Người Mỹ gốc Á thường được xem là những người thông minh, siêng năng và trong một số trường hợp...còn quyến rũ nữa.
Hoa Kỳ là nơi sinh cư của những người nhập cư và các nền văn hóa từ khắp thế giới và điều này dẫn đến nhiều định kiến, thường là tiêu cực. Thế nhưng có một nhóm sắc dân thiểu số được dán nhãn là 'dân thiểu số gương mẫu'– Người Mỹ gốc Á'. Họ thường được xem là những người thông minh, siêng năng và trong một số trường hợp còn quyến rũ nữa. Tuy vậy, một số người Mỹ gốc Á nói rằng ngay cả các định kiến tích cực vẫn có thể có tác động tiêu cực. Thông tín viên Elizabeth Lee tường trình từ Los Angeles.
Trong một đất nước được cấu thành bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi nhóm dân thiểu số ở Mỹ dường như đều đối mặt với định kiến, thường là tiêu cực. Thế nhưng người Mỹ gốc Á thường được xem là khối dân thiểu số gương mẫu
Một người Mỹ gốc Philippines, anh Edwin Santos, nhớ lại điều mà một lần cấp trên nói với anh.
"'Người Philippines hay người Á Châu, họ là những nhân viên rất chăm chỉ. Đúng thế'. Phải, chúng tôi là như thế. Và rồi bà ấy đã thuê nhiều người trong chúng tôi hơn, điều này thật kỳ diệu."
Một người Mỹ gốc Hoa Joy Chen, cho biết cũng có quan niệm tương tự trong lớp học.
“Các giáo viên trông đợi bạn đạt thành tích tốt. Khi giáo viên có những kỳ vọng tích cực, điều đó thực sự khích lệ bạn làm việc tốt hơn.”
Bà Chen, một cựu giới chức thành phố Los Angeles, cho rằng quan niệm này có thể giúp cho người Mỹ gốc Á, nhưng nó cũng có thể tạo ra những thành kiến sai lạc về các nền văn hóa khác.
“Có nhiều người đến với tôi và nói 'Bà Joy ơi, lý do khiến người Mỹ gốc Mexico hay người da đen không vào đại học là những lý do về văn hóa, họ không đặt nặng vấn đề giáo dục như người da trắng chúng tôi và người châu Á. Và điều đó rất tai hại.'
Nghệ sĩ Kristina Wong nói thành kiến 'dân thiểu số gương mẫu' cũng có thể tác động tiêu cực đối với con cháu những người gốc Á.
“Bởi vì bề ngoài là họ quá hoàn hảo. Họ làm mọi thứ rất tốt, họ tuyệt mỹ, họ không có bất cứ vấn đề gì. Kết cục xảy ra là chúng ta không nhìn thấy những vấn đề tồn tại ở dưới bề mặt đó”.
Để phá vỡ các thành kiến, bà Wong xem xét những vấn đề về sức khỏe tâm thần, hiện tượng trầm cảm và tự tử ở phụ nữ Mỹ gốc Á nhân một trong những buổi trình diễn của bà. Nhiều người có thể không nhận được sự giúp đỡ cần thiết, theo giảng viên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á Genevieve Erin O’Brien.
“Người Mỹ gốc Á có mối quan hệ đa văn hóa và song văn hóa với lai lịch. Và có nhiều khi, ngay cả một người nào đó thuộc thế hệ thứ tư người Mỹ gốc Nhật, họ vẫn có một mối quan hệ xa cách về mặt sức khỏe tâm thần. Đó vẫn được coi là một sự kỳ thị.”
Thông qua các buổi trình diễn và các bài viết, bà Wong muốn phá bỏ những thành kiến chung, trong đó có một thành kiến dẫn đến sự kiện một số người đàn ông không phải châu Á đặc biệt muốn theo đuổi các phụ nữ Á châu. Bà Wong nói:
“Tôi không thích cái khái niệm chủng tộc đang bị rút xuống thành một vấn đề mỹ quan.”
Thế nhưng không phải ai cũng nghĩ đây là một vấn đề.
Một phụ nữ cho biết:
“Nếu đó là điều mà bạn bị thu hút, bạn không thể làm khác được.”
Một người đàn ông nói:
“Phải, tôi nghĩ miễn là những sở thích về chủng tộc hay sắc tộc không biểu hiện một cách tai hại, tỷ như trong cách hành xử bất xứng đối với người khác, thì tôi không thấy có vấn đề gì”.
Nhưng nó đã vượt ra ngoài phạm vi một sở thích đơn giản đối với một số người đàn ông, theo nhận định của bà O’Brien:
“Phụ nữ Mỹ gốc Á được trông đợi là có các phẩm chất như trinh tiết, nhưng đồng thời lại cực kỳ mê sắc dục.”
Đối phó với những thành kiến này, cho dù là trong lớp học hoặc…trên sân khấu, bà Wong nói điều quan trọng là nói về các vấn đề đó một cách cởi mở là rất quan trọng để những quan niệm sai lạc có thể được chỉnh sửa.
Elizabeth Lee/BM
Hoa Kỳ là nơi sinh cư của những người nhập cư và các nền văn hóa từ khắp thế giới và điều này dẫn đến nhiều định kiến, thường là tiêu cực. Thế nhưng có một nhóm sắc dân thiểu số được dán nhãn là 'dân thiểu số gương mẫu'– Người Mỹ gốc Á'. Họ thường được xem là những người thông minh, siêng năng và trong một số trường hợp còn quyến rũ nữa. Tuy vậy, một số người Mỹ gốc Á nói rằng ngay cả các định kiến tích cực vẫn có thể có tác động tiêu cực. Thông tín viên Elizabeth Lee tường trình từ Los Angeles.
Trong một đất nước được cấu thành bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, mỗi nhóm dân thiểu số ở Mỹ dường như đều đối mặt với định kiến, thường là tiêu cực. Thế nhưng người Mỹ gốc Á thường được xem là khối dân thiểu số gương mẫu
Một người Mỹ gốc Philippines, anh Edwin Santos, nhớ lại điều mà một lần cấp trên nói với anh.
"'Người Philippines hay người Á Châu, họ là những nhân viên rất chăm chỉ. Đúng thế'. Phải, chúng tôi là như thế. Và rồi bà ấy đã thuê nhiều người trong chúng tôi hơn, điều này thật kỳ diệu."
Một người Mỹ gốc Hoa Joy Chen, cho biết cũng có quan niệm tương tự trong lớp học.
“Các giáo viên trông đợi bạn đạt thành tích tốt. Khi giáo viên có những kỳ vọng tích cực, điều đó thực sự khích lệ bạn làm việc tốt hơn.”
Bà Chen, một cựu giới chức thành phố Los Angeles, cho rằng quan niệm này có thể giúp cho người Mỹ gốc Á, nhưng nó cũng có thể tạo ra những thành kiến sai lạc về các nền văn hóa khác.
“Có nhiều người đến với tôi và nói 'Bà Joy ơi, lý do khiến người Mỹ gốc Mexico hay người da đen không vào đại học là những lý do về văn hóa, họ không đặt nặng vấn đề giáo dục như người da trắng chúng tôi và người châu Á. Và điều đó rất tai hại.'
Nghệ sĩ Kristina Wong nói thành kiến 'dân thiểu số gương mẫu' cũng có thể tác động tiêu cực đối với con cháu những người gốc Á.
“Bởi vì bề ngoài là họ quá hoàn hảo. Họ làm mọi thứ rất tốt, họ tuyệt mỹ, họ không có bất cứ vấn đề gì. Kết cục xảy ra là chúng ta không nhìn thấy những vấn đề tồn tại ở dưới bề mặt đó”.
Để phá vỡ các thành kiến, bà Wong xem xét những vấn đề về sức khỏe tâm thần, hiện tượng trầm cảm và tự tử ở phụ nữ Mỹ gốc Á nhân một trong những buổi trình diễn của bà. Nhiều người có thể không nhận được sự giúp đỡ cần thiết, theo giảng viên nghiên cứu về người Mỹ gốc Á Genevieve Erin O’Brien.
“Người Mỹ gốc Á có mối quan hệ đa văn hóa và song văn hóa với lai lịch. Và có nhiều khi, ngay cả một người nào đó thuộc thế hệ thứ tư người Mỹ gốc Nhật, họ vẫn có một mối quan hệ xa cách về mặt sức khỏe tâm thần. Đó vẫn được coi là một sự kỳ thị.”
Thông qua các buổi trình diễn và các bài viết, bà Wong muốn phá bỏ những thành kiến chung, trong đó có một thành kiến dẫn đến sự kiện một số người đàn ông không phải châu Á đặc biệt muốn theo đuổi các phụ nữ Á châu. Bà Wong nói:
“Tôi không thích cái khái niệm chủng tộc đang bị rút xuống thành một vấn đề mỹ quan.”
Thế nhưng không phải ai cũng nghĩ đây là một vấn đề.
Một phụ nữ cho biết:
“Nếu đó là điều mà bạn bị thu hút, bạn không thể làm khác được.”
Một người đàn ông nói:
“Phải, tôi nghĩ miễn là những sở thích về chủng tộc hay sắc tộc không biểu hiện một cách tai hại, tỷ như trong cách hành xử bất xứng đối với người khác, thì tôi không thấy có vấn đề gì”.
Nhưng nó đã vượt ra ngoài phạm vi một sở thích đơn giản đối với một số người đàn ông, theo nhận định của bà O’Brien:
“Phụ nữ Mỹ gốc Á được trông đợi là có các phẩm chất như trinh tiết, nhưng đồng thời lại cực kỳ mê sắc dục.”
Đối phó với những thành kiến này, cho dù là trong lớp học hoặc…trên sân khấu, bà Wong nói điều quan trọng là nói về các vấn đề đó một cách cởi mở là rất quan trọng để những quan niệm sai lạc có thể được chỉnh sửa.
Elizabeth Lee/BM
0 Comments:
Post a Comment