Saturday, October 5, 2019

Chú ý để phòng bệnh cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh thường gặp và có những nguy hại không ngờ đến cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu tác hại, cách phòng bệnh cảm cúm trong bài viết sau.

Chú ý để phòng bệnh cảm cúm

Không lường hết nguy hại của bệnh cảm cúm

Khoa học nghiên cứu phát hiện, trong vòng một tuần nếu cảm cúm không được chữa khỏi, sẽ có khả năng phát thêm bệnh khác, như viêm phế quản, viêm phổi, và có khả năng ngầm chứa phổi kết hạch và bệnh tim.

Người già thể lực suy yếu bị nhiễm cảm cúm, có thể kế phát viêm phổi nhiễm khuẩn, loại bệnh này đồng thời có thể dẫn tới tử vong cho nhiều người già mắc bệnh khác như viêm phổi mãn tính, bệnh tim, bệnh thận, bệnh đái đường.

Đàn bà mang thai bị cảm cúm, có thể bị sẩy thai hoặc đẻ sớm; trẻ nhỏ bị cảm cúm do hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện, bị sốt cao co giật, não thiếu oxy gây nên bệnh tâm thần, dẫn đến phát dục chậm.

Nói chung, một con người khỏe mạnh không dễ bị bệnh cảm cúm nếu bị cảm cúm chỉ ở mức nhẹ, điều trị cũng mau khỏi. Người thiếu sức khỏe, sức miễn dịch kém, dễ bị cảm cúm cho nên bạn từng thấy, có người suốt đời không cảm mạo còn có người động một tí là đã cảm cúm. Bí quyết là ở đây.

Giữ ấm phòng bệnh cảm cúm

Thầy thuốc đề nghị, độ ấm trong nhà cần vừa phải. Độ ấm trong nhà phải được ấm thường xuyên, thường từ 18-22°C là vừa. Không nên thấp quá, cũng không nên cao quá. Nhiệt độ trong nhà quá thấp làm người ta cảm thấy lạnh, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu nhiệt độ trong nhà quá cao, có sự chênh lệch lớn với nhiệt độ bên ngoài, khi ra ngoài rất dễ cảm lạnh. Ngoài ra, không nên đóng chặt các cửa. Phải mở cửa sổ để thay đổi không khí, giữ cho không khí trong nhà được lưu động. Nếu đóng kín cửa nhà quá lâu, dẫn đến không khí trong nhà bị nhiễm bẩn, làm cho người ta đầu váng mắt hoa, họng đau, ngực tức.

Khi ra ngoài mùa lạnh, thân thể phải chống rét đầy đủ, nhất là cái đầu càng không được coi thường. Mùa đông khí lạnh hay kèm theo gió, luồng hơi lạnh thường xâm nhập, nếu chỉ chú ý mặc áo ấm trên người mà không đi ra ngoài không đội mũ, không chỉ nhiệt độ trong nhà cao hơn bên ngoài nên dễ mắc cảm lạnh, nhất là người già, ra ngoài cần đội mũ, khi đi tập thể dục buổi sáng.

Trong y học cho rằng, mạch thận nằm ở lưng, cảm mạo, phong hàn thường bắt đầu từ lưng. Giữ lưng được ấm, không chỉ có thể phòng cảm mạo, khỏe thận khỏe lưng mà còn phòng được bệnh cũ tái phát. Vì vậy tốt nhất mùa đông nên có đệm lót lưng bằng vải bông hoặc lụa. Ban đêm khi ngủ dậy cần mặc áo phòng cảm mạo.

Tục ngữ nói: “Lạnh từ chân đến”. Chân cách tim rất xa, ít được huyết dịch chạy tới, ở chân lại ít mỡ, tính năng giữ ấm kém, rất nhạy cảm khi với khí lạnh, nếu bị lạnh dễ phản xạ làm niêm mạc mũi thu co, dẫn tới cảm mạo. Vì vậy mùa đông nên đi tất và đi giày vải, để đủ hơi ấm giữ cho thận vững chắc. Ngoài ra, trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước nóng, xát vào huyệt Dũng Tuyền để giữ cho huyết dịch tuần hoàn về chân được tốt.
Chú ý để phòng bệnh cảm cúm

Vận động phòng chống cảm lạnh càng khỏe người

Vận động là cách chống lạnh tốt nhất, còn có thể tăng cường năng lực kháng bệnh, giảm bớt phát sinh bệnh tật. Vận động mùa đông nên chọn cách chạy chậm, đạp xe đạp, luyện thái cực quyền, nhảy dây… tùy theo sức khỏe từng người mà chọn cách vận động cho phù hợp.

Môi trường vệ sinh trong nhà, trong mùa đông ngoài cần thông gió bảo đảm đủ không khí trong lành tươi mới ra, còn phải đề phòng trong nhà quá hanh khô, cho nên gần chỗ lò sưởi ấm nên đặt một chậu nước hoặc có máy phun hơi ẩm để giữ không khí trong nhà có đủ độ ẩm. Thường ngày phải uống nhiều nước, tốt nhất buổi tối trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi dậy nên uống một cốc nước nóng, để cho trong cơ thể đủ lượng nước dùng.

Chú ý để phòng bệnh cảm cúm Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment