Có trường hợp lấy nhau 10 năm không có con, ấy vậy mà sau khi dùng thuốc của bà sắc uống thì… vỡ kế hoạch. Đó là bà Hoàng Thị Trượng sinh năm 1962 ở xã Vĩnh Yên (Bảo Yên, Lào Cai).
Gần 40 năm qua, bà đã chữa cho hàng ngàn người khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền bằng lá cây rừng. Không những thế, một bí kíp về bài thuốc phòng the của “thần y” này cũng nức tiếng vùng sơn cước.
Khắc tinh của bệnh hiếm muộn
Không qua đào tạo một trường lớp nào về nghề thuốc, cũng không có lý thuyết cơ bản về chữa bệnh, nhưng bà Trượng lại có bài thuốc chữa trị vô sinh đặc biệt hiệu quả. Và không hề đơn giản khi người ta gắn cho bà cái danh xưng “thần y”.
Biết bao người bệnh trước khi đến cậy nhờ bà còn xa lạ thế mà sau đó lại xin bà nhận làm con nuôi. Đó có lẽ là cái ơn nghĩa duy nhất thể hiện được bản chất lòng kính trọng của những người đã được bà ban phát cho thiên chức làm mẹ.
Gần nửa cuộc đời bà sống giản dị giữa bốn bề rừng núi. Ngồi trong nhà bà Trượng tiếng nước chảy róc rách từ khe suối nghe rõ mồn một. Hôm chúng tôi đến đúng vào ngày bận rộn với bà, hàng chục người bệnh ngồi chờ bà bốc thuốc. Lịch biểu của bà là sáng dậy sớm vác gùi lên những ngọn đồi cao ngút ngàn, xa tít tắp tìm thuốc. Chiều về giã thuốc, kê cho người bệnh.
Nói về nguồn gốc bài thuốc chữa vô sinh, bà bảo: “10 tuổi tôi đã theo ông ngoại lên rừng hái thuốc. Sau này ông ngoại mất thì tôi được truyền lại bài thuốc này. Cũng không rõ ông ngoại tôi học được bài thuốc này của ai, nhưng hiệu quả của nó thì ai cũng biết”.
Gần 40 năm bám rừng, từng thứ lá, loại rễ, cách pha chế chữa trị bà thuộc như lòng bàn tay. Hàng trăm loại cây rừng được bà liệt kê đều có một công dụng riêng biệt. Theo bà Trượng thì trước đây chỉ cần đi một buổi sáng là được thuốc nhưng giờ rừng bị tàn phá, cây thuốc vì thế cũng cạn kiệt, nên phải đi nhiều quả đồi mới tìm được thứ thuốc này.
Lá, thân cây thuốc được bà tìm kiếm trên nhiều quả đồi.
Tiếng lành đồn xa, nơi vùng núi hoang sơ lại có nhiều người từ khắp nơi tìm đến. Họ không quản ngại xa xôi về nhà bà lúc đầu chỉ bởi một điều có bệnh thì vái tứ phương. Nhưng sau khi dùng hết 3 thang thuốc thì họ mới tin rằng lời đồn thổi về bà Trượng không phải hữu danh vô thực.
Trung bình mỗi ngày bà đi khoảng 8 cây số đường rừng để tìm cây thuốc quý. Đó là tổng hợp những loại lá, rễ, thân cây rừng tạo nên bí kíp truyền đời của bài thuốc vô sinh. Có một điều đặc biệt là nhiều lần bà Trượng đem cây thuốc quý về trồng tại nhà, nhưng cây không ra lá và cứ dần chết khô, chết héo. Vì vậy mà sáng nào đều như vắt chanh bà phải trèo đèo, lội suối để tìm cây thuốc.
Thuốc sau khi hái về được bà phân loại, rửa sạch, phơi khô cất riêng vào trong bao tải. Khi người bệnh đến được bà bắt mạch đoán bệnh rồi mới kê đơn bốc thuốc.
Trường hợp điển hình nhất là cặp vợ chồng ở Hà Quảng (Cao Bằng), lấy nhau đến 10 năm nhưng không sinh được con. Uống thuốc vô tội vạ, đi đền chùa cũng nhiều nhưng vẫn không có con, ấy vậy mà sau khi dùng thuốc của bà sắc uống thì… vỡ kế hoạch.
Có đôi vợ chồng hiếm muộn, bà không nhớ rõ quê quán nhưng chỉ biết người vợ tên Liên mò tìm đến bà qua lời giới thiệu để lấy thuốc. Người phụ nữ này cũng cho biết là đi khắp cả nước rồi, khoa học kỹ thuật hiện đại cũng can thiệp rồi mà không có kết quả. Bà chỉ cắt 6 thang thuốc, ngày ấy hết vài chục ngàn đồng thế là người phụ nữ nọ “đơm hoa kết trái”. Bà khoe: “Sau đó cả họ người ta kéo nhau lên đây cảm ơn tôi. Mình làm phúc cũng vui lây”.
Biệt dược phòng the từ lá cây rừng
Ngoài biệt tài chữa vô sinh thì “thần y” này còn sở hữu bí kíp của bài thuốc biệt dược phòng the nức tiếng miền sơn cước. Và còn cả tài chữa gãy, giập xương do tai nạn rất kỳ diệu.
Riêng về bí kíp phòng the khiến “một người khoẻ hai người vui” thì bà không ngần ngại bộc bạch: “Giờ thời buổi công nghiệp, dưới xuôi người ta ăn vào người đủ thứ cao lương mĩ vị nhưng chuyện ấy lại yếu lắm. Tây y không trị được mà có trị cũng chỉ nhất thời để rồi hỏng dần. Bài thuốc của tôi tuy đơn giản nhưng có công hiệu nhanh, mạnh và tác dụng lâu dài”.
“Tiên dược” ấy của bà cũng là tổng hợp của 10 vị thuốc khác nhau chủ yếu là rễ và lá cây được phơi khô, tán nhỏ thành bột. Mỗi khi uống chỉ cần đun sôi nước đổ thuốc vào rồi để nguội là uống được ngay. Bà Trượng bảo, thuốc không chỉ dành riêng cho giới nào, quý ông, quý bà đều sử dụng được.
Ngay cả những cặp vợ chồng hiếm muộn đều phải dùng thêm thuốc này để tăng hiệu quả. Tác dụng của thuốc còn làm giảm căng thẳng trong công việc, giúp vợ chồng hòa hợp kích thích ham muốn.
Không chỉ nhiều người dưới phố lên mua thứ biệt dược thăng hoa chốn phòng the mà không ít “nam nhi” trong bản tò mò cũng đến mong được cải thiện chuyện gối chăn. Cứ như vết dầu loang, một thương nhân Trung Quốc đã lặn lội xa xôi tìm đến bà Trượng để để mua thuốc khiến cho tiếng tăm của bí kíp này càng lan rộng, bà cũng được gọi là đệ nhất biệt dược phòng the.
Chữa bệnh vì cái tâm
Gần 40 năm chữa bệnh, bà đã mang lại tiếng cười cho hàng ngàn gia đình. Người mua thuốc chủ yếu là dân ở Lào Cai, Yên Bái. Mấy năm trở lại đây, lượng khách từ Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên tìm đến bà đông lạ. Nhưng đổi lại, bà vẫn sống cảnh túng thiếu, bần hàn.
Ngôi nhà sàn đơn sơ, trống trải lại tối tăm vì không có điện. Mỗi một thang thuốc chỉ có giá từ 30- 40 nghìn đồng. Đổi lại đó là biết bao nhiêu công sức ngày ngày bà lặn lội, mò mẫm trên sườn đồi, dãy núi. Niềm vui lớn nhất của bà là những người bệnh cứ vào dịp Tết đến xuân về, không quản ngại đường núi hiểm trở, họ vẫn nhiệt tình mang gạo, quà bánh lên thăm nom sức khỏebà và ở lại ăn cơm với bà.
Bà Trượng tâm niệm: “Làm phúc cho người không chỉ giúp mình có một cuộc sống thanh thản ý nghĩa hơn mà còn tạo phúc cho con cháu sau này”.
Ông Hoàng Công Đơn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên cho biết tin tức: “Bà Trượng được thừa hưởng bài thuốc gia truyền từ đời trước. Tuy không có giấy phép hành nghề nhưng thuốc của bà chủ yếu là lá cây rừng, đã chữa khỏi cho rất nhiều người là sự thật. Trước đến nay chúng tôi cũng không nhận được phản ánh nào về tác dụng phụ có hại của thuốc”.
Bài thuốc chữa vô sinh của bà Trượng tuy chưa được khoa học kiểm chứng thực tế, nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì thấy rõ. Và, để người đời phong cho cái danh “thần y” đối với bà Trượng thì có lẽ khi ấy người ta đang nói đến cái tâm của bà.
Theo Nguoiduatin
Gần 40 năm qua, bà đã chữa cho hàng ngàn người khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền bằng lá cây rừng. Không những thế, một bí kíp về bài thuốc phòng the của “thần y” này cũng nức tiếng vùng sơn cước.
Khắc tinh của bệnh hiếm muộn
Không qua đào tạo một trường lớp nào về nghề thuốc, cũng không có lý thuyết cơ bản về chữa bệnh, nhưng bà Trượng lại có bài thuốc chữa trị vô sinh đặc biệt hiệu quả. Và không hề đơn giản khi người ta gắn cho bà cái danh xưng “thần y”.
Biết bao người bệnh trước khi đến cậy nhờ bà còn xa lạ thế mà sau đó lại xin bà nhận làm con nuôi. Đó có lẽ là cái ơn nghĩa duy nhất thể hiện được bản chất lòng kính trọng của những người đã được bà ban phát cho thiên chức làm mẹ.
Gần nửa cuộc đời bà sống giản dị giữa bốn bề rừng núi. Ngồi trong nhà bà Trượng tiếng nước chảy róc rách từ khe suối nghe rõ mồn một. Hôm chúng tôi đến đúng vào ngày bận rộn với bà, hàng chục người bệnh ngồi chờ bà bốc thuốc. Lịch biểu của bà là sáng dậy sớm vác gùi lên những ngọn đồi cao ngút ngàn, xa tít tắp tìm thuốc. Chiều về giã thuốc, kê cho người bệnh.
Nói về nguồn gốc bài thuốc chữa vô sinh, bà bảo: “10 tuổi tôi đã theo ông ngoại lên rừng hái thuốc. Sau này ông ngoại mất thì tôi được truyền lại bài thuốc này. Cũng không rõ ông ngoại tôi học được bài thuốc này của ai, nhưng hiệu quả của nó thì ai cũng biết”.
Gần 40 năm bám rừng, từng thứ lá, loại rễ, cách pha chế chữa trị bà thuộc như lòng bàn tay. Hàng trăm loại cây rừng được bà liệt kê đều có một công dụng riêng biệt. Theo bà Trượng thì trước đây chỉ cần đi một buổi sáng là được thuốc nhưng giờ rừng bị tàn phá, cây thuốc vì thế cũng cạn kiệt, nên phải đi nhiều quả đồi mới tìm được thứ thuốc này.
Lá, thân cây thuốc được bà tìm kiếm trên nhiều quả đồi.
Tiếng lành đồn xa, nơi vùng núi hoang sơ lại có nhiều người từ khắp nơi tìm đến. Họ không quản ngại xa xôi về nhà bà lúc đầu chỉ bởi một điều có bệnh thì vái tứ phương. Nhưng sau khi dùng hết 3 thang thuốc thì họ mới tin rằng lời đồn thổi về bà Trượng không phải hữu danh vô thực.
Trung bình mỗi ngày bà đi khoảng 8 cây số đường rừng để tìm cây thuốc quý. Đó là tổng hợp những loại lá, rễ, thân cây rừng tạo nên bí kíp truyền đời của bài thuốc vô sinh. Có một điều đặc biệt là nhiều lần bà Trượng đem cây thuốc quý về trồng tại nhà, nhưng cây không ra lá và cứ dần chết khô, chết héo. Vì vậy mà sáng nào đều như vắt chanh bà phải trèo đèo, lội suối để tìm cây thuốc.
Thuốc sau khi hái về được bà phân loại, rửa sạch, phơi khô cất riêng vào trong bao tải. Khi người bệnh đến được bà bắt mạch đoán bệnh rồi mới kê đơn bốc thuốc.
Trường hợp điển hình nhất là cặp vợ chồng ở Hà Quảng (Cao Bằng), lấy nhau đến 10 năm nhưng không sinh được con. Uống thuốc vô tội vạ, đi đền chùa cũng nhiều nhưng vẫn không có con, ấy vậy mà sau khi dùng thuốc của bà sắc uống thì… vỡ kế hoạch.
Có đôi vợ chồng hiếm muộn, bà không nhớ rõ quê quán nhưng chỉ biết người vợ tên Liên mò tìm đến bà qua lời giới thiệu để lấy thuốc. Người phụ nữ này cũng cho biết là đi khắp cả nước rồi, khoa học kỹ thuật hiện đại cũng can thiệp rồi mà không có kết quả. Bà chỉ cắt 6 thang thuốc, ngày ấy hết vài chục ngàn đồng thế là người phụ nữ nọ “đơm hoa kết trái”. Bà khoe: “Sau đó cả họ người ta kéo nhau lên đây cảm ơn tôi. Mình làm phúc cũng vui lây”.
Biệt dược phòng the từ lá cây rừng
Ngoài biệt tài chữa vô sinh thì “thần y” này còn sở hữu bí kíp của bài thuốc biệt dược phòng the nức tiếng miền sơn cước. Và còn cả tài chữa gãy, giập xương do tai nạn rất kỳ diệu.
Riêng về bí kíp phòng the khiến “một người khoẻ hai người vui” thì bà không ngần ngại bộc bạch: “Giờ thời buổi công nghiệp, dưới xuôi người ta ăn vào người đủ thứ cao lương mĩ vị nhưng chuyện ấy lại yếu lắm. Tây y không trị được mà có trị cũng chỉ nhất thời để rồi hỏng dần. Bài thuốc của tôi tuy đơn giản nhưng có công hiệu nhanh, mạnh và tác dụng lâu dài”.
“Tiên dược” ấy của bà cũng là tổng hợp của 10 vị thuốc khác nhau chủ yếu là rễ và lá cây được phơi khô, tán nhỏ thành bột. Mỗi khi uống chỉ cần đun sôi nước đổ thuốc vào rồi để nguội là uống được ngay. Bà Trượng bảo, thuốc không chỉ dành riêng cho giới nào, quý ông, quý bà đều sử dụng được.
Ngay cả những cặp vợ chồng hiếm muộn đều phải dùng thêm thuốc này để tăng hiệu quả. Tác dụng của thuốc còn làm giảm căng thẳng trong công việc, giúp vợ chồng hòa hợp kích thích ham muốn.
Không chỉ nhiều người dưới phố lên mua thứ biệt dược thăng hoa chốn phòng the mà không ít “nam nhi” trong bản tò mò cũng đến mong được cải thiện chuyện gối chăn. Cứ như vết dầu loang, một thương nhân Trung Quốc đã lặn lội xa xôi tìm đến bà Trượng để để mua thuốc khiến cho tiếng tăm của bí kíp này càng lan rộng, bà cũng được gọi là đệ nhất biệt dược phòng the.
Chữa bệnh vì cái tâm
Gần 40 năm chữa bệnh, bà đã mang lại tiếng cười cho hàng ngàn gia đình. Người mua thuốc chủ yếu là dân ở Lào Cai, Yên Bái. Mấy năm trở lại đây, lượng khách từ Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên tìm đến bà đông lạ. Nhưng đổi lại, bà vẫn sống cảnh túng thiếu, bần hàn.
Ngôi nhà sàn đơn sơ, trống trải lại tối tăm vì không có điện. Mỗi một thang thuốc chỉ có giá từ 30- 40 nghìn đồng. Đổi lại đó là biết bao nhiêu công sức ngày ngày bà lặn lội, mò mẫm trên sườn đồi, dãy núi. Niềm vui lớn nhất của bà là những người bệnh cứ vào dịp Tết đến xuân về, không quản ngại đường núi hiểm trở, họ vẫn nhiệt tình mang gạo, quà bánh lên thăm nom sức khỏebà và ở lại ăn cơm với bà.
Bà Trượng tâm niệm: “Làm phúc cho người không chỉ giúp mình có một cuộc sống thanh thản ý nghĩa hơn mà còn tạo phúc cho con cháu sau này”.
Ông Hoàng Công Đơn, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Yên cho biết tin tức: “Bà Trượng được thừa hưởng bài thuốc gia truyền từ đời trước. Tuy không có giấy phép hành nghề nhưng thuốc của bà chủ yếu là lá cây rừng, đã chữa khỏi cho rất nhiều người là sự thật. Trước đến nay chúng tôi cũng không nhận được phản ánh nào về tác dụng phụ có hại của thuốc”.
Bài thuốc chữa vô sinh của bà Trượng tuy chưa được khoa học kiểm chứng thực tế, nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì thấy rõ. Và, để người đời phong cho cái danh “thần y” đối với bà Trượng thì có lẽ khi ấy người ta đang nói đến cái tâm của bà.
Theo Nguoiduatin
0 Comments:
Post a Comment