Hẳn nhiều người trong chúng ta không nhận ra vai trò quan trọng của kali trong cơ thể. Nó quan trọng đối với sức khỏe cơ, việc thực hiện chức năng dây thần kinh và hệ thống tim mạch.
Điều gì sẽ xảy ra khi kali xuống thấp, theo trang Female First.
Cơ có cảm giác yếu
Kali có vai trò thiết yếu đối với quá trình chuyển đổi đường huyết thành glycogen (nhiên liệu được tích trữ trong cơ và gan). Vì thế, khi mức kali xuống thấp, bạn phải chịu tình trạng yếu cơ suốt ngày hoặc khi tập thể dục. Mức kali thấp có thể khiến quá nhiều calcium bị bài tiết trong nước tiểu, vốn cũng có thể tác động đến sức khỏe xương.
Cơ bị co thắt
Kali cần để cơ hoạt động hiệu quả, vì thế khi mức kali xuống thấp, bạn có thể bị phải chịu đau nhức và thậm chí bị co thắt cơ.
Bạn luôn mệt mỏi
Mệt mỏi có thể là một triệu chứng khi việc tích trữ glycogen trong gan và cơ bị tổn hại vì mức kali thấp. Mức kali thấp có thể tác động đến hiệu quả của các xung lực thần kinh và tín hiệu điện cần cho để não thực hiện tốt chức năng, và có thể góp phần gây ra tình trạng sương mù trí não, đau đầu, đau nửa đầu và tâm trạng xuống thấp.
Bạn bị táo bón
Cơ thể cần kali để có sự cân bằng dịch tốt bên trong đường tiêu hóa, và khi mức kali xuống thấp, tính a xít của a xít bao tử giảm xuống, và bạn có nguy cơ không hấp thu đủ dưỡng chất, gây ra tình trạng táo bón, đầy bụng và đau quặn bụng.
Bạn có huyết áp cao
Cùng với magnesium và calcium, kali kiểm soát chất dịch trong các tế bào. Không có đủ kali, chất dịch bị tích tụ và thành mạch máu có thể bị ép, qua đó có thể khiến huyết áp tăng lên.
Mức kali thấp có thể gây ra tình trạng đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây ngừng tim.
Bạn thấy choáng váng, uể oải và đau nhói
Một trong nhiều công việc của kali là giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Khi bạn không có đủ kali, bạn có thể chịu tình trạng đau nhói ở cánh tay và chân, cũng như tình trạng tê cóng. Một sự giảm mạnh mức kali có thể làm chậm nhịp tim, khiến bạn quay cuồng và tạo cảm giác như thể bạn sắp lả đi.
Quyên Quân/Theo Thanh Niên
0 Comments:
Post a Comment