Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về sản xuất vàng với khoảng 320 tấn một năm.
1. Trung Quốc
Trung Quốc rõ ràng là một cường quốc kinh tế toàn cầu. Kể từ khi tiến hành cải cách vào năm 1978, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn nhất và nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai thế giới.
Trung Quốc cũng đã vượt lên giành được ngôi vị thứ hai thế giới về tổng giá trị GDP danh nghĩa và chỉ số sức mua tương đương, chỉ đứng sau siêu cường Mỹ. Giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 làm hầu hết các nền kinh tế bất ổn, nhưng lại là cơ hội cho Trung Quốc.
Với lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, Trung Quốc đã tung ra kế hoạch kích thích kinh tế trị giá hàng trăm tỷ USD, thúc đẩy nền kinh tế nội địa phục hồi mạnh và tăng trưởng.
2. Mỹ
Sản lượng vàng: 223 tấn
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP 15.000 tỷ USD của Mỹ chiếm 23% GDP toàn cầu xét theo tỷ giá hối đoái và hơn 20% GDP toàn cầu tính theo sức mua tương đương. Mỹ hiện là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba toàn cầu.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Mỹ lại là một gánh nặng. Năm 2010, con số này lên tới 624,9 tỷ USD. Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản và Đức là các đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Quốc gia này hiện đứng thứ 9 trên thế giới về GDP danh nghĩa bình quân đầu người và thứ 6 về GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương.
3. Australia
Sản lượng vàng: 222 tấn
Australia là nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới và là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn hàng thứ 7 toàn cầu. Quốc gia này có GDP bình quân đầu người ở mức khá cao, trong khi tỷ lệ đói nghèo rất thấp. Tổng nợ công của Australia vào khoảng 190 tỷ USD.
Tuy nhiên, "xứ sở chuột túi" nằm trong số các quốc gia có mức giá nhà ở và tỷ lệ nợ hộ gia đình thuộc hàng cao nhất thế giới. Các ngành dịch vụ của nền kinh tế, như du lịch, giáo dục, dịch vụ tài chính hiện đang đóng góp khoảng 70% tổng giá trị GDP.
4. Nga
Sản lượng vàng: 205 tấn
Nga là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới về GDP danh nghĩa và thứ 6 thế giới về sức mua tương đương. Quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là về dầu mỏ và khí đốt.
5. Nam Phi
Sản lượng vàng: 198 tấn
Theo công bố của Ngân hàng Thế giới, Nam Phi là nền kinh tế có thu nhập trên trung bình và là một trong số 4 quốc gia của châu Phi thuộc diện này (các nước khác là Botswana, Gabon và Mauritius). Xét về bình diện GDP, Nam Phi là nền kinh tế lớn nhất lục địa đen và đứng thứ 28 trên toàn cầu.
Tuy nhiên, Nam Phi có tỷ lệ đói nghèo khá cao, GDP đầu người thấp. Khoảng 1/4 dân số ở quốc gia này bị thất nghiệp và sống dưới mức 1,25 USD một ngày.
6. Peru
Sản lượng vàng: 182 tấn
Peru thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế theo định hướng thị trường. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của Peru là 5.195 USD, trong khi chỉ số phát triển con người là 0,723 điểm.
Nền kinh tế của quốc gia này chủ yếu nương tựa vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cũng theo số liệu năm 2010, 31,3% tổng dân số của Peru ở tình trạng nghèo đói.
7. Indonesia
Sản lượng vàng: 128 tấn
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á và là một thành viên của Nhóm 20 quốc gia phát triển và mới nổi (G-20). GDP danh nghĩa năm 2010 của Indonesia vào khoảng 706,73 tỷ USD và GDP danh nghĩa bình quân đầu người ở mức 3.015 USD.
8. Canada
Sản lượng vàng: 97 tấn
Canada là một trong những nước giàu nhất thế giới, với thu nhập bình quân đầu người ở mức cao. Quốc gia này hiện là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng như Nhóm 8 nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới (G8).
Canada là một trong 10 quốc gia có thương mại hàng đầu thế giới. Các nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất từ Canada là Mỹ, Anh và Nhật Bản.
9. Ghana
Sản lượng vàng: 97 tấn
Ghana có tên trong danh sách các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2011, theo kết quả cuộc điều tra của Tổ chức Quan sát Kinh tế. Quốc gia này thuộc nhóm các nền kinh tế thu nhập trung bình.
Ghana sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
10. Uzbekistan
Sản lượng vàng: 73 tấn
Uzbekistan hiện là nhà sản xuất lớn thứ 6 và nhà xuất khẩu lớn thứ 7 thế giới về bông. Quốc gia này cũng nổi tiếng là nhà sản xuất lớn trong khu vực về khí đốt, than đá, đồng, dầu thô, bạc và uranium.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp chính thức rất thấp, thì tỷ lệ thiếu việc làm (đặc biệt là ở các vùng nông thôn) lại chiếm tới 20%.
VnEconomy
0 Comments:
Post a Comment