Thursday, November 14, 2019

Làm gì để tự khống chế huyết áp?

Ngày nay, kinh tế xã hội ngày một phát triển, điều kiện sống ngày một nâng cao, những “mẫu người” béo phì ngày càng nhiều và bệnh cao huyết áp ngày một tăng.

Như chúng ta đã biết, cao huyết áp là loại bệnh mạn tính thường gặp. Một khi đã được xác định rõ bệnh, thường phải uống thuốc trong thời gian dài, thậm chí phải uống thuốc suốt đời. Việc lựa chọn và điều chỉnh thuốc phải dựa vào bác sĩ chuyên khoa. Là người bệnh, chúng ta phải làm gì để tự khống chế huyết áp? Cao huyết áp là bệnh có liên quan mật thiết tới phương thức sống.

Phương thức sống lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với việc phòng chống chữa trị bệnh cao huyết áp, là khâu không thể thiếu được trong việc điều trị và duy trì huyết áp bình thường. Đối với những người có huyết áp cao và phải uống thuốc để hạ huyết áp, đều cần phải điều tiết phương thức sống. Điều tiết như thế nào là hợp lý, xin tham khảo những cách thức sau đây.

Ăn uống hợp lý

Làm gì để tự khống chế huyết áp?
Lượng hấp thụ muối ăn có liên quan mật thiết với việc phát triển bệnh cao huyết áp. Sodium (Na) trong bữa ăn của dân ta có tới khoảng 80% là có từ các món ăn chế biến hoặc muối. Người bệnh cao huyết áp nên giảm bớt muối trong chế biến món ăn và cố gắng ăn ít các món ăn muối ướp. Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi lượng hấp thụ muối cho mỗi người mỗi ngày không nên vượt quá 6g. Có nghĩa là, một gia đình 3 khẩu, lượng muối hấp thụ một tháng không nên vượt quá 500g muối, 500g xì dầu và nước mắm (cộng lại chừng 70g muối).

Có nghiên cứu cho thấy: Tăng lượng thấp thụ Potassium (K) và Calcium (Ca) chủ yếu gồm có: Sữa bò, thịt nạc, cá các loại và các sản phẩm chế biến, chuối tiêu, thảo mai, cam quýt, bưởi, dưa hấu. Các loại rau đậu như rau chân vịt, sơn dược, đậu quả, rau sam, hành tây...

Ngoài việc ăn các loại rau, hoa quả, và các chế phẩm sữa, cố gắng ít ăn các loại thực phẩm có chứa acid béo bão hoà (fatty acid bão hoà). Gần đây, một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, phương thức ăn uống như trên, chẳng những có thể giảm huyết áp rõ rệt, còn có lợi cho việc khống chế các yếu tố nguy hiểm khác về bệnh tim mạch.

Giảm trọng lượng cơ thể

Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo cao hơn hẳn so với người gầy. Chỉ số thể trọng cao là yếu tố nguy hiểm độc lập và quan trọng để tăng cao huyết áp. Chỉ số thể trọng gọi tắt là BMI. BMI = Thể trọng (nghìn gam)/chiều cao cơ thể (m2). Ví dụ: Chiều cao là 1m70, thể trọng là 70.000 g, thì BMI = 70/(1.70)2 = 24.2. Người béo phệ bụng (béo phệ là chỉ: Vòng eo thắt lưng siêu tiêu chuẩn, nam lớn hơn 90, nữ lớn hơn 80 cm. Hoặc tỉ lệ vòng mông lớn. Nam lớn hơn 0,9, nữ lớn hơn 0,85) thường mắc bệnh cao huyết áp nhiều nhất.

Giảm trọng lượng cơ thể có thể giảm thấp huyết áp, và có lợi cho việc giảm ảnh hưởng của yếu tố nguy hiểm liên quan tới bệnh tiểu đường, chứng Blood Fatly cao và sự đề kháng của insulin hoặc sự dày lên của tâm thất trái. Có tài liệu cho thấy, người có thể trọng vượt tiêu chuẩn, thể trọng cứ giảm 10.000 g thì huyết áp có thể giảm 5 – 10 mm thủy ngân.

Phương pháp giảm thể trọng chủ yếu là ba cách: Khống chế ăn uống, vận động và uống thuốc. Thông thường người ta áp dụng hai phương pháp đầu là khống chế ăn uống và vận động. Một mặt có thể giảm hấp thụ nhiệt lượng. Mặt khác, tùy theo từng người có thể vạch ra kế hoạch vận động đơn giản dễ làm, để tăng tiêu hao nhiệt lượng, cố gắng giữ cho chỉ số thể trọng ở khoảng 20 – 24 (lớn hơn 25 là siêu trọng, còn lớn hơn 30 là béo).

Cai thuốc và hạn chế uống rượu

Cai thuốc và hạn chế uống rượu
Tuy bản thân việc hút thuốc không có ảnh hưởng lớn đối với huyết áp, hơn nữa cai thuốc cũng không giảm được huyết áp, thế nhưng vì hút thuốc sẽ có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch, tăng cao độ đậm đặc của máu, là một trong những yếu tố nguy hiểm đối với bệnh tim mạch quan trọng nhất.

Ngoài ra, hút thuốc có thể làm tăng thêm một bước chứng bội nhiễm trong cao huyết áp, như tỷ lệ mắc bệnh hoại tử cơ tim hoặc tắc nghẽn cơ tim. Còn có tài liệu chứng tỏ, hút thuốc có thể gây nhiễu loạn thuốc giảm áp nào đó, như hiệu quả điều trị của Recepto Retarder. Bởi vậy, các chuyên gia kiến nghị mạnh mẽ bệnh nhân cao huyết áp hãy cai thuốc lá, cai càng sớm càng tốt. Có những nghiên cứu cho thấy: Người cai thuốc lá trước tuổi trung niên thì tuổi thọ của họ không kém người không hút thuốc suốt đời là mấy.

Lượng tiêu hao rượu có quan hệ mật thiết với tỷ lệ phát bệnh cao huyết áp và mức huyết áp. Uống nhiều rượu còn rất nguy hiểm, gây trúng phong não, dẫn tới đột quỵ. Ngoài ra, rượu còn làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc chống cao huyết áp nào đó. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp phải hạn chế uống rượu. Mỗi ngày, nam giới uống chừng 20 – 30g rượu là vừa (rượu trắng chừng 45 độ không uống quá 50g). Nữ mỗi ngày không uống quá 10 – 20g rượu (rượu trắng chừng 45 độ không uống quá 25g).

Vận động vừa phải

Rèn luyện lâu dài sẽ giúp cho giảm và ổn định huyết áp. Người bệnh cao huyết áp phải rèn luyện, vận động có quy luật và thích hợp vừa phải. Căn cứ vào tuổi tác, tình hình khống chế huyết áp và có hiện tượng bội nhiễm hay không, để lựa chọn phương án rèn luyện thích hợp, bao gồm: Hình thức chủng loại vận động, cường độ vận động, tần suất vận động và thời gian vận động. Cụ thể chọn lựa đi dạo, đi bộ nhanh, chạy chậm, bơi lội, đi thái cực quyền, nhảy dây... Mỗi lần chừng 30 – 45 phút, mỗi tuần 3 – 4 lần.

Trước và sau khi vận động tập luyện phải để 5 phút thư giãn (như vươn cổ, uốn lưng, hoạt động các khớp...) không ngừng nghỉ đột ngột. Nói chung, người bị bệnh cao huyết áp cần đạt cường độ vận động vừa phải: Nhịp tim lớn nhất là 210 trừ đi độ tuổi. Nếu khi vận động, nhịp tim đạt cao nhất là 60 – 80% là vừa. Ngoài ra, sau khi vận động tự cảm thấy tốt, hơi cảm thấy mệt và lại hồi phục nhanh, lại giữ được trọng lượng cơ thể như ý, chứng tỏ lượng vận động và phương thức vận động là thích hợp. Cần chú ý là, nếu không khống chế được huyết áp, thì không nên rèn luyện cường độ cao.

Cân bằng tâm lý

Xã hội hiện đại, cạnh tranh rất kịch liệt, người ta dễ cảm thấy căng thẳng lo lắng. Sau khi bị cao huyết áp, cứ phải uống thuốc liên miên cũng khiến người ta có tư tưởng buồn phiền, bi quan thất vọng. Những cái đó đều gây dao động huyết áp cho người bệnh cao huyết áp, thậm chí gây bội nhiễm tim, mạch máu não, là vô cùng bất lợi.

Chúng ta cần nhận thức rõ rằng, cao huyết áp tuy phải uống thuốc lâu dài, nhưng chỉ cần kiên trì điều trị hợp lý và có hiệu quả, thì không chỉ khống chế được huyết áp, mà còn có thể giảm được các loại bội nhiễm nghiêm trọng. Người bệnh phải có lòng tin, định kỳ khám lại và tích cực phối hợp điều trị. Ngoài ra, trong cuộc sống và công tác cần cố gắng tránh những cuộc thù tạc bốc lửa, tránh vui buồn quá mức, phải học cách “xử lý mềm”, có cái nên làm, có cái không nên làm, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình, tri túc thường lạc, có thể quên đi những ưu phiền, tận hưởng niềm hạnh phúc vốn có, biết quý trọng cái hiện tại, hướng về tương lai. Cố gắng xử lý, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, giữ vững trạng thái tâm lý tốt. Chúng ta còn có thể bồi dưỡng sở thích cá nhân, rèn luyện tính cách, tham gia các hoạt động vui chơi, đi thăm cây cảnh chim cảnh, nghe âm nhạc, luyện thư pháp, hội hoạ. Cũng có thể đi du lịch, dự các hoạt động vui chơi tập thể nhằm thư giãn, giải toả những mệt nhọc, căng thẳng, giảm bớt những áp lực trong cuộc sống.

Tóm lại, sự điều tiết phương thức sống có thể giảm huyết áp, giảm các bệnh về tim mạch, tránh những bệnh bội nhiễm. Đó là những hoạt động mọi người nên làm, mọi người đều có thể làm được. Vấn đề then chốt là giữ cho đều đặn.

(Theo Tri Thức Trẻ)

Làm gì để tự khống chế huyết áp? Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment