Thời tiết chuyển mùa lạnh dễ làm phát sinh nhiều chứng ho. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày...
Mật thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà:
Mật hấp quất còn nguyên vỏ xanh: Quất (3 - 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 - 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật thành một thứ dịch sánh như siro.
Để nguội, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng...
Mật hấp lá hẹ: Lấy 3 - 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật hấp quất.
Mật hấp tỏi: Đập dập từ 4 - 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Mật khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: Cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa... Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật trước khi dùng. Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc.
(Theo DS Thu Trang // Bee)
Mật thường được sử dụng để chữa ho trong dân gian. Sau đây là một số bài thuốc được làm từ mật ong, kết hợp thêm một số loại cây hoa, củ, quả có sẵn tại nhà:
Mật hấp quất còn nguyên vỏ xanh: Quất (3 - 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 - 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật thành một thứ dịch sánh như siro.
Để nguội, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng...
Mật hấp lá hẹ: Lấy 3 - 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn. Cách sử dụng tương tự mật hấp quất.
Mật hấp tỏi: Đập dập từ 4 - 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 1 - 2 thìa cà phê. Mật khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: Cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa... Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
Trường hợp, không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật trước khi dùng. Để không mất thời gian chế biến, có thể sử dụng một số thuốc ho đông dược có thành phần mật ong, kết hợp với một số thảo dược, được bán sẵn tại các hiệu thuốc.
(Theo DS Thu Trang // Bee)
0 Comments:
Post a Comment