Saturday, December 14, 2019

Cách khắc phục khi chị em tè dầm

Theo thống kê, ở Pháp có khoảng 2,5 triệu phụ nữ tuổi đời từ 45 – 65 mắc chứng bệnh này. Còn ở Việt Nam, người mắc chứng tè dầm không phải ít.

Cách khắc phục khi chị em tè dầm
Bạn thường nghĩ chỉ có trẻ con mới tè dầm?. Hoàn toàn sai lầm, chứng bệnh này khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, ở Pháp có khoảng 2,5 triệu phụ nữ tuổi đời từ 45–65 mắc chứng bệnh này. Còn ở Việt Nam, người mắc chứng tè dầm không phải ít. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng chứng này làm người bệnh gặp nhiều phiền toái. Hãy cùng Sức khỏe Gia đình tham khảo lời khuyên của các chuyên gia để loại bỏ chứng bệnh này.

1. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Cà phê, trà, chất etanol trong rượu, các loại gia vị cay... đều có thể kích thích tới bàng quang. Hậu quả là chúng có thể làm việc đi tiểu xảy ra không đồng thời với nhu cầu. Việc đi tiểu ngoài ý muốn đến một thời kỳ nhất định, có thể làm teo cơ của bàng quang và dẫn đến hiện tượng “tè dầm” mãn tính. Nói cách khác do bàng quang không được sử dụng thường xuyên để chứa một lượng nước tiểu đầy, nó sẽ dần bị teo.

2. Không nên vác nặng

Vác nặng hàng ngày có thể dẫn đến đau lưng hoặc bị gai hóa đốt sống lưng. Không chỉ dừng ở đó, xương chậu, do tiếp xúc trực tiếp với các đốt lưng, cũng bị ảnh hưởng theo. Sự căng cơ hàng ngày sẽ làm yếu đáy xương chậu và có thể là nguyên nhân gây nên bệnh “tè dầm” ở người lớn.

3. Không nên đi giày, dép quá cao

Việc bạn đi giày hoặc dép cao gót đương nhiên là không tốt cho lưng. Nó làm mất sự cân bằng trọng lượng của nửa người phía trên khiến cơ bụng phải làm việc để tránh sự mất cân bằng về phía sau dẫn đến bàng quang bị nén... Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh “tè dầm”.

4.Tránh để thừa cân

Lượng mỡ dư thừa sẽ hạn chế hoạt động của cơ thể và hệ thống cơ bụng. Từ đó gây ra sự mất cân bằng cột sống, sức ép đối với lưng và bàng quang tăng, dần dần chứng tè dầm xuất hiện.

5. Hãy uống đủ nước

Hãy uống đủ nước mỗi ngày (1,5 lít nước), việc uống đủ nước sẽ giúp cơ thể duy trì, củng cố cơ xương chậu và bàng quang.

6. Ưu tiên thực phẩm nhuận tràng

Bệnh táo bón là một trong những nguyên nhân gây nên chứng tè dầm. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón: chế độ ăn nghèo chất xơ, cơ địa, bệnh đường ruột mãn tính... Người bệnh bị táo bón lâu ngày, cơ bụng và khung chậu bị đè nặng. Xương chậu do thường xuyên phải chịu sức ép sẽ gây nên sự loạn chức năng, bệnh tè dầm nhiều khả năng xảy ra. Nếu bạn đã có một chế độ ăn giàu chất xơ, hoa quả và rau xanh, uống nước đầy đủ... mà hệ tiêu hóa của bạn vẫn không được cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.

7. Nói không với thuốc lá

Thuốc lá sẽ có thể gây nên chứng ho mãn tính cho người dùng. Khi bạn bị ho nhiều có nghĩa là cơ bụng của bạn luôn phải chịu sức ép. Điều đó sẽ làm yếu đi các sợi cơ của bàng quang cũng như tác dụng của nó. Hơn nữa, chất nicotin có trong thuốc lá còn làm cơ thể chúng ta yếu đi.

8. Hãy bảo vệ bàng quang của bạn

Bằng cách, không nhịn đi tiểu quá lâu. Đây là một thói quen rất xấu. Tuy nhiên cũng không nên đi tiểu tiện quá nhiều lần. Điều đó sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường của lớp cơ bàng quang và dẫn tới việc mất kiểm soát bàng quang.

9. Phục hồi chức năng đáy chậu

Việc phục hồi chức năng đáy chậu cho phép chữa khỏi chứng tè dầm bởi hoạt động của cơ thể hoặc do cười gây nên. Những bài tập phục hồi chức năng đáy chậu cho phép ổn định khung chậu và kiểm soát tốt hơn hệ cơ của đáy chậu. Nên nhớ, khi đã áp dụng phương pháp này cần tập đều đặn. Có rất nhiều bài tập, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu.

(Theo Sức khỏe Gia đình)

Cách khắc phục khi chị em tè dầm Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment