Sunday, November 3, 2019

Kinh Nghiệm Phượt Hội An - Đà Nẵng

Trước khi dắt bạn độc tung tăng dưới những ánh đèn lồng hay dạo quanh những gốc phố hoài niệm thì ta cũng nên nói qua một ít về Hội An chứ nhỉ.

Đi đến Hội An

Giới thiệu

Là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập vào ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo nghị định số 10/2008/NĐ/CP của chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là độ thị loại 3 trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Từng là một trung tâm giao thương chính của miền Trung từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII. Chính vì thời kỳ hoàng kim như thế nên nơi đây từng là một khu đô thì sầm uất bậc nhất. Nói sơ vậy thôi, chúng ta sẽ đi sâu khám phá nó sau nhé.
Kinh Nghiệm Phượt Hội An - Đà Nẵng
Phố Cổ Hội An

Đi đến Hội An bằng gì?

Có rất nhiều phương tiện để đến Hội An. Nhưng ở phạm vi của bài viết này là chuyến phượt Hội An - Đà Nẵng nên mình sẽ liệt kê ra các phương thức chính và tiện lợi nhất.

1: Các bạn đi xe Bus từ Đà Nẵng đến Hội An, cứ 30 phút là có một chuyến từ 5h sáng đến 5h chiều. Có rất nhiều trạm xe bus đi qua nhưng theo mình là bạn nên chọn đi chơi ở đâu đó xong đến giờ ra trạm lên xe cho đỡ tốn thời gian, một công đôi việc. Ví dụ như bạn đang chơi ở khu du lịch Ngũ Hành Sơn , chơi xong bạn ra trạm dừng chân ở đó đợi tí rồi xuất phát luôn. Giá vé đến Hội An mình cũng không nhớ rõ, nhưng có một điều chắc chán là nó không cao.

2: Ngoài ra các bạn cũng có thể chọn thuê xe máy rồi từ từ đi dọc theo bãi biển Hội An lại được ngắm thêm nhiều cảnh đẹp nữa...Một số công ty cho thuê xe máy uy tín ở Đà Nẵng như:

Công ty Hữu Long sát biển Mỹ Khê, ở đây có nhiều xe tốt mà giá lại rẻ. Liên hệ: 0962 200 179 gặp anh Khôi rất nhiệt tình, bạn cứ mạnh dạn để được tư vấn.

Công ty Bình Minh : Địa chỉ 82 Thạch Lam, Đà Nẵng. Liên hệ : 0938 006 843 - 0986 86 29 86. Nhân viên cho thuê xe rất vui vẻ và nhiệt tình, anh còn giới thiệu các địa điểm phượt rất hấp dẫn. Giá khoảng tầm 80 nghìn/ngày. 1 ngày tính từ 7h sáng đến 21h30. Giá cũng tùy theo loại xe và bạn thuê bao nhiêu ngày.
Kinh Nghiệm Phượt Hội An - Đà Nẵng 1
Đi Hội An bằng thuyền gỗ

Đến Hội An rồi thì ngủ ở đâu?

Có rất nhiều khách sạn giá rẻ ở đây như:

Khách sạn phương Đông: Địa chỉ 42 Bà Triệu, giá khoảng 300 - 400 nghìn đồng cho 1 phòng đôi, đầy đủ tiện nghi, đặc biệt là có buffet miễn phí buổi sáng ở tầng thượng. Đặc biệt ở đây có thể ngắm cảnh rất đẹp.

Homestay cũng là một phương án được nhiều người lựa chọn ở đây. Bạn liên hệ 05103863381 - 0932533977, hay gặp chị Châu ở địa chỉ : 09 Nguyễn Phúc Nguyên, gần chợ đêm, ở đây cũng đầy đủ tiện nghi không kém có điều hòa, nóng lanh, tivi, wifi...

Nhà khách thành phố số 1 Nguyễn Huệ, gần phố cổ. 05103910828.

Khách sạn An Hội, đây là khách sạn 2 sao. Địa chỉ: 69 Nguyễn Phúc Chu (có bể bơi), Liên hệ: 05103911888. Giá khoảng 450 nghìn/1 phòng đôi. Phòng rẻ hơn thì có giá dao động từ 250 nghìn - 350 nghìn đồng.

Khách san Green Field. Giá chỉ dao động tầm dưới 450 nghìn. Địa chỉ 423 cửa Đại. cách trung tâm khoảng 3km. Nếu các bạn có phương tiên đi lại thì ở đây cũng hợp lý.

Các bạn có thể đặt phòng trực tuyến qua các website tốt như: Agoda.com...
Kinh Nghiệm Phượt Hội An - Đà Nẵng 2
Khách sạn ở Hội An

Chơi ở đâu?

Đã đến được Hội An rồi và cũng yên tâm với chỗ ngủ của mình bây giờ chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đi chơi đâu?. Ở đây có rất nhiều địa điểm để vui chơi như:

1: Cù lao chàm

Đây là một địa điểm du lịch nổi tiêng ở Hội An có những bãi cát trắng mịn và trải dài. Biển thì có một màu xanh rất mát. Các món ăn ở đây cũng có hương vị ngon ngây ngất.

Để đến với Cù Lao Chàm bạn có thể đi ca nô, bạn đến mua vé tại Cửa Đại, giá vé khoảng 150 nghìn/người. Bạn phải mất thời gian khoảng 20 phút từ khi xuất phát. Còn nếu đi bằng thuyền gỗ vé khoảng 30 nghìn /người, và 80 nghìn/người và một xe máy, bạn nên đến Bạch Đằng hoặc Cửa Đại để mua vé. Khi đến đây bạn có thể tham quan nhà Bảo tàng biển Cù Lao Chàm, chùa Hải Tạng, giếng cổ Chăm, chợ Tân Hiệp. Thưởng thức các món ngon như : cua đá, mực một nắng, bào ngư, yến sào và rau rừng cũng là một món bạn cũng đừng nên bỏ qua. Ở đây cũng có nhiều lễ hội văn hóa như: Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào ngày 3, 4 tháng 4 âm lịch. Ngoài ra còn có một lễ hội cũng không kém phần thú vị đó là lễ giỗ tổ nghề yến, lễ thường tổ chức ngày 9, 10 tháng 3 âm lịch.
Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm

2: Chùa Cầu

Người ta thường truyền tai nhau một câu " Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như là chưa đến". Đây là một cây cầu cổ nhất của phố cổ Hội An, theo sách sử ghi lại thì đây là một công trình do một thương gia người Nhật Bản xây dựng với chiều dài 18m bắc qua một con lạch ngăn cách giữa 2 tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Mặc dù qua thiên tai và bom đạn của chiến tranh tuy nhiên cầu cũng còn giữ lại những nét đẹp riêng vốn có của mình. Nếu ai thích một phong cách nhiếp ảnh cổ thì có thể đến đây với nhiều góc máy cho ra những bức hình rất đẹp.
Chùa Cầu
Chùa Cầu - Hội An

3: Hội quán Phước Kiến

Đã một lần ghé thăm nơi đây tôi xin chia sẽ những kinh nghiệm du lịch nơi đây. Hội quán tọa lạc ở 46 Trần Phú, được xây dựng vào năm 1972 bởi cộng đồng người Hoa. Chính điện của Hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà chúa phù hộ cho những thương nhân được thuận buồm xuôi gió trong những chuyến giao thương xa. Trong chính điện còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần tài...Điều đắc tâm đắc ở đây chính là vẽ đẹp của những công trình từng là kiệt tác của một thời, lối kiến trúc chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn văn minh giao thoa, đã để lại cho chúng ta những tác phẩm nghệ thuật. Được đứng trước nó tôi có cảm giác rung mình thán phục nó, một cảm giác nể phục những bàn tay, khối óc để cho ra những sản phẩm văn hóa đẹp đến như vậy. Bạn cũng đừng nên bỏ lỡ dù chỉ một lần nhé.
Hội Quán Phước Kiến - Hội An
Hội Quán Phước Kiến - Hội An

4: Nhà cổ Phùng Hưng

Đây là ngôi nhà cổ có tuổi thọ trên 200 năm nằm ở 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hội An. Là nơi chúng kiến sự ra đời của 8 thế hệ nhà họ Phùng Hưng. Cho đến nay nó vẫn giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất liệu và sự chăm sóc của  đại  gia đình. Là sự giao thoa của 3 trường phái kiến trúc thời đó là Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Hệ thống ban công và cửa mang dấu ấn của người Trung Hoa, còn mái nhà thì mang nét kiến trúc của người Nhật Bản, hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, hệ thống mái hai hướng gian trước và gian sau lại mang lối kiến trúc của người Việt Nam. Qua nhiều năm tháng hứng chịu nhiều trận lũ lớn và bom đạn của chiến tranh tuy nhiên ngôi nhà vẫn sừng sững. Để rồi chúng ta cảm thấy tự hào khi đứng trước nó. Tự hào vệ sự tài hoa tinh tế trong xây dựng và một nền văn minh phát triển trước đây của ông cha ta.
Nhà cổ Phùng Hưng - Hội An
Nhà cổ Phùng Hưng - Hội An

5: Nhà cổ Tấn Ký

Đây cũng là một điểm dừng chân lý thú khi đến Hội An. Trải qua trên 200 năm nhưng Nhà cổ Tấn Ký nằm trên đường Nguyễn Thái Học vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu và kiến trúc như ngày đầu mới xây dựng. Ngôi nhà được xây dựng với lối kiến trúc hình ống đặc trưng của lối kiến trúc cổ, nội thất được chia làm nhiều gian mà mỗi gian có chức năng riêng và điều đặc biệt mà mình thấy ở đây là các gian đều không có cửa sổ. Mặt tiền của nhà là nơi dùng đề mở tiệm buôn bán, mặt sau thông với bến để làm nơi nhập xuất hàng hóa, vật liệu dùng để làm nhà và trang trí đa phần là các loại gỗ quý được chạm trỗ tinh xảo nhiều hoa văn hình rồng, hoa... Đến đây khách tham quan được chiêm ngưỡng chén Khổng Tử - một loại chén được trang trí hoa văn theo kiểu của người Hoa và luôn có những câu chuyện lý thú cũng như những đạo nghĩa trong những vật ở nơi đây. Quả là một nơi cho những ai thích tìm hiểu về văn hóa thời xưa - một thời phồn hoa đang khâm phục đã đi cùng năm tháng.
Nhà cổ Phùng Hưng - Hội An
Nhà cổ Tân Ký - Hội An

Kinh Nghiệm Phượt Hội An - Đà Nẵng Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment