Tại các phòng khám chuyên khoa thần kinh hoặc phòng khám đa khoa, tỷ lệ bệnh nhân đến khám vì đau đầu tương đối phổ biến. Đau đầu thường có rất nhiều nguyên nhân, hay gặp nhất là đau nửa đầu căn nguyên mạch hay còn gọi bệnh migraine.
Bệnh migraine tần suất gặp 18% ở nữ giới, 6% ở nam giới, 4% ở trẻ em. Tần suất thường gặp nhất ở độ tuổi 25 – 55. Theo báo cáo của WHO năm 2001, migraine được xếp trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật, và nó sẽ là vấn nạn lớn toàn cầu.
Tuy bệnh đau đầu rất hay gặp và không khó chẩn đoán, nhưng đau đầu migraine thường dễ chẩn đoán nhầm là đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, hoặc đau đầu từng cụm. Do đó việc điều trị thường ít hiệu quả.
Sinh lý bệnh của cơn đau migraine phức tạp, liên quan tới một số yếu tố chính: Sự di truyền gen dễ bị tổn thương. Ảnh hưởng của các kích hoạt. Kích thích tận cùng các dây thần kinh cảm giác. Sự phóng thích các peptides thần kinh. Giãn mạch máu.
Ngoài ra, các dạng biến thể của migraine như migraine mạn tính (đau đầu khởi phát trên 15 ngày/tháng, kéo dài 3 tháng); đau đầu liên tiếp mỗi ngày, không thành cơn rõ rệt, đau có tính chất luân hồi mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng các thuốc hoặc bệnh nhân có kết hợp trạng thái lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ...
Điều trị
Đau đầu migraine là sự rối loạn thần kinh mạch máu, vì vậy vấn đề điều trị migraine không chỉ là kê đơn thuốc. Cần có kế hoạch điều trị tốt bao gồm từ giao tiếp tốt với bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân. Kiểm soát các yếu tố gây khởi phát cơn, theo dõi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và đặc biệt sự lựa chọn các thuốc cắt cơn và phòng ngừa hợp lý. Các thuốc điều trị đau đầu nói chung và đau đầu migraine nói riêng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại biệt dược khác nhau.
Điều trị đau đầu migraine bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị phòng ngừa cơn (điều trị nền).
Các thuốc điều trị cắt cơn
Thuốc cắt cơn đau đầu migraine gồm các thuốc đặc hiệu và các thuốc không đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị cắt cơn là phải điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Các thuốc đặc hiệu
Ergotamine tartrat: đây là dẫn chất cựa lúa mạch, thuốc cắt cơn cổ điển. Liều dùng tối đa có thể lên 4mg/ngày. Hiện nay có dạng xịt mỗi lần xịt vào một bên mũi. Tối đa 4 lần xịt/ngày.
Nhóm triptans thuộc nhóm chất đồng vận tiết serotonin của thụ thể 5HT 1B/1D. Cơ chế tác dụng làm co mạch trực tiếp (gắn kết bới 5HT1B), ức chế các neuropeptides (gắn kết 5HT1D) và giới hạn dẫn truyền đau.
Chỉ định dùng các thuốc này khi thuốc nhóm trên thất bại. Dùng cách xa mọi dẫn chất cựa lúa mạch (phải ngừng trên 24 giờ).
Các thuốc nhóm triptans hiện có
- Sumatriptan (1991): suminat, imigrane 25/50/100mg.
- Zolmitriptan (1997): zomig viên 2,5mg.
- Naratriptan (1998): amerge naramig viên 2,5mg. Uống ngay từ khi bắt đầu cơn, có thể nhắc lại sau 4 giờ nếu các triệu chứng tái xuất hiện. Không vượt quá 2 viên/ngày.
- Rizatriptan (1998): Ritza 5/10mg.
- Almotriptan (2001): Axert.
- Eletriptan (2002): Relpax.
- Frovatriptan (2002): Frova.
Các thuốc không đặc hiệu.
- Thuốc giảm đau thông thường: nhóm acetaminophen (paracetamol), aspirin.
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs).
- Thuốc giảm đau không chứa opioid.
- Thuốc giảm đau có chứa opioid.
- Thuốc chữa triệu chứng: chống nôn.
- Nằm nghỉ trong phòng tối yên tĩnh.
Điều trị nền, phòng ngừa cơn đau đầu migraine
Chỉ định khi có trên 1 cơn mỗi tuần hoặc đau đầu ảnh hưởng tới đời sống nghề nghiệp và xã hội của người bệnh. Cần lưu ý bên cạnh dùng các thuốc cần điều trị toàn diện, điều chỉnh các yếu tố phát động bệnh, đó là các yếu tố tâm lý, ăn uống (một số chất dễ gây cơn đau đầu như socola, phomat), tiếng động, ánh sánh, khí hậu, thuốc lá, gắng sức mạnh... kết hợp tâm lý liệu pháp, thư giãn, châm cứu.
Các thuốc điều trị phòng ngừa
- Dihydroergotamine (seglor 5mg hoặc tamik 3mg) uống mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10 – 12 tuần.
- Nhóm thuốc chẹn beta (propanolol) dùng khi không có chống chỉ định với các thuốc nhóm này. Các thuốc chẹn beta khác có thể dùng lopressor, seloken, corgard, tenermine.
- Nhóm thuốc chẹn canxi (flunarizin, sibelium).
- Thuốc chống trầm cảm.
Cần lưu ý, đau đầu migraine là một loại đau đầu có cơ chế căn nguyên mạch máu thần kinh. Việc điều trị đòi hỏi phải đúng chuyên khoa, vì nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị. Cần điều trị đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian có như vậy mới tránh được những biến thể của đau đầu migraine làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc.
(Theo TS. Nguyễn Hoàng Ngọc // Báo Sức khỏe và Đời sống)
Bệnh migraine tần suất gặp 18% ở nữ giới, 6% ở nam giới, 4% ở trẻ em. Tần suất thường gặp nhất ở độ tuổi 25 – 55. Theo báo cáo của WHO năm 2001, migraine được xếp trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật, và nó sẽ là vấn nạn lớn toàn cầu.
Tuy bệnh đau đầu rất hay gặp và không khó chẩn đoán, nhưng đau đầu migraine thường dễ chẩn đoán nhầm là đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, hoặc đau đầu từng cụm. Do đó việc điều trị thường ít hiệu quả.
Sinh lý bệnh của cơn đau migraine phức tạp, liên quan tới một số yếu tố chính: Sự di truyền gen dễ bị tổn thương. Ảnh hưởng của các kích hoạt. Kích thích tận cùng các dây thần kinh cảm giác. Sự phóng thích các peptides thần kinh. Giãn mạch máu.
Ngoài ra, các dạng biến thể của migraine như migraine mạn tính (đau đầu khởi phát trên 15 ngày/tháng, kéo dài 3 tháng); đau đầu liên tiếp mỗi ngày, không thành cơn rõ rệt, đau có tính chất luân hồi mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm dụng các thuốc hoặc bệnh nhân có kết hợp trạng thái lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ...
Điều trị
Đau đầu migraine là sự rối loạn thần kinh mạch máu, vì vậy vấn đề điều trị migraine không chỉ là kê đơn thuốc. Cần có kế hoạch điều trị tốt bao gồm từ giao tiếp tốt với bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân. Kiểm soát các yếu tố gây khởi phát cơn, theo dõi sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân và đặc biệt sự lựa chọn các thuốc cắt cơn và phòng ngừa hợp lý. Các thuốc điều trị đau đầu nói chung và đau đầu migraine nói riêng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại biệt dược khác nhau.
Điều trị đau đầu migraine bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị phòng ngừa cơn (điều trị nền).
Các thuốc điều trị cắt cơn
Thuốc cắt cơn đau đầu migraine gồm các thuốc đặc hiệu và các thuốc không đặc hiệu. Nguyên tắc điều trị cắt cơn là phải điều trị sớm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
Các thuốc đặc hiệu
Ergotamine tartrat: đây là dẫn chất cựa lúa mạch, thuốc cắt cơn cổ điển. Liều dùng tối đa có thể lên 4mg/ngày. Hiện nay có dạng xịt mỗi lần xịt vào một bên mũi. Tối đa 4 lần xịt/ngày.
Nhóm triptans thuộc nhóm chất đồng vận tiết serotonin của thụ thể 5HT 1B/1D. Cơ chế tác dụng làm co mạch trực tiếp (gắn kết bới 5HT1B), ức chế các neuropeptides (gắn kết 5HT1D) và giới hạn dẫn truyền đau.
Chỉ định dùng các thuốc này khi thuốc nhóm trên thất bại. Dùng cách xa mọi dẫn chất cựa lúa mạch (phải ngừng trên 24 giờ).
Các thuốc nhóm triptans hiện có
- Sumatriptan (1991): suminat, imigrane 25/50/100mg.
- Zolmitriptan (1997): zomig viên 2,5mg.
- Naratriptan (1998): amerge naramig viên 2,5mg. Uống ngay từ khi bắt đầu cơn, có thể nhắc lại sau 4 giờ nếu các triệu chứng tái xuất hiện. Không vượt quá 2 viên/ngày.
- Rizatriptan (1998): Ritza 5/10mg.
- Almotriptan (2001): Axert.
- Eletriptan (2002): Relpax.
- Frovatriptan (2002): Frova.
Các thuốc không đặc hiệu.
- Thuốc giảm đau thông thường: nhóm acetaminophen (paracetamol), aspirin.
- Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs).
- Thuốc giảm đau không chứa opioid.
- Thuốc giảm đau có chứa opioid.
- Thuốc chữa triệu chứng: chống nôn.
- Nằm nghỉ trong phòng tối yên tĩnh.
Điều trị nền, phòng ngừa cơn đau đầu migraine
Chỉ định khi có trên 1 cơn mỗi tuần hoặc đau đầu ảnh hưởng tới đời sống nghề nghiệp và xã hội của người bệnh. Cần lưu ý bên cạnh dùng các thuốc cần điều trị toàn diện, điều chỉnh các yếu tố phát động bệnh, đó là các yếu tố tâm lý, ăn uống (một số chất dễ gây cơn đau đầu như socola, phomat), tiếng động, ánh sánh, khí hậu, thuốc lá, gắng sức mạnh... kết hợp tâm lý liệu pháp, thư giãn, châm cứu.
Các thuốc điều trị phòng ngừa
- Dihydroergotamine (seglor 5mg hoặc tamik 3mg) uống mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10 – 12 tuần.
- Nhóm thuốc chẹn beta (propanolol) dùng khi không có chống chỉ định với các thuốc nhóm này. Các thuốc chẹn beta khác có thể dùng lopressor, seloken, corgard, tenermine.
- Nhóm thuốc chẹn canxi (flunarizin, sibelium).
- Thuốc chống trầm cảm.
Cần lưu ý, đau đầu migraine là một loại đau đầu có cơ chế căn nguyên mạch máu thần kinh. Việc điều trị đòi hỏi phải đúng chuyên khoa, vì nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến thất bại trong điều trị. Cần điều trị đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian có như vậy mới tránh được những biến thể của đau đầu migraine làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc.
(Theo TS. Nguyễn Hoàng Ngọc // Báo Sức khỏe và Đời sống)
0 Comments:
Post a Comment