Chiều dài thắt lưng, tức là độ lớn vòng bụng biểu thị cho sự mập hay ốm của cơ thể người dù chưa chính xác bằng chỉ số khối cơ thể (BMI). Đó là tỷ số giữa cân nặng (tính bằng kilogam) và bình phương chiều cao (tính bằng mét), có cỡ giới hạn bình thường từ 18,5 đến 25kg/m2.
Chẳng hạn, một người cao 1,60 mét và nặng 64kg thì BMI = 64/(1,6 x 1,6) = 25kg/m2. Người được xem là gầy khi có BMI nhỏ hơn 18,5, là béo phì khi có BMI lớn hơn hoặc bằng 25.
Nếu BMI lớn hơn cỡ giới hạn bình thường thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Sự liên quan này đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh). Các nhà nghiên cứu đã phân tích sự liên quan giữa BMI với tỷ lệ tử vong trong 57 nghiên cứu công trình được thực hiện cơ bản ở châu Âu và Bắc Mỹ, số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu là gần 900.000 người, tuổi trung bình là 46.
Sau thời gian theo dõi từ hai đến 14 năm, có hơn 66.000 trường hợp tử vong có nguyên nhân biết được, trong đó ba nhóm nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là: (1) Yếu mạch máu (bao gồm bệnh tim); (2) Ung thư; (3) Các bệnh lý hô hấp, tiểu đường, bệnh thận hay bệnh gan. Tỷ lệ tử vong thấp nhất ở nhóm người có BMI là 22,5 đến 25, cao nhất ở người có BMI cao và hút thuốc lá. Tính trung bình, nếu BMI tăng lên mỗi 5kg/m2 sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong khoảng 30%.
Như vậy, có một sự liên quan xấu của chiều dài thắt lưng và vòng đời. Điều này càng rõ ràng hơn nữa với người béo phì. Một người được gọi là béo phì bệnh lý khi có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 40kg/m2. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ người dân Mỹ bị béo phì bệnh lý là 4,7%, những người ở lứa tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất, người có học vấn cao ít bị hơn người có học vấn thấp.
Tại Việt Nam, với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì, đặc biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động, mà thường xuyên… tiệc tùng! Ảnh hưởng của béo phì bệnh lý trên sức khỏe là rất lớn, có thể gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, cơ xương… và rút ngắn cuộc sống người bệnh.
Vì vậy, những người bị béo phì bệnh lý có nguy cơ bị mắc các bệnh khác như tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin), bệnh túi mật và viêm xương khớp (thoái hóa khớp). Các trường hợp chết sớm (sớm hơn thông thường khoảng 20 năm) thường thấy ở những người bị béo phì bệnh lý. Béo phì bệnh lý cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng trầm cảm. Rất nhiều cơ quan cơ thể khi bị ảnh hưởng bởi béo phì bệnh lý sẽ chuyển thành những bệnh như sau:
1. Hệ tim mạch:
- Suy tĩnh mạch mạn tính.
- Tăng lipid máu.
- Xơ vữa động mạch.
- Thuyên tắc tĩnh mạch sâu.
- Bệnh mạch máu ngoại biên.
2. Hệ tiêu hóa:
- Bệnh hồi lưu dạ dày thực quản.
- Bệnh túi mật.
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
3. Hệ nội tiết:
- Tiểu đường type 2.
- Viêm tụy (viêm tụy tăng lên rõ rệt ở người béo phì có lipid máu tăng cao).
4. Hệ cơ xương:
- Viêm xương khớp.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
5. Hệ thần kinh:
- Bệnh não giả u.
- Đột quỵ.
6. Hệ sinh sản:
- Vô sinh.
- Bất thường kinh nguyệt.
- Bất thường thai kỳ.
- Bất lực.
- Bệnh buồng trứng đa nang.
7. Hệ hô hấp:
- Hen suyễn.
- Hội chứng giảm thông khí do béo phì.
- Khó thở khi ngủ.
- Tăng áp lực động mạch phổi.
8. Hệ niệu:
- Tiểu không kìm chế do stress.
- Bệnh gout.
- Bệnh thận.
9. Hệ miễn dịch:
- Ung thư.
Một số trong những bệnh kể trên có thể thuyên giảm hay mất đi sau khi điều trị béo phì bằng phẫu thuật chẳng hạn. Nếu điều trị béo phì thành công, bệnh nhân sẽ hồi phục được sức khỏe, thể trạng tốt hơn, tự tin hơn và sức chịu đựng cũng tăng lên.
(Theo DNSGCT)
Chẳng hạn, một người cao 1,60 mét và nặng 64kg thì BMI = 64/(1,6 x 1,6) = 25kg/m2. Người được xem là gầy khi có BMI nhỏ hơn 18,5, là béo phì khi có BMI lớn hơn hoặc bằng 25.
Nếu BMI lớn hơn cỡ giới hạn bình thường thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Sự liên quan này đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh). Các nhà nghiên cứu đã phân tích sự liên quan giữa BMI với tỷ lệ tử vong trong 57 nghiên cứu công trình được thực hiện cơ bản ở châu Âu và Bắc Mỹ, số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu là gần 900.000 người, tuổi trung bình là 46.
Sau thời gian theo dõi từ hai đến 14 năm, có hơn 66.000 trường hợp tử vong có nguyên nhân biết được, trong đó ba nhóm nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là: (1) Yếu mạch máu (bao gồm bệnh tim); (2) Ung thư; (3) Các bệnh lý hô hấp, tiểu đường, bệnh thận hay bệnh gan. Tỷ lệ tử vong thấp nhất ở nhóm người có BMI là 22,5 đến 25, cao nhất ở người có BMI cao và hút thuốc lá. Tính trung bình, nếu BMI tăng lên mỗi 5kg/m2 sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong khoảng 30%.
Như vậy, có một sự liên quan xấu của chiều dài thắt lưng và vòng đời. Điều này càng rõ ràng hơn nữa với người béo phì. Một người được gọi là béo phì bệnh lý khi có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 40kg/m2. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ người dân Mỹ bị béo phì bệnh lý là 4,7%, những người ở lứa tuổi 40 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất, người có học vấn cao ít bị hơn người có học vấn thấp.
Tại Việt Nam, với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì, đặc biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động, mà thường xuyên… tiệc tùng! Ảnh hưởng của béo phì bệnh lý trên sức khỏe là rất lớn, có thể gây nhiều bệnh trên hệ tiêu hóa, tim mạch, nội tiết, cơ xương… và rút ngắn cuộc sống người bệnh.
Vì vậy, những người bị béo phì bệnh lý có nguy cơ bị mắc các bệnh khác như tiểu đường type 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin), bệnh túi mật và viêm xương khớp (thoái hóa khớp). Các trường hợp chết sớm (sớm hơn thông thường khoảng 20 năm) thường thấy ở những người bị béo phì bệnh lý. Béo phì bệnh lý cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng trầm cảm. Rất nhiều cơ quan cơ thể khi bị ảnh hưởng bởi béo phì bệnh lý sẽ chuyển thành những bệnh như sau:
1. Hệ tim mạch:
- Suy tĩnh mạch mạn tính.
- Tăng lipid máu.
- Xơ vữa động mạch.
- Thuyên tắc tĩnh mạch sâu.
- Bệnh mạch máu ngoại biên.
2. Hệ tiêu hóa:
- Bệnh hồi lưu dạ dày thực quản.
- Bệnh túi mật.
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
3. Hệ nội tiết:
- Tiểu đường type 2.
- Viêm tụy (viêm tụy tăng lên rõ rệt ở người béo phì có lipid máu tăng cao).
4. Hệ cơ xương:
- Viêm xương khớp.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
5. Hệ thần kinh:
- Bệnh não giả u.
- Đột quỵ.
6. Hệ sinh sản:
- Vô sinh.
- Bất thường kinh nguyệt.
- Bất thường thai kỳ.
- Bất lực.
- Bệnh buồng trứng đa nang.
7. Hệ hô hấp:
- Hen suyễn.
- Hội chứng giảm thông khí do béo phì.
- Khó thở khi ngủ.
- Tăng áp lực động mạch phổi.
8. Hệ niệu:
- Tiểu không kìm chế do stress.
- Bệnh gout.
- Bệnh thận.
9. Hệ miễn dịch:
- Ung thư.
Một số trong những bệnh kể trên có thể thuyên giảm hay mất đi sau khi điều trị béo phì bằng phẫu thuật chẳng hạn. Nếu điều trị béo phì thành công, bệnh nhân sẽ hồi phục được sức khỏe, thể trạng tốt hơn, tự tin hơn và sức chịu đựng cũng tăng lên.
(Theo DNSGCT)
0 Comments:
Post a Comment