với một liều lượng nhỏ, nhựa cóc có tác dụng gây tê cục bộ; với liều lượng lớn hơn, con vật thí nghiệm bị co giật rồi mất ý thức. Tất cả các điều này đã được thực nghiệm chứng minh. Người ta đã thử lấy nhựa cóc tiêm vào ếch, chó, mèo thì chưa đầy một giờ sau, tất cả các con vật này đều ngừng tim, ngừng thở rồi chết. Không chỉ có thế, một số người ăn phải thịt cóc có dính chất độc từ nhựa cóc cũng tử vong.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào ở trong nước cũng như nước ngoài về tác dụng của thịt cóc để chữa bệnh ung thư. PGS-TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên giám đốc Trung tâm Chống độc quốc gia khuyến cáo người dân không nên ăn thịt cũng như các bộ phận của cóc vì có thể gây ngộ độc, tỉ lệ tử vong rất cao. Có người qua được cơn nguy kịnh thì bị suy thận, vô niệu... Hơn nữa cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng, vi trùng...
BS NGUYỄN VINH QUANG
Giám đốc Trung tâm TTGDSK Phú Yên
(Theo Phú Yên Online)
Trong thời gian gần đây, có thông tin cho rằng ăn thịt cóc có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Nghe vậy, nhiều người, nhất là những người đang mắc căn bệnh nguy hiểm này đã sử dụng thịt cóc với hy vọng chữa khỏi bệnh cho mình và có người đã tử vong.
Cóc là động vật máu lạnh. Họ hàng nhà cóc có khoảng 500 loài, được chia làm 35 chi với nhiều tên khác nhau như: cóc suối, cóc cây, cóc vàng, cóc cọt, cóc bụng tròn, cóc bụi rậm...Thịt cóc giàu dinh dưỡng, hàm lượng protide và lipide trong thịt cóc cao (53% protid, 12% lipid), hàm lượng sắt và kẽm hơn hẳn các loại thịt thông thường (sắt 65%, kẽm 10%). Các acid amin trong cóc là các acid amin quan trọng với hệ thần kinh và dễ hấp thu. Vì thế, thịt cóc có tác dụng bồi bổ, điều trị chứng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em. Không những thế, người ta còn sử dụng một số bộ phận của cóc làm thuốc. Trong Đông y, da cóc phơi khô để làm thuốc chữa đau răng, xuất huyết nướu răng.
Ranh giới giữa cái lợi và cái hại khi sử dụng thịt cóc là rất mong manh, vì cóc chứa những chất cực độc. Cơ quan chính tiết ra chất độc là hai tuyến sau tai và các tuyến nằm trên da (mụn cóc). Hai nhóm cơ quan này tiết ra một hỗn hợp chất độc mà dân gian gọi là nhựa cóc. Trong nhựa cóc, chất bufotoxin là chất độc chính, giúp cóc tự vệ chống kẻ thù và là công cụ hữu hiệu để chúng sinh tồn. Trên cơ thể cóc còn một số cơ quan khác cũng chứa chất độc như: mắt, hệ hạch thần kinh hai bên sống lưng, trứng và gan.
Khi bị nhiễm độc tố từ cóc, đầu tiên da và niêm mạc bị kích ứng, gây bỏng rát, nôn và buồn nôn. Sau đó khoảng 10 phút, cơ tim và cơ trơn khí, phế quản bị tác động, các cơ này bị tăng co bóp dẫn tới đường thở bị nghẹt; cơ tim co bóp mạnh lên, huyết áp tăng, nhịp tim chậm lại. Trên hệ thần kinh, với một liều lượng nhỏ, nhựa cóc có tác dụng gây tê cục bộ; với liều lượng lớn hơn, con vật thí nghiệm bị co giật rồi mất ý thức. Tất cả các điều này đã được thực nghiệm chứng minh. Người ta đã thử lấy nhựa cóc tiêm vào ếch, chó, mèo thì chưa đầy một giờ sau, tất cả các con vật này đều ngừng tim, ngừng thở rồi chết. Không chỉ có thế, một số người ăn phải thịt cóc có dính chất độc từ nhựa cóc cũng tử vong.
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào ở trong nước cũng như nước ngoài về tác dụng của thịt cóc để chữa bệnh ung thư. PGS-TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên giám đốc Trung tâm Chống độc quốc gia khuyến cáo người dân không nên ăn thịt cũng như các bộ phận của cóc vì có thể gây ngộ độc, tỉ lệ tử vong rất cao. Có người qua được cơn nguy kịnh thì bị suy thận, vô niệu... Hơn nữa cóc rất bẩn, có nhiều giun sán, ký sinh trùng, vi trùng...
BS NGUYỄN VINH QUANG
Giám đốc Trung tâm TTGDSK Phú Yên
(Theo Phú Yên Online)
0 Comments:
Post a Comment