Monday, December 2, 2019

Quất hồng bì giải cảm, hạ sốt

Ngoài ra, quất hồng bì còn có thể kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau khi sinh, chữa nấc, chữa ho cho trẻ.
Quất hồng bì giải cảm, hạ sốt
Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5 m, thường mọc hoang hoặc được trồng. Quả (được bổ dọc, phơi khô gọi là quất bì hay hồng bì); hạt của quả chín phơi khô, lá, vỏ rễ phơi khô. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm thuốc. Theo Đông y, lá quất hồng bì vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng giải thử (cảm nắng), cảm cúm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Quả vị chua, tính bình, hơi ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và cầm nôn mửa. Vỏ thân cây hồng bì kết hợp vài vị thuốc khác dùng cho phụ nữ sau sinh.

Đơn thuốc sử dụng quất hồng bì:

Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa ho cho trẻ: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Đặc biệt, quất hồng bì còn chữa bệnh ho gà rất tốt: Quả hồng bì phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g. Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 - 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

Kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày.

Chữa nấc: Dùng 15-20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả hồng chín, dầm nát pha nước uống.

Cầm nôn mửa: Quả hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

(Theo Bác sĩ Nguyễn Huy // SK&DS)

Quất hồng bì giải cảm, hạ sốt Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment