Với nhiệm vụ thu thập thông tin quan trọng về các quốc gia ngoại quốc, các cơ quan tình báo trở thành biểu tượng sức mạnh của mỗi quốc gia.
Cơ quan tình báo thường trực thuộc trực tiếp chính phủ với nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc gia và quốc phòng. Hoạt động của thành viên cơ quan này thường nằm ngoài tầm theo dõi của công chúng nói chung.
Những thành công của các cơ quan thường thầm lặng và ít được biết rộng rãi ngay tại thời điểm họ thực hiện. Trong khi đó, những thất bại lại luôn trở thành tiêu đề chỉ trích chính trên các mặt báo.
Dưới đây là danh sách 10 cơ quan tình báo hoạt động tốt nhất trên thế giới, dựa trên tỷ lệ thành công cũng như kiểm soát tình hình một cách hiệu quả.
Cơ quan CSIS (Canada)
Thành lập ngày 21-6-1984 dưới tác động của Hội đồng Hoàng gia Canada nhằm tách hoạt động tình báo khỏi cảnh sát, Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) đặt trụ sở chính tại số 1941 đường Ogilvie, Ottawa, bang Ontario.
Biểu tượng của cơ quan CSIS
CSIS chịu trách nhiệm trước Nghị viện thông qua Bộ trưởng An ninh Công cộng và dưới sự giám sát của Hệ thống Tòa liên bang, Thanh tra trưởng của CSIS và Hội đồng Đánh giá Tình báo An ninh (SIRC).
Quy mô của CSIS gồm khoảng 2.449 nhân viên với ngân quỹ hàng năm khoảng 506,7 triệu USD (theo dự toán ngân sách giai đoạn 2010-2011).
Giống như MI5 của Anh và CIA của Mỹ, về mặt danh nghĩa, CSIS là cơ quan dân sự, không thuộc cảnh sát hay quân đội. Tuy nhiên, hoạt động gắn liền chặt chẽ.
Nhiệm vụ chính của CSIS là “tình báo an ninh” liên quan đe dọa an ninh quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, chống gián điệp và “tình báo nước ngoài” là thu thập các thông tin liên quan hoạt động chính trị, kinh tế của nước ngoài.
Giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới II, CSIS hợp tác cùng cơ quan tình báo của Anh, Mỹ, Australia để chia sẻ các thông tin tình báo liên quan các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, CSIS được giao nhiệm vụ theo dõi các gián điệp ở Canada dựa nhiều vào việc sử dụng “thiết bị công nghệ” để vén màn các hoạt động gián điệp. Thời gian gần đây, CSIS tham gia vào liên minh chống gián điệp từ nhóm tình báo của Trung Quốc.
Một nhiệm vụ khác của CSIS là ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp vào Canada có nguy cơ an ninh tiềm ẩn với đất nước.
Cơ quan ASIS (Australia)
Cơ quan tình báo Australia được thành lập ngày 13-5-1952, là cơ quan tình báo của chính phủ chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo nước ngoài, tham gia hoạt động hợp tác tình báo với cơ quan ngoài nước nhằm bảo vệ các lợi ích sống còn của Australia.
Đặt trụ sở chính tại Canberra, số nhân viên chính thức của ASIS không được công khai. Theo số liệu 2009, ngân sách hàng năm dành cho cơ quan này là 263,3 triệu USD Australia.
Bản thân sự tồn tại của ASIS cũng là bí hiểm đối với không ít thành viên chính phủ, thậm chí đã từng “tàng hình” trong suốt 20 năm.
Mãi đến 1-11-1972, hoạt động của ASIS mới được tờ Daily Telegraph phơi bày trước công luận sau khi phát hiện việc tuyển dụng đặc vụ ASIS từ các trường đại học để làm gián điệp ở châu Á.
Nhiệm vụ chính của ASIS là thu thập thông tin chủ yếu từ châu Á và Thái Bình Dương thông qua các trụ sở tình báo đặt ở nhiều nơi.
Con đường hoạt động của ASIS không êm đẹp. Hàng loạt cú sốc giai đoạn những năm 1980-1990 đã khiến chính phủ Australia tiến hành các điều tra chi tiết, dẫn đến sự cải tổ toàn diện của cơ quan này.
Mãi đến 2001, với đạo luật Hoạt động Tình báo, ASIS đã có cơ sở pháp lý về hoạt động được công khai với công chúng.
Bằng phân tích và xử lý thông tin tình báo, cơ quan này sẽ cung cấp thông tin tình báo tối mật về khả năng, năng lực, ý định và hoạt động của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Australia có khả năng tác động tới lợi ích của đất nước và công dân Australia.
Cơ quan RAW (Ấn Độ)
Sau khi trải qua 2 cuộc chiến liên tiếp, Ấn Độ-Trung Quốc (năm 1962) và Ấn Độ-Pakistan (năm 1965), Chính phủ Ấn Độ nhận ra sự yếu kém trong hoạt động thu thập thông tin có tác động nghiêm trọng như thế nào.
Chính vì vậy, Cơ quan Nghiên cứu và Phân tích (RAW) được thành lập ngày 21-9-1968, là tổ chức tình báo bên ngoài Ấn Độ, còn hoạt động tình báo trong nước sẽ chỉ do Cục Tình báo đảm nhiệm.
Trụ sở chính của RAW đặt tại New Delhi với giám đốc là Sanjeev Tripathi. Ngân sách và nhân lực của cơ quan này không được công bố.
Nhiệm vụ giao phó cho RAW rất đa dạng từ khi bắt đầu thành lập, bao gồm: kiểm soát các phát triển về chính trị, quân sự của các nước láng giềng.
Sự tập trung của RAW là tới Pakistan và Trung Quốc, hai đối thủ hàng đầu của nước này. Ngoài ra, RAW còn thực hiện việc kiểm soát và hạn chế nguồn cung cấp hàng hóa quân sự từ các nước châu Âu, Mỹ tới Pakistan.
Một điểm đặc biệt, các thành công của RAW được công chúng biết đến khá rộng rãi, ví dụ như: Hỗ trợ việc Bangladesh trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nước này thông qua việc huấn luyện và trang bị vũ khí cho nhóm vũ trang Mukti Bahini.
RAW còn đảm bảo bí mật cho chương trình hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ trong chiến dịch Phật cười và tham gia chống chủ nghĩa Apartheid ở các nước châu Phi độc lập, đặc biệt ở Nam Phi và Namibia.
Cơ quan này còn phối hợp với Mỹ trong việc cung cấp thông tin về cơ sở huấn luyện đào tạo của Taliban ở Afghanistan và Pakistan cũng như các thông tin về các cuộc tấn công của Osama bin Laden.
Cơ quan MOSSAD (Israel)
Mossad (Cơ quan tình báo và Chiến dịch Đặc biệt) được thành lập ngày 13-12-1949, có trụ sở tại Tel Aviv với số đặc vụ khoảng 1.200 người), nằm dưới sự chỉ đạo của văn phòng Thủ tướng Israel.
Mossad là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Tình báo Israel, bên cạnh Aman (cơ quan tình báo quân sự) và Shin Bet (cơ quan tình báo quốc nội).
Nhiệm vụ chính của Mossad là thu thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật, bao gồm cả việc ám sát mục tiêu và hoạt động bán quân sự bên ngoài lãnh thổ Israel như đưa người Hồi giáo về Israel từ các nước mà việc di cư của người Hồi giáo bị cấm hay bảo vệ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.
Các thành tích của Mossad có thể ghi thành một danh sách dài ngay kể từ khi mới thành lập. Năm 1960, các đặc vụ Mossad đã phát hiện cựu lãnh đạo phát xít Đức, Adolf Eichmann đang sống ở Arghentina với tên giả là Ricardo Klement và thực hiện sự trả thù cho những nạn nhân Do Thái.
Vào tháng 8-2011, Mossad đã có được nhiều thông tin về cuộc tấn công vào các địa điểm “dễ bị tổn tại” tại nước Mỹ và cảnh báo FBI, tuy nhiên không nhận được sự phản hồi hợp lý. Chính vì thế, các phần tử khủng bố đã thành công trong vụ tấn công 11-9 mà không có sự phản ứng kịp của tình báo Mỹ nói riêng và hệ thống an ninh-quốc phòng Mỹ.
Mossad cũng tiến hành việc bắt cóc một công dân Israel đã tố giác chương trình hạt nhân của nước này từ Anh về Italy. Cơ quan này còn hỗ trợ MI5 của Anh trong việc nhận dạng các tên khủng bố al-Qaeda, cầm đầu trong vụ khủng bố ga tàu điện ngầm ở Anh.
Cơ quan BND (Đức)
Trực thuộc sự quản lý của Văn Phòng Thủ tướng, có trụ sở tại Pullach (gần Munich) và Berlin, cơ quan tình báo Đức có lịch sử tròn 55 năm. Theo số liệu năm 2005, lượng đặc vụ của BND khoảng 6.050 người. Ngân sách dành cho cơ quan này năm 2009 là 460 triệu Euro.
Cơ quan tình báo này có khoảng 300 trụ sở hoạt động ở Đức và các nước ngoài. Với vai trò là hệ thống cảnh báo sớm tới chính quyền Đức về các đe dọa lợi ích tới đất nước từ các quốc gia bên ngoài. BND phụ thuộc nhiều vào việc nghe trộm và các thiết bị do thám điện tử đối với việc liên lạc quốc tế.
BND thu thập và đánh giá các thông tin trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.
Ban đầu, là cơ quan tình báo của Tây Đức, BND đã giành nhiều thành công trong giai đoạn căng thẳng Đông-Tây Đức, với việc hiểu biết rõ về từng chiếc cầu, bệnh viện, độ dài của sân bay hay thậm chí độ rộng của con đường của phía Đông Đức.
Một trong những thành công nhất là việc BND đã dự đoán chính xác về Chiến tranh 6 ngày ở Trung Đông hồi đầu tháng 6-1967. Lãnh đạo của BND đã thông báo cho CIA về ngày giờ cụ thể mà Israel sẽ tấn công một loạt các nước ở khu vực này.
BND cũng đóng vai trò quan trọng trong vai trò làm trung gian để tiến hành thỏa thuận bí mật giữa Israel - Hezbollah, từ đó tiến tới trao đổi tù nhân giữa 2 nước năm 2008.
CIA, MI-6 là những cái tên nổi tiếng, nhưng ISI mới được coi là tổ chức tình báo hoạt động hiệu quả nhất thế giới.
(ĐVO) Cơ quan DGSE (Pháp)
Cơ quan Tổng quản lý An ninh Ngoại quốc có lịch sử non trẻ so với các tổ chức tình báo lâu đời khác trên thế giới, mới chỉ thành lập ngày 2/4/1982.
DGSE chịu sự điều hành của Bộ Quốc Phòng Pháp cùng với Tổng quản lý An ninh Quốc nội (DCRI), làm nhiệm vụ cung cấp tin tình báo liên quan đến an ninh quốc gia bằng các hoạt động bán quân sự và công tác phản gián ở nước ngoài.
Hoạt động của cơ quan tình báo này là thu thập thông tin từ các nguồn ngoài nước để hỗ trợ với các quyết định quân sự và chiến lược của các nhà hoạch định chính sách.
Trụ sở chính của DGSE tại 141 Boulevard Mortier, Paris với giám đốc hiện tại là Erard Corbin de Mangoux. Số lượng thành viên của cơ quan này khoảng 4.620 đặc vụ (số liệu năm 2007) cùng với lượng gián điệp tình nguyện khác. Ngân sách dành cho hoạt động của cơ quan này là 543,8 triệu Euro.
Cơ quan DGSE đã từng khai thác mạng lưới “Nicobar” nhằm hỗ trợ cho thương vụ bán 43 chiến đấu cơ Mirage-2000 của các công ty quốc phòng Pháp cho Ấn Độ với trị giá gần hơn 2 tỷ USD và mua được thông tin về loại giáp sử dụng trong xe tăng T-72 của Liên Xô.
Một trong những thành công quan trọng của cơ quan này là ngăn chặn hơn 15 vụ tấn công khủng bố nhằm vào Pháp từ sau vụ 11/9 ở Mỹ. Cũng chính cơ quan này đã đóng vai trò chủ đạo trong vụ giải cứu hai nhà báo Pháp bị bắt làm con tin suốt 124 ngày ở Iraq.
Cơ quan FSB (Nga)
Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) là cơ quan tình báo quy mô lớn và độc nhất tại Nga, là người kế thừa của các tổ chức khác từ thời Liên xô như Cheka, NKVD và KGB.
Được thành lập chính thức ngày 3/4/1995, số lượng nhân viên đặc viên của cơ quan tương đối lớn, từ 200.000-300.000 người (khoảng 62.000 đặc vụ, 4.000 lính đặc nhiệm và 160.000-200.000 biên phòng) để đảm bảo có thể trải đều trên đất nước rộng nhất thế giới này. Trụ sở chính của FSB đặt tại quảng trường Lubyanka, Moscow.
Nhiệm vụ chính của FSB là các hoạt động tình báo nội địa, bao gồm: phản gián, chống lại tổ chức tội phạm, khủng bố và buôn thuốc phiện. Còn trách nhiệm tình báo gián điệp ngoài nước thuộc về Cơ quan Tình báo Ngoại quốc Nga (FIS), tuy nhiên FAPSI (Cục liên bang về Thông tin và giao tiếp chính phủ) trực thuộc FSB có thể tiến hành hoạt động giám sát điện tử ngoài nước Nga.
Thủ tướng Vladimir Putin từng được bổ nhiệm là Giám đốc của FSB năm 1998 dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin. Sau khi lên làm Tổng thống, ông Putin đã cải tổ cấu trúc của FSB sau nhiều chỉ trích về chất lượng hoạt động của cơ quan này.
FSB đặc biệt thành công trong nhiệm vụ chống khủng bố khi nguy cơ này tăng cao từ sau vụ bắt cóc con tin rạp hát Moscow năm 2002. Trong vụ giải cứu con tin trong vụ tấn công bắt giữ con tin ở trường Beslan, FSB đã ghi điểm trong nỗ lực tìm kiếm và tiêu diệt tên đầu não của nhóm khủng bố trong thảm họa là Shamil Basayev khi người này đang tham gia phi vụ buôn bán vũ khí.
Hiệu quả của công tác chống khủng bố đã khiến con số các vụ tấn công khủng bố của Nga giảm mạnh trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của Putin, từ 257 (năm 2005) xuống chỉ còn 48 (năm 2007).
Công tác phản gián của FSB cũng có hiệu quả, ví dụ như có khoảng 400 điệp viên nước ngoài bị lộ từ trong 2 năm: 1995 và 1996; hoặc trong năm 2007, ngăn chặn hơn 100 điệp viên. Các nhà khoa học làm gián điệp hay bán công nghệ cho nước ngoài bất hợp pháp cũng bị FSB bắt giữ như Igor Sutyagin, Valentin Danilov..
Cơ quan MI6 (Anh)
Được hình thành rất sớm, từ năm 1909 với tên gọi Cục Hoạt động Bí mật (SSB) có trụ sở tại Vauxhall Cross, London, cơ quan tình báo MI6 đã sớm trở thành huyển thoại với hiệu quả trong hoạt động của mình nhưng tính bí mật của chúng thì mãi sau này mới dần hé lộ.
MI6 đảm nhiệm vai trò tình báo ngoài nước, trong khi MI5 đảm nhiệm hoạt động an ninh trong nước, cùng với Trụ sở Liên lạc Chính phủ (GCHQ) và Tình báo quốc phòng (DI), đều trực thuộc sự chỉ đạo của Hội đồng Tình báo chung (JIC).
Tên gọi MI6 xuất phát từ tên gắn trên tàu hiệu của Anh trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, vì trước đó nó được biết đến dưới nhiều cái tên. Mãi đến năm 1994, sự tồn tại của cơ quan này mới được công khai.
Trong thời kỳ đầu, SSB chia theo mảng lục quân và hải quân nhằm tập trung vào hoạt động của Đế chế Đức thông qua hoạt động gián điệp và phản gián.
Đến những năm 1920, MI6 hướng đến hoạt động gián điệp tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt Liên Xô. Tiêu biểu là chiến dịch lật đổ chính quyền Xô Viết năm 1918 bởi đặc vụ Sidney George Reilly và Robert Lockhart.
Hoạt động của MI6 nổi bật nhất trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai với hoạt động giải mã điện tín mật hay cung cấp thông tin tình báo sai lệch cho Đức phát xít.
Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh Lạnh, vai trò và hoạt động của MI6 có thay đổi do mối lo ngại với Liên Xô không còn cấp bách, thay vào đó là khu vực Bắc Ireland, Trung Đông..
Mới đây nhất, theo một số nguồn tin, nhờ vào những thiết bị tình báo điện tử ELINT trị giá tới 25 triệu Euro đã giúp MI6 phát hiện nơi ẩn náu và giúp bắt giữ Đại tá Saif Gaddafi tại Libya thông qua phát hiện tín hiệu cuộc gọi mà cơ quan này gài sẵn “bọ”.
Cơ quan CIA (Mỹ)
Nổi tiếng không chỉ ngoài đời thật mà còn trên phim ảnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ chắc chắn là một trong những tổ chức hoạt động tình báo hiệu quả nhất trên thế giới. CIA được thành lập ngày 18/9/1947, có trụ sở đặt tại Langley, bang Virginia.
Số lượng đặc vụ của CIA là một điều bí mật cũng như con số về số tiền mà chính phủ Mỹ rót hàng năm cho hoạt động của tổ chức này. Chỉ có một vài vụ thông tin rò rỉ, như của cựu nhân viên CIA Mary Graham về ngân sách hàng năm cho CIA khoảng 44 tỷ USD.
CIA, một trong những cơ quan tình báo quyền lực nhất thế giới.
Trách nhiệm chính của CIA là cung cấp các đánh giá tình báo an ninh cho các nhà hoạch định chiến lược cấp cao về chính phủ các nước nhằm đề ra biện pháp thích hợp; thực hiện việc tuyên truyền về hình ảnh về chính quyền Mỹ và thực hiện một số hoạt động ngầm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống.
Mặc dù nhiệm vụ chính là tình báo, CIA còn có thể thành lập các bộ phận chiến lược để tiến hành các nhiệm vụ khẩn cấp đòi hòi sự can thiệp, ngăn chặn và giải trừ đe dọa về vũ khí. Lực lượng này cũng sử dụng thay thế cho quân đội trong một số trường hợp để ngăn ngừa nguy cơ về tuyên bố chiến tranh.
CIA là người kế nhiệm của Cơ quan tình báo chiến lược OSS, được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cho đến hiện nay, cơ cấu tổ chức của CIA rất lớn và đa dạng, phân theo các lĩnh vực liên quan và cả khu vực hoạt động.
Cuộc chiến chống khủng bố là hoạt động ưu tiên hàng đầu của CIA, với việc thành lập Trung tâm chống khủng bố từ năm 1986 để xử lý vấn đề này. Cuộc chiến dài hơi nhất của CIA là xây dựng chiến lược toàn diện để đối phó với mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Thành tích mới nhất của cơ quan này là việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan.
Cơ quan ISI (Pakistan)
Sẽ không khỏi bất ngờ khi Cơ quan tình báo Pakistan được coi là tổ chức hoạt động hiệu quả nhất thế giới, kể từ thời điểm thành lập năm 1948. Trụ sở chính tại thủ phủ Islamabad, cơ quan này ban đầu thành lập nhằm hỗ trợ hoạt động của Cục tình báo quân sự Pakistan (PMI) trong thời kỳ chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1947-1948.
Những dấu ấn và thành tích của ISI gần như không có đối thủ trong danh sách dài các thành công của mình. Tuy nhiên, nó cũng được gắn với một bức màn tuyệt mật trong hoạt động của mình trong suốt nửa thế kỷ qua.
Số lượng đặc vụ của ISI lên tới xấp xỉ 100.000 người và trải khắp cả nước và trên toàn thế giới. Tổ chức này là một trong ba cơ quan tình báo chính của Pakistan, bên cạnh Cục tình báo (IB) và Tình báo Quân đội (MI).
ISI mới là cơ quan tình báo tốt nhất thế giới.
Một trong những thành tựu lớn lao hàng đầu của ISI là hỗ trợ đào tào, huấn luyện quân du kích của Afghanistan trước sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào đất nước láng giềng từ năm 1979, làm thất bại hoạt động tình báo của KGB - cơ quan tình báo tốt nhất tại thời điểm đó, khiến Liên Xô rút quân vào tháng 1/1989.
Hoạt động chống khủng bố của cơ quan ISI cực kỳ hiệu quả. Hàng trăm phần tử khủng bộ bị giết hoặc bắt giữ đều do các thông tin mà ISI thu thập được. Thủ lĩnh chiến dịch Khaled Sheikh Mohamed của al-Qaeda bị ISI bắt giữ và giao cho CIA.
ISI cũng chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp vũ khí cho lực lượng du kích ở vùng Kashmir, nơi thường xuyên giao tranh với Ấn Độ thông qua chiến dịch Tupac.
Lo sợ trước các nguy cơ từ quốc gia Hồi giáo như Iraq hay Syria, ISI cũng chịu trách nhiệm việc phá hủy các cơ sở hạt nhân của 2 nước này qua chiến dịch Opera (ở Iraq) và Orchard (ở Syria).
Cơ quan tình báo thường trực thuộc trực tiếp chính phủ với nhiệm vụ tìm kiếm các thông tin đáp ứng nhiệm vụ an ninh quốc gia và quốc phòng. Hoạt động của thành viên cơ quan này thường nằm ngoài tầm theo dõi của công chúng nói chung.
Những thành công của các cơ quan thường thầm lặng và ít được biết rộng rãi ngay tại thời điểm họ thực hiện. Trong khi đó, những thất bại lại luôn trở thành tiêu đề chỉ trích chính trên các mặt báo.
Dưới đây là danh sách 10 cơ quan tình báo hoạt động tốt nhất trên thế giới, dựa trên tỷ lệ thành công cũng như kiểm soát tình hình một cách hiệu quả.
Cơ quan CSIS (Canada)
Thành lập ngày 21-6-1984 dưới tác động của Hội đồng Hoàng gia Canada nhằm tách hoạt động tình báo khỏi cảnh sát, Cơ quan tình báo an ninh Canada (CSIS) đặt trụ sở chính tại số 1941 đường Ogilvie, Ottawa, bang Ontario.
Biểu tượng của cơ quan CSIS
CSIS chịu trách nhiệm trước Nghị viện thông qua Bộ trưởng An ninh Công cộng và dưới sự giám sát của Hệ thống Tòa liên bang, Thanh tra trưởng của CSIS và Hội đồng Đánh giá Tình báo An ninh (SIRC).
Quy mô của CSIS gồm khoảng 2.449 nhân viên với ngân quỹ hàng năm khoảng 506,7 triệu USD (theo dự toán ngân sách giai đoạn 2010-2011).
Giống như MI5 của Anh và CIA của Mỹ, về mặt danh nghĩa, CSIS là cơ quan dân sự, không thuộc cảnh sát hay quân đội. Tuy nhiên, hoạt động gắn liền chặt chẽ.
Nhiệm vụ chính của CSIS là “tình báo an ninh” liên quan đe dọa an ninh quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, chống gián điệp và “tình báo nước ngoài” là thu thập các thông tin liên quan hoạt động chính trị, kinh tế của nước ngoài.
Giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới II, CSIS hợp tác cùng cơ quan tình báo của Anh, Mỹ, Australia để chia sẻ các thông tin tình báo liên quan các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, CSIS được giao nhiệm vụ theo dõi các gián điệp ở Canada dựa nhiều vào việc sử dụng “thiết bị công nghệ” để vén màn các hoạt động gián điệp. Thời gian gần đây, CSIS tham gia vào liên minh chống gián điệp từ nhóm tình báo của Trung Quốc.
Một nhiệm vụ khác của CSIS là ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp vào Canada có nguy cơ an ninh tiềm ẩn với đất nước.
Cơ quan ASIS (Australia)
Cơ quan tình báo Australia được thành lập ngày 13-5-1952, là cơ quan tình báo của chính phủ chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo nước ngoài, tham gia hoạt động hợp tác tình báo với cơ quan ngoài nước nhằm bảo vệ các lợi ích sống còn của Australia.
Đặt trụ sở chính tại Canberra, số nhân viên chính thức của ASIS không được công khai. Theo số liệu 2009, ngân sách hàng năm dành cho cơ quan này là 263,3 triệu USD Australia.
Bản thân sự tồn tại của ASIS cũng là bí hiểm đối với không ít thành viên chính phủ, thậm chí đã từng “tàng hình” trong suốt 20 năm.
Mãi đến 1-11-1972, hoạt động của ASIS mới được tờ Daily Telegraph phơi bày trước công luận sau khi phát hiện việc tuyển dụng đặc vụ ASIS từ các trường đại học để làm gián điệp ở châu Á.
Nhiệm vụ chính của ASIS là thu thập thông tin chủ yếu từ châu Á và Thái Bình Dương thông qua các trụ sở tình báo đặt ở nhiều nơi.
Con đường hoạt động của ASIS không êm đẹp. Hàng loạt cú sốc giai đoạn những năm 1980-1990 đã khiến chính phủ Australia tiến hành các điều tra chi tiết, dẫn đến sự cải tổ toàn diện của cơ quan này.
Mãi đến 2001, với đạo luật Hoạt động Tình báo, ASIS đã có cơ sở pháp lý về hoạt động được công khai với công chúng.
Bằng phân tích và xử lý thông tin tình báo, cơ quan này sẽ cung cấp thông tin tình báo tối mật về khả năng, năng lực, ý định và hoạt động của các cá nhân, tổ chức bên ngoài Australia có khả năng tác động tới lợi ích của đất nước và công dân Australia.
Cơ quan RAW (Ấn Độ)
Sau khi trải qua 2 cuộc chiến liên tiếp, Ấn Độ-Trung Quốc (năm 1962) và Ấn Độ-Pakistan (năm 1965), Chính phủ Ấn Độ nhận ra sự yếu kém trong hoạt động thu thập thông tin có tác động nghiêm trọng như thế nào.
Chính vì vậy, Cơ quan Nghiên cứu và Phân tích (RAW) được thành lập ngày 21-9-1968, là tổ chức tình báo bên ngoài Ấn Độ, còn hoạt động tình báo trong nước sẽ chỉ do Cục Tình báo đảm nhiệm.
Trụ sở chính của RAW đặt tại New Delhi với giám đốc là Sanjeev Tripathi. Ngân sách và nhân lực của cơ quan này không được công bố.
Nhiệm vụ giao phó cho RAW rất đa dạng từ khi bắt đầu thành lập, bao gồm: kiểm soát các phát triển về chính trị, quân sự của các nước láng giềng.
Sự tập trung của RAW là tới Pakistan và Trung Quốc, hai đối thủ hàng đầu của nước này. Ngoài ra, RAW còn thực hiện việc kiểm soát và hạn chế nguồn cung cấp hàng hóa quân sự từ các nước châu Âu, Mỹ tới Pakistan.
Một điểm đặc biệt, các thành công của RAW được công chúng biết đến khá rộng rãi, ví dụ như: Hỗ trợ việc Bangladesh trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập của nước này thông qua việc huấn luyện và trang bị vũ khí cho nhóm vũ trang Mukti Bahini.
RAW còn đảm bảo bí mật cho chương trình hạt nhân đầu tiên của Ấn Độ trong chiến dịch Phật cười và tham gia chống chủ nghĩa Apartheid ở các nước châu Phi độc lập, đặc biệt ở Nam Phi và Namibia.
Cơ quan này còn phối hợp với Mỹ trong việc cung cấp thông tin về cơ sở huấn luyện đào tạo của Taliban ở Afghanistan và Pakistan cũng như các thông tin về các cuộc tấn công của Osama bin Laden.
Cơ quan MOSSAD (Israel)
Mossad (Cơ quan tình báo và Chiến dịch Đặc biệt) được thành lập ngày 13-12-1949, có trụ sở tại Tel Aviv với số đặc vụ khoảng 1.200 người), nằm dưới sự chỉ đạo của văn phòng Thủ tướng Israel.
Mossad là một trong ba trụ cột của Cộng đồng Tình báo Israel, bên cạnh Aman (cơ quan tình báo quân sự) và Shin Bet (cơ quan tình báo quốc nội).
Nhiệm vụ chính của Mossad là thu thập thông tin tình báo và hoạt động bí mật, bao gồm cả việc ám sát mục tiêu và hoạt động bán quân sự bên ngoài lãnh thổ Israel như đưa người Hồi giáo về Israel từ các nước mà việc di cư của người Hồi giáo bị cấm hay bảo vệ cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới.
Các thành tích của Mossad có thể ghi thành một danh sách dài ngay kể từ khi mới thành lập. Năm 1960, các đặc vụ Mossad đã phát hiện cựu lãnh đạo phát xít Đức, Adolf Eichmann đang sống ở Arghentina với tên giả là Ricardo Klement và thực hiện sự trả thù cho những nạn nhân Do Thái.
Vào tháng 8-2011, Mossad đã có được nhiều thông tin về cuộc tấn công vào các địa điểm “dễ bị tổn tại” tại nước Mỹ và cảnh báo FBI, tuy nhiên không nhận được sự phản hồi hợp lý. Chính vì thế, các phần tử khủng bố đã thành công trong vụ tấn công 11-9 mà không có sự phản ứng kịp của tình báo Mỹ nói riêng và hệ thống an ninh-quốc phòng Mỹ.
Mossad cũng tiến hành việc bắt cóc một công dân Israel đã tố giác chương trình hạt nhân của nước này từ Anh về Italy. Cơ quan này còn hỗ trợ MI5 của Anh trong việc nhận dạng các tên khủng bố al-Qaeda, cầm đầu trong vụ khủng bố ga tàu điện ngầm ở Anh.
Cơ quan BND (Đức)
Trực thuộc sự quản lý của Văn Phòng Thủ tướng, có trụ sở tại Pullach (gần Munich) và Berlin, cơ quan tình báo Đức có lịch sử tròn 55 năm. Theo số liệu năm 2005, lượng đặc vụ của BND khoảng 6.050 người. Ngân sách dành cho cơ quan này năm 2009 là 460 triệu Euro.
Cơ quan tình báo này có khoảng 300 trụ sở hoạt động ở Đức và các nước ngoài. Với vai trò là hệ thống cảnh báo sớm tới chính quyền Đức về các đe dọa lợi ích tới đất nước từ các quốc gia bên ngoài. BND phụ thuộc nhiều vào việc nghe trộm và các thiết bị do thám điện tử đối với việc liên lạc quốc tế.
BND thu thập và đánh giá các thông tin trên nhiều lĩnh vực như: khủng bố quốc tế, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, chuyển giao công nghệ trái phép và tổ chức tội phạm. Phạm vi hoạt động của BND gồm cả tình báo quân sự và dân sự.
Ban đầu, là cơ quan tình báo của Tây Đức, BND đã giành nhiều thành công trong giai đoạn căng thẳng Đông-Tây Đức, với việc hiểu biết rõ về từng chiếc cầu, bệnh viện, độ dài của sân bay hay thậm chí độ rộng của con đường của phía Đông Đức.
Một trong những thành công nhất là việc BND đã dự đoán chính xác về Chiến tranh 6 ngày ở Trung Đông hồi đầu tháng 6-1967. Lãnh đạo của BND đã thông báo cho CIA về ngày giờ cụ thể mà Israel sẽ tấn công một loạt các nước ở khu vực này.
BND cũng đóng vai trò quan trọng trong vai trò làm trung gian để tiến hành thỏa thuận bí mật giữa Israel - Hezbollah, từ đó tiến tới trao đổi tù nhân giữa 2 nước năm 2008.
CIA, MI-6 là những cái tên nổi tiếng, nhưng ISI mới được coi là tổ chức tình báo hoạt động hiệu quả nhất thế giới.
(ĐVO) Cơ quan DGSE (Pháp)
Cơ quan Tổng quản lý An ninh Ngoại quốc có lịch sử non trẻ so với các tổ chức tình báo lâu đời khác trên thế giới, mới chỉ thành lập ngày 2/4/1982.
DGSE chịu sự điều hành của Bộ Quốc Phòng Pháp cùng với Tổng quản lý An ninh Quốc nội (DCRI), làm nhiệm vụ cung cấp tin tình báo liên quan đến an ninh quốc gia bằng các hoạt động bán quân sự và công tác phản gián ở nước ngoài.
Hoạt động của cơ quan tình báo này là thu thập thông tin từ các nguồn ngoài nước để hỗ trợ với các quyết định quân sự và chiến lược của các nhà hoạch định chính sách.
Trụ sở chính của DGSE tại 141 Boulevard Mortier, Paris với giám đốc hiện tại là Erard Corbin de Mangoux. Số lượng thành viên của cơ quan này khoảng 4.620 đặc vụ (số liệu năm 2007) cùng với lượng gián điệp tình nguyện khác. Ngân sách dành cho hoạt động của cơ quan này là 543,8 triệu Euro.
Cơ quan DGSE đã từng khai thác mạng lưới “Nicobar” nhằm hỗ trợ cho thương vụ bán 43 chiến đấu cơ Mirage-2000 của các công ty quốc phòng Pháp cho Ấn Độ với trị giá gần hơn 2 tỷ USD và mua được thông tin về loại giáp sử dụng trong xe tăng T-72 của Liên Xô.
Một trong những thành công quan trọng của cơ quan này là ngăn chặn hơn 15 vụ tấn công khủng bố nhằm vào Pháp từ sau vụ 11/9 ở Mỹ. Cũng chính cơ quan này đã đóng vai trò chủ đạo trong vụ giải cứu hai nhà báo Pháp bị bắt làm con tin suốt 124 ngày ở Iraq.
Cơ quan FSB (Nga)
Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) là cơ quan tình báo quy mô lớn và độc nhất tại Nga, là người kế thừa của các tổ chức khác từ thời Liên xô như Cheka, NKVD và KGB.
Được thành lập chính thức ngày 3/4/1995, số lượng nhân viên đặc viên của cơ quan tương đối lớn, từ 200.000-300.000 người (khoảng 62.000 đặc vụ, 4.000 lính đặc nhiệm và 160.000-200.000 biên phòng) để đảm bảo có thể trải đều trên đất nước rộng nhất thế giới này. Trụ sở chính của FSB đặt tại quảng trường Lubyanka, Moscow.
Nhiệm vụ chính của FSB là các hoạt động tình báo nội địa, bao gồm: phản gián, chống lại tổ chức tội phạm, khủng bố và buôn thuốc phiện. Còn trách nhiệm tình báo gián điệp ngoài nước thuộc về Cơ quan Tình báo Ngoại quốc Nga (FIS), tuy nhiên FAPSI (Cục liên bang về Thông tin và giao tiếp chính phủ) trực thuộc FSB có thể tiến hành hoạt động giám sát điện tử ngoài nước Nga.
Thủ tướng Vladimir Putin từng được bổ nhiệm là Giám đốc của FSB năm 1998 dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin. Sau khi lên làm Tổng thống, ông Putin đã cải tổ cấu trúc của FSB sau nhiều chỉ trích về chất lượng hoạt động của cơ quan này.
FSB đặc biệt thành công trong nhiệm vụ chống khủng bố khi nguy cơ này tăng cao từ sau vụ bắt cóc con tin rạp hát Moscow năm 2002. Trong vụ giải cứu con tin trong vụ tấn công bắt giữ con tin ở trường Beslan, FSB đã ghi điểm trong nỗ lực tìm kiếm và tiêu diệt tên đầu não của nhóm khủng bố trong thảm họa là Shamil Basayev khi người này đang tham gia phi vụ buôn bán vũ khí.
Hiệu quả của công tác chống khủng bố đã khiến con số các vụ tấn công khủng bố của Nga giảm mạnh trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 2 của Putin, từ 257 (năm 2005) xuống chỉ còn 48 (năm 2007).
Công tác phản gián của FSB cũng có hiệu quả, ví dụ như có khoảng 400 điệp viên nước ngoài bị lộ từ trong 2 năm: 1995 và 1996; hoặc trong năm 2007, ngăn chặn hơn 100 điệp viên. Các nhà khoa học làm gián điệp hay bán công nghệ cho nước ngoài bất hợp pháp cũng bị FSB bắt giữ như Igor Sutyagin, Valentin Danilov..
Cơ quan MI6 (Anh)
Được hình thành rất sớm, từ năm 1909 với tên gọi Cục Hoạt động Bí mật (SSB) có trụ sở tại Vauxhall Cross, London, cơ quan tình báo MI6 đã sớm trở thành huyển thoại với hiệu quả trong hoạt động của mình nhưng tính bí mật của chúng thì mãi sau này mới dần hé lộ.
MI6 đảm nhiệm vai trò tình báo ngoài nước, trong khi MI5 đảm nhiệm hoạt động an ninh trong nước, cùng với Trụ sở Liên lạc Chính phủ (GCHQ) và Tình báo quốc phòng (DI), đều trực thuộc sự chỉ đạo của Hội đồng Tình báo chung (JIC).
Tên gọi MI6 xuất phát từ tên gắn trên tàu hiệu của Anh trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, vì trước đó nó được biết đến dưới nhiều cái tên. Mãi đến năm 1994, sự tồn tại của cơ quan này mới được công khai.
Trong thời kỳ đầu, SSB chia theo mảng lục quân và hải quân nhằm tập trung vào hoạt động của Đế chế Đức thông qua hoạt động gián điệp và phản gián.
Đến những năm 1920, MI6 hướng đến hoạt động gián điệp tại các nước theo chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt Liên Xô. Tiêu biểu là chiến dịch lật đổ chính quyền Xô Viết năm 1918 bởi đặc vụ Sidney George Reilly và Robert Lockhart.
Hoạt động của MI6 nổi bật nhất trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai với hoạt động giải mã điện tín mật hay cung cấp thông tin tình báo sai lệch cho Đức phát xít.
Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh Lạnh, vai trò và hoạt động của MI6 có thay đổi do mối lo ngại với Liên Xô không còn cấp bách, thay vào đó là khu vực Bắc Ireland, Trung Đông..
Mới đây nhất, theo một số nguồn tin, nhờ vào những thiết bị tình báo điện tử ELINT trị giá tới 25 triệu Euro đã giúp MI6 phát hiện nơi ẩn náu và giúp bắt giữ Đại tá Saif Gaddafi tại Libya thông qua phát hiện tín hiệu cuộc gọi mà cơ quan này gài sẵn “bọ”.
Cơ quan CIA (Mỹ)
Nổi tiếng không chỉ ngoài đời thật mà còn trên phim ảnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ chắc chắn là một trong những tổ chức hoạt động tình báo hiệu quả nhất trên thế giới. CIA được thành lập ngày 18/9/1947, có trụ sở đặt tại Langley, bang Virginia.
Số lượng đặc vụ của CIA là một điều bí mật cũng như con số về số tiền mà chính phủ Mỹ rót hàng năm cho hoạt động của tổ chức này. Chỉ có một vài vụ thông tin rò rỉ, như của cựu nhân viên CIA Mary Graham về ngân sách hàng năm cho CIA khoảng 44 tỷ USD.
CIA, một trong những cơ quan tình báo quyền lực nhất thế giới.
Trách nhiệm chính của CIA là cung cấp các đánh giá tình báo an ninh cho các nhà hoạch định chiến lược cấp cao về chính phủ các nước nhằm đề ra biện pháp thích hợp; thực hiện việc tuyên truyền về hình ảnh về chính quyền Mỹ và thực hiện một số hoạt động ngầm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống.
Mặc dù nhiệm vụ chính là tình báo, CIA còn có thể thành lập các bộ phận chiến lược để tiến hành các nhiệm vụ khẩn cấp đòi hòi sự can thiệp, ngăn chặn và giải trừ đe dọa về vũ khí. Lực lượng này cũng sử dụng thay thế cho quân đội trong một số trường hợp để ngăn ngừa nguy cơ về tuyên bố chiến tranh.
CIA là người kế nhiệm của Cơ quan tình báo chiến lược OSS, được thành lập trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cho đến hiện nay, cơ cấu tổ chức của CIA rất lớn và đa dạng, phân theo các lĩnh vực liên quan và cả khu vực hoạt động.
Cuộc chiến chống khủng bố là hoạt động ưu tiên hàng đầu của CIA, với việc thành lập Trung tâm chống khủng bố từ năm 1986 để xử lý vấn đề này. Cuộc chiến dài hơi nhất của CIA là xây dựng chiến lược toàn diện để đối phó với mạng lưới khủng bố al-Qaeda. Thành tích mới nhất của cơ quan này là việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan.
Cơ quan ISI (Pakistan)
Sẽ không khỏi bất ngờ khi Cơ quan tình báo Pakistan được coi là tổ chức hoạt động hiệu quả nhất thế giới, kể từ thời điểm thành lập năm 1948. Trụ sở chính tại thủ phủ Islamabad, cơ quan này ban đầu thành lập nhằm hỗ trợ hoạt động của Cục tình báo quân sự Pakistan (PMI) trong thời kỳ chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1947-1948.
Những dấu ấn và thành tích của ISI gần như không có đối thủ trong danh sách dài các thành công của mình. Tuy nhiên, nó cũng được gắn với một bức màn tuyệt mật trong hoạt động của mình trong suốt nửa thế kỷ qua.
Số lượng đặc vụ của ISI lên tới xấp xỉ 100.000 người và trải khắp cả nước và trên toàn thế giới. Tổ chức này là một trong ba cơ quan tình báo chính của Pakistan, bên cạnh Cục tình báo (IB) và Tình báo Quân đội (MI).
ISI mới là cơ quan tình báo tốt nhất thế giới.
Một trong những thành tựu lớn lao hàng đầu của ISI là hỗ trợ đào tào, huấn luyện quân du kích của Afghanistan trước sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào đất nước láng giềng từ năm 1979, làm thất bại hoạt động tình báo của KGB - cơ quan tình báo tốt nhất tại thời điểm đó, khiến Liên Xô rút quân vào tháng 1/1989.
Hoạt động chống khủng bố của cơ quan ISI cực kỳ hiệu quả. Hàng trăm phần tử khủng bộ bị giết hoặc bắt giữ đều do các thông tin mà ISI thu thập được. Thủ lĩnh chiến dịch Khaled Sheikh Mohamed của al-Qaeda bị ISI bắt giữ và giao cho CIA.
ISI cũng chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ đào tạo và cung cấp vũ khí cho lực lượng du kích ở vùng Kashmir, nơi thường xuyên giao tranh với Ấn Độ thông qua chiến dịch Tupac.
Lo sợ trước các nguy cơ từ quốc gia Hồi giáo như Iraq hay Syria, ISI cũng chịu trách nhiệm việc phá hủy các cơ sở hạt nhân của 2 nước này qua chiến dịch Opera (ở Iraq) và Orchard (ở Syria).
0 Comments:
Post a Comment