Những bà mẹ có con nhỏ là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất. Tại sao lại như vậy?
Nửa năm sau khi sinh em bé, chị Ngọc Ngân, 27 tuổi, gặp vấn đề trong việc đi tiểu. Những lần đi tiểu, chị phải gắng sức rặn, không ít lần có sự xuất hiện của những giọt máu đỏ thẫm. Vài giờ sau, vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu.
Nghĩ mình bị táo bón, chị Ngân ra nhà thuốc hỏi mua thuốc trị táo bón (chị không còn cho con bú). Tình trạng táo bón được cải thiện nhưng vùng hậu môn của chị vẫn còn cảm giác đau, đôi khi ngứa rát.
Căn bệnh phổ biến ở phụ nữ
Đi khám, chị Ngọc Ngân được chẩn đoán bệnh trĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP. HCM, trĩ là căn bệnh phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, những yếu tố sau được xem là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh:
Những người bị táo bón kinh niên: Chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ. Khi các búi này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ.
Người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, lao động nặng nhọc… làm tăng áp lực trong ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ.
Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân: Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Ngoài ra, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)… Đấy chính là những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
Phụ nữ sau khi sinh nếu phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít di chuyển, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
Bên cạnh đó, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh.
Triệu chứng thường bị nhầm lẫn
Chảy máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Mỗi lần đi tiểu, bệnh nhân rặn nhiều, máu chảy thành giọt hay từng tia nhỏ. Bạn có thể phát hiện được chúng trên giấy vệ sinh.
Kèm theo hiện tượng chảy máu, mỗi lần đi tiểu sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn, sau khi đại tiện xong, khối thịt sẽ thụt vào. Bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào đó. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Ngoài ra, mỗi khi đi tiểu, bệnh nhân lại có cảm giác ngứa quanh hậu môn. Nguyên nhân: Búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da vùng hậu môn. Nếu bệnh nhân có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe.
Khi thấy bị chảy máu lúc đi ngoài, một số người chủ quan cho rằng mình chỉ bị táo bón nhưng cũng có người lo lắng, nghĩ mình bị trĩ. Tuy nhiên, chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của các căn bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung.
Việc điều trị được tiến hành như thế nào?
Chính vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán. Hãy đi khám để được xác định đúng bệnh và xử lý kịp thời.
Bệnh trĩ nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi sự viêm nhiễm. Các thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su hay phương pháp quang đông hồng ngoại… cũng thường được dùng.
Ngoài ra, phẫu thuật Longo sử dụng máy khâu để cắt trĩ cũng là phương pháp giảm được sự đau đớn và thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch để thu nhỏ thể tích trĩ, treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn.
(Theo Tiếp thị gia đình)
Nửa năm sau khi sinh em bé, chị Ngọc Ngân, 27 tuổi, gặp vấn đề trong việc đi tiểu. Những lần đi tiểu, chị phải gắng sức rặn, không ít lần có sự xuất hiện của những giọt máu đỏ thẫm. Vài giờ sau, vùng hậu môn ngứa ngáy rất khó chịu.
Nghĩ mình bị táo bón, chị Ngân ra nhà thuốc hỏi mua thuốc trị táo bón (chị không còn cho con bú). Tình trạng táo bón được cải thiện nhưng vùng hậu môn của chị vẫn còn cảm giác đau, đôi khi ngứa rát.
Căn bệnh phổ biến ở phụ nữ
Đi khám, chị Ngọc Ngân được chẩn đoán bệnh trĩ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn - Trực tràng, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP. HCM, trĩ là căn bệnh phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý về hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, những yếu tố sau được xem là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh:
Những người bị táo bón kinh niên: Chứng táo bón làm xuất hiện các búi trĩ. Khi các búi này lớn lên đến một mức độ nào đó, chúng sẽ ra ngoài hậu môn, tạo thành búi trĩ.
Người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, lao động nặng nhọc… làm tăng áp lực trong ổ bụng, cũng rất dễ bị bệnh trĩ.
Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân: Trong quá trình vượt cạn, việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Ngoài ra, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau (sợ nhiễm giun), không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng)… Đấy chính là những yếu tố dẫn đến bệnh trĩ.
Phụ nữ sau khi sinh nếu phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều (ít thay đổi tư thế), ít di chuyển, nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
Bên cạnh đó, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh.
Triệu chứng thường bị nhầm lẫn
Chảy máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ. Mỗi lần đi tiểu, bệnh nhân rặn nhiều, máu chảy thành giọt hay từng tia nhỏ. Bạn có thể phát hiện được chúng trên giấy vệ sinh.
Kèm theo hiện tượng chảy máu, mỗi lần đi tiểu sẽ có một khối thịt nhỏ lồi ra khỏi lỗ hậu môn, sau khi đại tiện xong, khối thịt sẽ thụt vào. Bệnh nhân có thể có cảm giác được sự lồi ra, thụt vào đó. Sau một thời gian, khối thịt sẽ lồi to ra, dài hơn, rồi nằm luôn ở phía ngoài hậu môn. Tình trạng này được gọi là sa búi trĩ.
Ngoài ra, mỗi khi đi tiểu, bệnh nhân lại có cảm giác ngứa quanh hậu môn. Nguyên nhân: Búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch gây viêm da vùng hậu môn. Nếu bệnh nhân có cảm giác đau, khi đó trĩ đã bị tắc nghẽn hoặc do quá trình rặn đã làm hậu môn bị nứt, áp xe.
Khi thấy bị chảy máu lúc đi ngoài, một số người chủ quan cho rằng mình chỉ bị táo bón nhưng cũng có người lo lắng, nghĩ mình bị trĩ. Tuy nhiên, chảy máu trong khi đi tiểu còn là biểu hiện của các căn bệnh như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung.
Việc điều trị được tiến hành như thế nào?
Chính vì vậy, khi phát hiện sự bất thường, bạn không nên tự chẩn đoán. Hãy đi khám để được xác định đúng bệnh và xử lý kịp thời.
Bệnh trĩ nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống hoặc các loại thuốc bôi tại chỗ để đẩy lùi sự viêm nhiễm. Các thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su hay phương pháp quang đông hồng ngoại… cũng thường được dùng.
Ngoài ra, phẫu thuật Longo sử dụng máy khâu để cắt trĩ cũng là phương pháp giảm được sự đau đớn và thời gian nằm viện cho bệnh nhân. Nguyên tắc của phẫu thuật này là cắt và khâu khoanh niêm mạc, nhằm giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch để thu nhỏ thể tích trĩ, treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn.
(Theo Tiếp thị gia đình)
0 Comments:
Post a Comment