Chế độ ăn uống, dinh dưỡng tốt của người mẹ sau khi sinh không chỉ để bù đắp, hồi phục lại sức khỏe của người mẹ mà còn là điều kiện quan trọng quyết định tới việc đảm bảo lợi sữa, nuôi con bằng sữa mẹ được tốt.
Người mẹ sau khi sinh con với những thay đổi của cơ thể (do 9 tháng mang thai và cuộc sinh nở vừa trải qua), cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân về mọi mặt.. Tuy vậy, quan trọng hơn hết đối với người mẹ lúc này là vấn đề dinh dưỡng.
Người mẹ sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú (nhất là trong 6 tháng đầu) cần một lượng calo cao, vì thế khẩu phần ăn phải tăng thêm về số lượng và chất lượng.
Bữa ăn của người mẹ trước hết phải được cung cấp đủ năng lượng, bảo đảm những chất protein động vật và thực vật. Đặc biệt chú ý tới một tỷ lệ quan trọng thức ăn nguồn gốc động vật có dinh dưỡng cao như thịt, cá, trứng, sữa … để cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng quý dễ hấp thu như protein và canxi. Nhưng cũng không quên các thức ăn giàu chất protein thực vật như các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen) lạc, vừng.
Chân giò có nhiều da – là thức ăn giàu chất gelatin, món ăn cổ truyền ở nước ta như cháo gạo nếp chân giò, ý dĩ chân giò, có tác dụng kích thích sữa tiết nhanh và nhiều, giúp trẻ chóng lớn. Chất béo cũng không thể thiếu vì nó không chỉ cung cấp năng lượng lớn, làm cho bữa ăn thêm ngon miệng mà còn tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Phải luôn nhớ rằng thường xuyên bổ sung vitamin các loại từ nguồn rau quả tươi (sau khi sinh, người mẹ thường ít vận động, chế độ ăn lại tăng protein, thì rau quả tươi đặc biệt cần giúp chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, bài tiết tốt).
Để đủ lượng sữa cho con, người mẹ phải rất chú ý tới việc uống nước hằng ngày, ít nhất là từ 1 – 2 lit mỗi ngày (sữa, nước hoa quả, nước canh hầm, nước sôi để nguội…). Tránh các loại gây kích thích (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá…) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tới sức khỏe nói chung của trẻ. Ngoài ra, nên hạn chế một vài loại gia vị như như ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Để đảm bảo lượng calo cần thiết cho người mẹ đủ sữa nuôi con, việc phân bố thức ăn trong ngày ít nhất nên chia làm 3 bữa.
Chú ý: Không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần chất đốt liên tục.
Theo kinh nghiệm dân gian, người đẻ phải kiêng nước, kiêng gió, “nằm lửa”. Ngày nay, điều kiện sống đã khác xưa rất nhiều, ta không nên rập khuôn giống như thế, song vẫn cần cho người mẹ nằm ở nơi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. tránh nơi có gió. Không kiêng nước hoàn toàn, song phải dùng nước sạch, nước ấm. Với người mẹ nuôi con bú, việc duy trì một chế độ vệ sinh, dinh dưỡng tốt (bảo đảm đủ lượng calo cần thiết); một nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để thỏa mãn nhu cầu của con, con sẽ được khỏe mạnh, ít ốm đau và bệnh tật.
Theo Bách khoa tri thức gia đình trong cuộc sống hiện đại
Người mẹ sau khi sinh con với những thay đổi của cơ thể (do 9 tháng mang thai và cuộc sinh nở vừa trải qua), cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân về mọi mặt.. Tuy vậy, quan trọng hơn hết đối với người mẹ lúc này là vấn đề dinh dưỡng.
Người mẹ sau khi sinh và trong thời kỳ cho con bú (nhất là trong 6 tháng đầu) cần một lượng calo cao, vì thế khẩu phần ăn phải tăng thêm về số lượng và chất lượng.
Bữa ăn của người mẹ trước hết phải được cung cấp đủ năng lượng, bảo đảm những chất protein động vật và thực vật. Đặc biệt chú ý tới một tỷ lệ quan trọng thức ăn nguồn gốc động vật có dinh dưỡng cao như thịt, cá, trứng, sữa … để cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng quý dễ hấp thu như protein và canxi. Nhưng cũng không quên các thức ăn giàu chất protein thực vật như các loại họ đậu (đậu tương, đậu xanh, đậu đen) lạc, vừng.
Chân giò có nhiều da – là thức ăn giàu chất gelatin, món ăn cổ truyền ở nước ta như cháo gạo nếp chân giò, ý dĩ chân giò, có tác dụng kích thích sữa tiết nhanh và nhiều, giúp trẻ chóng lớn. Chất béo cũng không thể thiếu vì nó không chỉ cung cấp năng lượng lớn, làm cho bữa ăn thêm ngon miệng mà còn tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng khác. Phải luôn nhớ rằng thường xuyên bổ sung vitamin các loại từ nguồn rau quả tươi (sau khi sinh, người mẹ thường ít vận động, chế độ ăn lại tăng protein, thì rau quả tươi đặc biệt cần giúp chống táo bón, điều hòa tiêu hóa, bài tiết tốt).
Để đủ lượng sữa cho con, người mẹ phải rất chú ý tới việc uống nước hằng ngày, ít nhất là từ 1 – 2 lit mỗi ngày (sữa, nước hoa quả, nước canh hầm, nước sôi để nguội…). Tránh các loại gây kích thích (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá…) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tới sức khỏe nói chung của trẻ. Ngoài ra, nên hạn chế một vài loại gia vị như như ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Để đảm bảo lượng calo cần thiết cho người mẹ đủ sữa nuôi con, việc phân bố thức ăn trong ngày ít nhất nên chia làm 3 bữa.
Chú ý: Không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần chất đốt liên tục.
- Bữa sáng nên có nhiều thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng …hoặc sữa, bơ, phomat
- Bữa trưa ăn nhẹ nhưng cân bằng và có thêm sữa chua, hoa quả, salat hoặc trứng.
- Chiều tối, bạn có thể làm một bữa ăn nóng, dinh dưỡng tốt với các món ăn bạn ưa thích hoặc cháo. sup có thịt, sau đó nếu có điều kiện nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa và trái cây tươi thì rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, người đẻ phải kiêng nước, kiêng gió, “nằm lửa”. Ngày nay, điều kiện sống đã khác xưa rất nhiều, ta không nên rập khuôn giống như thế, song vẫn cần cho người mẹ nằm ở nơi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. tránh nơi có gió. Không kiêng nước hoàn toàn, song phải dùng nước sạch, nước ấm. Với người mẹ nuôi con bú, việc duy trì một chế độ vệ sinh, dinh dưỡng tốt (bảo đảm đủ lượng calo cần thiết); một nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ để thỏa mãn nhu cầu của con, con sẽ được khỏe mạnh, ít ốm đau và bệnh tật.
Theo Bách khoa tri thức gia đình trong cuộc sống hiện đại
0 Comments:
Post a Comment