Saturday, October 5, 2019

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm

Từ trước đến nay, vì các doanh nghiệp quá ý lại vào quảng cáo, tuyên truyền khuếch trương, chính vì vậy làm cho thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận giảm, ngày càng khó phát triển, việc tiêu thụ sản phẩm đi vào ngõ cụt. Vì thế, xây dựng thương hiệu sản phẩm có vai trò rất quan trọng.

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm
Cùng với sự gia nâng cao chất lượng cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng tổng thể cũng theo đó mà gia tăng. Tự thân phát triển lại được nhiều người coi trọng, như vậy sẽ giúp cho nền kinh tế thị trường phát triển nhanh chóng.

Vậy trong môi trường kinh doanh quốc tế hóa cạnh tranh, doanh nghiệp làm thế nào để xây dựng được một thương hiệu sản phẩm có ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ, thoát khỏi cái bóng cạnh tranh truyền thống, giành được thị trường?

1. Bước thứ nhất: Tăng cường ý thức cạnh tranh

Các doanh nghiệp nếu muốn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trước hết phải tăng cường ý thức cạnh tranh thị trường, hiểu và nắm vững xu hướng thị trường quốc tế, nghiên cứu và khai thác sản phẩm mới, bảo hộ quyền tri thức bản thân. Từ trước đến nay, chúng ta không coi trọng và không đề cập nghiên cứu nhiều đến bản quyền tri thức, chính vì vậy mà bị mất rất nhiều những nghiên cứu tri thức. Đa số doanh nghiệp quan niệm về thị trường rất lạc hậu, vì vậy khó có thể phát huy được ưu thế, điều đó rất bất lợi trong cạnh tranh thị trường quốc tế trong tương lai.

Có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tập trung vào thị trường, họ cũng phát huy những ưu thế có sẵn có của họ, gia sức chiếm lĩnh thị trường, một mặt lấy danh nghĩa hợp tác phát triển đã có được những bản quyền tri thức. Mặt khác họ lấy những bản quyền tri thức này làm vũ khí, để cố gắng đứng đầu danh sách nhận được một số nguồn tài chính. Chính vì vậy càng cần phải tăng cường ý thức thị trường, dùng khoa học kỹ thuật hiện đại thay thế cho nền khoa học cũ kỹ, áp dụng những bản quyền tri thức quốc tế, đủ can đảm để vượt qua những thách thức mang tính quốc tế, tham gia cạnh tranh.

2. Bước thứ hai: Giáo dục quan niệm tiêu dùng của thị trường mục tiêu

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm
Do có một số doanh nghiệp coi các mặt hàng của mình là nguồn thu lợi nhuận cao nhất, cho rằng phải làm quảng cáo như thế nào để mọi người tiêu dùng tin, sản xuất mua bán quá nhanh chóng, thế là các doanh nghiệp chỉ tập trung vào quảng cáo. Đa số người tiêu dùng đã uống các sản phẩm dinh dưỡng như là uống thuốc, nguyên nhân là do mọi thông tin đều đến người tiêu dùng thông qua quảng cáo, người tiêu dùng cũng đã dùng các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe như là dùng thuốc, nguyên nhân cũng do họ chưa có được thông tin chủ yếu từ quảng cáo.

Vì vậy một số sản phẩm chất lượng kém khi tung ra thị trường không được tính toán kỹ lưỡng, nên giá trị và kỳ vọng đối với sản phẩm thực sự thấp, gây nên hậu quả là tự thân sản phẩm bị đào thải trong một thời gian ngắn. Thường nếu quá kỳ vọng vào một vấn đề nào đó thì cuối cùng lại không được như mong muốn. Vì vậy, những doanh nghiệp vạch trước được những chiến lược, cần phải tăng cường xây dựng quan niệm tiêu dùng, giúp con người nhận thức được tầm quan trọng thường thức, xây dựng nên giá trị đích thực, như vậy mới có thể có được thị trường kinh doanh lâu dài. Bồi dưỡng quan niệm tiêu dùng đích thực, còn đối với doanh nghiệp, sẽ có điều kiện cơ bản để làm thương hiệu quốc tế.

3. Bước thứ 3: Nâng cao chất lượng sản phẩm

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là nhân tố mấu chốt để đánh giá doanh nghiệp có tiền đồ hay không. Đa số các doanh nghiệp trong kinh doanh thường coi trọng tiêu thụ và coi thường chất lượng đã dẫn đến sai lầm. Đối với những doanh nghiệp có áp dụng nền khoa học kỹ thuật, đối với những sản phẩm tự lực phát triển trở thành thương hiệu trong nước, thậm chí cả đối với những doanh nghiệp nước ngoài, thì lại chú trọng tới chất lượng của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật riêng của doanh nghiệp một cách thích hợp, sẽ giúp cho sản phẩm có bản sắc riêng, nâng cao độ tin cậy của sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp, nếu muốn phát triển mạnh trong tương lai, bắt buộc phải coi trọng chất lượng của sản phẩm, bởi nếu hàng hóa không có chất lượng tốt thì không có sự tồn tại cho thương hiệu sản phẩm.

Nguồn vốn của một số doanh nghiệp trong nước đều rất có hạn, nên kinh phí đầu tư vào nghiên cứu phát minh tương đối ít, sức lực lại chủ yếu tập trung vào kinh doanh, do vậy tạo nên hiện tượng nghiên cứu ít, quảng cáo nhiều. Những nước này phát triển như Mỹ, Nhật Bản lại không như vậy, họ lại tập trung sức lực vào nghiên cứu sản phẩm, hạn chế đầu tư vào quảng cáo.

Những doanh nghiệp trong nước không có thực lực để đổi mới khoa học kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm, hơn nữa các doanh nghiệp lại có tâm lý đầu cơ trong nhiều năm nay, như vậy quảng cáo đã trở thành phương pháp chủ yếu trong kinh doanh, trong quá trình khai thác thị trường của các doanh nghiệp, quảng cáo luôn xếp hàng thứ 3. Cùng với sự nâng cao tri thức của người dân, xu hướng tiêu dùng ngày càng kỹ lưỡng hơn, ảnh hưởng của quảng cáo sẽ dần bị mai một, chất lượng và tính khoa học kỹ thuật sẽ trở thành tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm.

4. Bước thứ tư: Đào sâu quan niệm sản phẩm

Vài năm trở lại đây, việc bảo vệ môi trường đã nằm trong ý thức của con người, theo đó xanh hóa khoa học kỹ thuật trở thành hướng đi của thị trường. Xanh hóa thương hiệu của sản phẩm cũng được thế giới công nhận, vì vậy chúng ta cần hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm bổ dưỡng, giúp những sản phẩm đặc sắc trong nước tìm được những bước đột phá, đưa kinh doanh trong nước tiếp cận với thế giới.

5. Bước thứ năm: Thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một cụm từ mới, có nguồn gốc từ những năm 70 – 80 của thế kỷ XX, mà văn hóa doanh nghiệp đã tiềm tiềm ẩn trong nền văn hóa chung hàng mấy nghìn năm.

Mấu chốt của việc hình thành văn hóa doanh nghiệp lại chính là quan niệm về dịch vụ, hơn nữa còn phải phù hợp với quan niệm thông thường, và có mỗi liên hệ mật thiết với cuộc sống. Khi văn hóa doanh nghiệp mới hình thành, nó có tác động tới con người, sự thay đổi văn hóa sẽ là hướng đi cho kinh doanh sản phẩm, và cũng sẽ là phương hướng cho tương lai.

6. Bước thứ sáu: Thúc đẩy dịch vụ kinh doanh

Các dịch vụ trong kinh doanh rất được giới doanh nghiệp coi trọng, khâu quan trọng của nó chính là những dịch vụ sau bán hàng đối với người tiêu dùng. Có một số sản phẩm mang tính khoa học kỹ thuật cao, hiệu quả sử dụng lớn, sau khi đưa ra thị trường, không cần tới quảng cáo nhưng tiêu thụ nhanh chóng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một số doanh nghiệp rất coi trọng những dịch vụ sau bán hàng đối với người tiêu dùng trung thành.

Tương tự, rất ít doanh nghiệp truyền thống kinh doanh lại phục vụ trung thành, xây dựng hình mẫu cho bản thân.

Trong quá trình xây dựng sản phẩm, những ý kiến đóng góp xây dựng của khách hàng rất quan trọng, đó mới chính là động lực hạt nhân trong kinh doanh lâu dài.

7. Bước thứ bảy: Xây dựng nhiều thương hiệu

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm
Khi sản phẩm mang thương hiệu trong nước tham gia vào thị trường, đương nhiên là một mình một trận địa, thêm vào đó là những hoạt động tuyên truyền quảng cáo ngợp trời, quảng cáo của sản phẩm nào càng rầm rộ thì sản phẩm đó càng bán chạy. Cùng với sự bùng nổ cạnh tranh thị trường, các doanh nghiệp bắt đầu ý thức được rằng không thể mạo hiểm đầu tư cho duy nhất một sản phẩm, như thế doanh thu của doanh nghiệp bấp bênh. Chính vì vậy chiến lược đa dạng hóa sản phẩm đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Họ thường dựa vào một loại thương hiệu sản phẩm nổi tiếng để kích thích tiêu thụ cho những sản phẩm khác. Trên thực tế, chiến lược này đã giúp không ít doanh nghiệp thành công.

Nhưng không thể phủ nhận, có những doanh nghiệp trong nước vẫn đang trong giai đoạn tập trung vào phát triển duy nhất một sản phẩm, (sự khác biệt với các sản phẩm nhập khẩu là: Thường dùng hình thức quảng cáo cho một sản phẩm sau đó kéo theo tuyên truyền các sản phẩm khác) kết quả là đưa sản phẩm đến với mọi nhà, đối tượng tiêu dùng từ trẻ em đến phụ lão, cả nam lẫn nữ, công dụng bao gồm tất cả công dụng của các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường, liên quan đến trẻ nhỏ, phụ nữ, người già và đặc biệt là người bệnh. Chiến lược một sản phẩm nhiều thương hiệu đã trở thành xu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, và cũng là điểm phát triển mới của doanh nghiệp trong tương lai.

Hiện tại do uy tín của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, những sản phẩm nước ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước mạnh mẽ, để sản phẩm trong nước cạnh tranh tốt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tầm nhìn sâu rộng, trong thời đại xu hướng cạnh tranh quốc tế khốc liệt, tự tin làm kinh doanh, mạnh dạn đổi mới, tự thân xây dựng thương hiệu sản phẩm, đưa doanh nghiệp phát triển lành mạnh, thắng lợi,tham gia vào xu thế cạnh tranh quốc tế rộng lớn.

Bảy nguyên tắc xây dựng thương hiệu sản phẩm Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment