Để trị ho, có thể dùng những cây, trái có sẵn trong vườn nhà. Theo lương y Trần Duy Linh, thông thường, chúng ta bị ho là do cảm lạnh. Cách điều trị là giải độc, tiêu viêm.
Đông y còn chỉ ra một chứng ho khác do thu táo, với các triệu chứng cụ thể là: ho khan, ít đờm, họng hầu khô, lưỡi khô, ít tân dịch, đau họng, có thể có sốt nhẹ. Phép trị là sơ phong, thanh nhiệt.
Có hai bài thuốc đơn giản, nhưng trị ho hiệu quả theo hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh.
Cách thứ nhất, dùng rau tần dày lá (còn có tên gọi là húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.
Cách thứ hai, dùng khoảng nửa ký tắc (quất), lựa quả chưa chín vàng, vỏ còn màu xanh, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó xếp vào lọ thủy tinh.
Tần dày lá - Quả tắc còn xanh trên cây
Cứ một lớp trái tắc cho vào một lớp đường phèn và vài miếng cam thảo bắc, mấy miếng kiết cánh, cứ thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (khoảng 100g cam thảo và 100g kiết cánh là đủ).
Đậy nắp hũ lại cho kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng lúc các hoạt chất trong cam thảo, kiết cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn dịch vừa ngọt, vừa chua, đắng... là lúc có thể dùng được.
Mỗi khi bị ho hay viêm họng, có thể lấy một trái tắc và khoảng một muỗng dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng. Sau đó, nuốt từ từ cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, rồi uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày, có thể dùng 2 - 3 lần như vậy, rất công hiệu.
(Theo Khánh Vy Thanh Niên/TPO)
Đông y còn chỉ ra một chứng ho khác do thu táo, với các triệu chứng cụ thể là: ho khan, ít đờm, họng hầu khô, lưỡi khô, ít tân dịch, đau họng, có thể có sốt nhẹ. Phép trị là sơ phong, thanh nhiệt.
Có hai bài thuốc đơn giản, nhưng trị ho hiệu quả theo hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh.
Cách thứ nhất, dùng rau tần dày lá (còn có tên gọi là húng chanh) mỗi ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần lấy 5 - 10 lá, rửa sạch, để ráo nước, rồi ăn sống với một chút muối, hoặc giã nát với một chút muối, vắt lấy nước cốt ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.
Cách thứ hai, dùng khoảng nửa ký tắc (quất), lựa quả chưa chín vàng, vỏ còn màu xanh, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, để cho ráo nước, sau đó xếp vào lọ thủy tinh.
Tần dày lá - Quả tắc còn xanh trên cây
Cứ một lớp trái tắc cho vào một lớp đường phèn và vài miếng cam thảo bắc, mấy miếng kiết cánh, cứ thế cho tới khi bỏ hết trái tắc vào hũ (khoảng 100g cam thảo và 100g kiết cánh là đủ).
Đậy nắp hũ lại cho kín, rồi phơi chỗ hướng đông (buổi sáng nắng, buổi chiều mát). Khi đường đã tan ra và thấm vào trái tắc, cùng lúc các hoạt chất trong cam thảo, kiết cánh và tinh dầu trong trái tắc hòa lẫn vào nhau, tạo nên một hỗn dịch vừa ngọt, vừa chua, đắng... là lúc có thể dùng được.
Mỗi khi bị ho hay viêm họng, có thể lấy một trái tắc và khoảng một muỗng dung dịch trong hũ, ngậm trong miệng. Sau đó, nuốt từ từ cho hết nước, rồi nhai cho hết trái tắc, có thể nhai luôn cả hột càng tốt, rồi uống với một chút nước ấm. Mỗi ngày, có thể dùng 2 - 3 lần như vậy, rất công hiệu.
(Theo Khánh Vy Thanh Niên/TPO)
0 Comments:
Post a Comment