Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra vi rút cúm thường “choàng” cho mình một lớp chất béo, vừa để giấu mình, vừa để tự bảo vệ khỏi sự khắc nghiệt của nhiệt độ thấp… và đó là lý do tại sao mùa đông là mùa của cảm cúm.
Lớp “áo khoác” béo ngậy này sẽ tan chảy khi xâm nhập vào hệ hô hấp, trở thành những vi rút đầy sức sống, gây bệnh cho các tế bào, nhóm nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia mô tả.
Cũng trong bản báo cáo mới này, Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ đã công bố những cách phòng và điều trị mới đối với căn bệnh cúm.
Các vi rút không thể tái tạo chính chúng nhưng lại có thể điều khiển được các tế bào sống. Các vi rút cúm có một màng bọc ngoài giống như một chiếc áo khoác mà có khả năng xuyên thủng màng tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng sẽ truyền các mật mã gien vào tế bào, biến tế bào thành nhà máy sản xuất vi rút.
Một số loại vi rút lại có khả năng phá vỡ màng tế bào nhưng thay vì sinh sôi trong tế bào chủ, chúng sẽ sử dụng các dưỡng chất có trong tế bào để tạo ra một cái màng mới giúp bảo vệ chúng.
Ở nhiệt độ lạnh, các chất lỏng thường đặt lại, bám trên quần áo, bát đĩa, da dẻ… làm cho việc “tẩy” sạch các vi rút khỏi tay và các bề mặt trở nên khó khăn hơn, vì thế con người cũng dễ nhiễm cúm hơn.
Trong khi đó, vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời sẽ làm tan chảy “lớp áo khoác” bảo vệ, vi rút cúm dễ dàng bị tiêu diệt.
Chắc chắn, phát hiện thú vị này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những cách mới để tiêu diệt những con vi rút cúm đáng ghét.
(Theo Dân trí)
Lớp “áo khoác” béo ngậy này sẽ tan chảy khi xâm nhập vào hệ hô hấp, trở thành những vi rút đầy sức sống, gây bệnh cho các tế bào, nhóm nghiên cứu của Viện Sức khỏe quốc gia mô tả.
Cũng trong bản báo cáo mới này, Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ đã công bố những cách phòng và điều trị mới đối với căn bệnh cúm.
Các vi rút không thể tái tạo chính chúng nhưng lại có thể điều khiển được các tế bào sống. Các vi rút cúm có một màng bọc ngoài giống như một chiếc áo khoác mà có khả năng xuyên thủng màng tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Chúng sẽ truyền các mật mã gien vào tế bào, biến tế bào thành nhà máy sản xuất vi rút.
Một số loại vi rút lại có khả năng phá vỡ màng tế bào nhưng thay vì sinh sôi trong tế bào chủ, chúng sẽ sử dụng các dưỡng chất có trong tế bào để tạo ra một cái màng mới giúp bảo vệ chúng.
Ở nhiệt độ lạnh, các chất lỏng thường đặt lại, bám trên quần áo, bát đĩa, da dẻ… làm cho việc “tẩy” sạch các vi rút khỏi tay và các bề mặt trở nên khó khăn hơn, vì thế con người cũng dễ nhiễm cúm hơn.
Trong khi đó, vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời sẽ làm tan chảy “lớp áo khoác” bảo vệ, vi rút cúm dễ dàng bị tiêu diệt.
Chắc chắn, phát hiện thú vị này sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra những cách mới để tiêu diệt những con vi rút cúm đáng ghét.
(Theo Dân trí)
0 Comments:
Post a Comment