Sách cổ có ghi chép, một số thực phẩm có tác dụng làm chậm lại sự lão hóa; nếu ăn uống chừng mực, hợp lý ngoài giúp thân thể khỏe mạnh, còn giúp duy trì sự trẻ trung.
Dưới đây là một số thực phẩm dùng tốt cho tuổi trung niên trở đi.
Lươn dùng tốt cho người trung niên, nhưng người bụng lạnh thì không nên dùng
Lươn: Còn gọi là “thiện ngư” hay “huỳnh thiện”. Lươn được chế biến làm thức ăn hằng ngày để bồi dưỡng thần kinh, phục hồi huyết tương cho cơ thể. Ngoài thịt của lươn, thì các bộ phận khác của lương như: máu, đầu, da, xương đều có tác dụng trị bệnh. Nhưng lưu ý, người đang bị tình trạng đầy bụng, đang bị sốt rét, hoặc trong lúc đang có bệnh thì không nên ăn lươn, và không nên nấu lươn chung với quả hồng táo để dùng.
Cá chép: Theo đông y, cá chép có vị ngọt, tính bình, không độc, thường được dùng cho người đau yếu. Cá chép có tác dụng lợi thủy, trừ thũng, hạ khí nghịch, trừ ho suyễn, an thai, thông sữa, kiện tỳ tiêu thực, trị chứng hoàng đản (vàng da). Lưu ý, không nên nấu cá chép chung với quả lý, quả lê.
Mè (vừng): Có vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ can thận, ít tinh huyết. Dùng thường xuyên phòng trị xơ cứng động mạch, nhuận tràng (trường), nhuận da (đẹp da), thông sữa. Dùng lâu giúp thân thể nhẹ nhàng, lâu già, mắt tỏ, sức dẻo dai, tăng thọ. Ngoài ra, người ta thường dùng lá vừng nấu nước uống thay trà giúp tóc đen, mịn da, cầm băng huyết...
Bên cạnh đó, trong các bữa ăn hằng ngày, nên dùng nhiều rau quả, trái cây, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật.
Ba ba: Thường dùng thịt và mai. Theo đông y, thịt ba ba là thực phẩm rất ngon và có tính bổ dưỡng cao; còn mai ba ba thường được dùng ở dạng nấu cao. Ba ba có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng tư âm bổ khí trợ dương, trị các chứng tích kết, người nóng, gầy, thường nóng lạnh, bụng đầy, đau lưng, khí hư, kinh bế, rong huyết, các chứng lâm (sỏi niệu). Nhưng lưu ý, người đang bị bệnh, đang cảm, mới vừa sinh đẻ, người hay tiêu chảy thì không nên ăn.
(Theo lương y Như Tá // Thanhnien Online)
Dưới đây là một số thực phẩm dùng tốt cho tuổi trung niên trở đi.
Lươn dùng tốt cho người trung niên, nhưng người bụng lạnh thì không nên dùng
Lươn: Còn gọi là “thiện ngư” hay “huỳnh thiện”. Lươn được chế biến làm thức ăn hằng ngày để bồi dưỡng thần kinh, phục hồi huyết tương cho cơ thể. Ngoài thịt của lươn, thì các bộ phận khác của lương như: máu, đầu, da, xương đều có tác dụng trị bệnh. Nhưng lưu ý, người đang bị tình trạng đầy bụng, đang bị sốt rét, hoặc trong lúc đang có bệnh thì không nên ăn lươn, và không nên nấu lươn chung với quả hồng táo để dùng.
Cá chép: Theo đông y, cá chép có vị ngọt, tính bình, không độc, thường được dùng cho người đau yếu. Cá chép có tác dụng lợi thủy, trừ thũng, hạ khí nghịch, trừ ho suyễn, an thai, thông sữa, kiện tỳ tiêu thực, trị chứng hoàng đản (vàng da). Lưu ý, không nên nấu cá chép chung với quả lý, quả lê.
Mè (vừng): Có vị ngọt, tính bình, tác dụng tư bổ can thận, ít tinh huyết. Dùng thường xuyên phòng trị xơ cứng động mạch, nhuận tràng (trường), nhuận da (đẹp da), thông sữa. Dùng lâu giúp thân thể nhẹ nhàng, lâu già, mắt tỏ, sức dẻo dai, tăng thọ. Ngoài ra, người ta thường dùng lá vừng nấu nước uống thay trà giúp tóc đen, mịn da, cầm băng huyết...
Bên cạnh đó, trong các bữa ăn hằng ngày, nên dùng nhiều rau quả, trái cây, hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật.
Ba ba: Thường dùng thịt và mai. Theo đông y, thịt ba ba là thực phẩm rất ngon và có tính bổ dưỡng cao; còn mai ba ba thường được dùng ở dạng nấu cao. Ba ba có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng tư âm bổ khí trợ dương, trị các chứng tích kết, người nóng, gầy, thường nóng lạnh, bụng đầy, đau lưng, khí hư, kinh bế, rong huyết, các chứng lâm (sỏi niệu). Nhưng lưu ý, người đang bị bệnh, đang cảm, mới vừa sinh đẻ, người hay tiêu chảy thì không nên ăn.
(Theo lương y Như Tá // Thanhnien Online)
0 Comments:
Post a Comment