Biếng ăn là “thủ phạm” gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ như còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, ốm vặt,... Vậy trẻ biếng ăn có nên bổ sung vitamin không?
Có cần bổ sung vitamin cho trẻ biếng ăn không?
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, uống bổ sung vitamin hay khoáng chất hàng ngày cho trẻ biếng ăn là điều cần thiết. Các chuyên gia tin rằng việc uống bổ sung vitamin hàng ngày là một biện pháp hữu hiệu để bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống ở trẻ biếng ăn, kém hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt là những trẻ biếng ăn do thiếu vi chất dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hoặc kém hấp thu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, cha mẹ vẫn cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất hàng ngày. Lượng vitamin, khoáng chất bổ sung cần được tính toán phù hợp, tránh bổ sung quá nhiều sẽ phản tác dụng, không những không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
Mỗi dưỡng chất đều đóng vai trò quan trọng với sức khỏe. Việc xác định chính xác cơ thể bé cần bổ sung dưỡng chất nào sẽ giúp mẹ lựa chọn đúng thực phẩm chứa dưỡng chất đó. Vậy cụ thể trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Dưới đây là một số vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn mà cha mẹ cần biết:Vitamin nhóm B
Tất cả các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B4, B5, B6, B9) sẽ kết hợp với nhau để giúp cho cơ thể bé khỏe mạnh bằng cách tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, sản sinh năng lượng, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất và đặc biệt là góp phần kích thích sự thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vitamin B là nhóm vitamin có thể hòa tan trong nước, vậy nên chúng không bị tích trữ trong cơ thể và có thể được bài tiết ra ngoài nếu chẳng may cơ thể thu nạp quá mức. Một số thực phẩm giàu vitamin B đó là: Bánh mì, khoai tây, chuối, cá ngừ, các loại đậu, hạt, trứng, ngũ cốc và bột yến mạch, ức gà, nước ép cà chua.
Vitamin nhóm B tốt cho trẻ biếng ăn
Vitamin B12
Vitamin B12 có khả năng ngăn ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả vì nó là yếu tố cần thiết để tạo nên hồng huyết cầu từ tủy xương. Việc thiếu vitamin B12 sẽ làm cho cơ thể thiếu máu và gây ra những tổn thương của hệ thần kinh. Ngoài ra, vitamin B12 còn có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cụ thể là chất béo và protein, đồng thời giúp duy trì sức khỏe của gan, tóc, mắt, da. Những trẻ em bú mẹ hoàn toàn thường dễ bị thiếu hụt loại vitamin này. Trẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ có nhu cầu vitamin B12 hàng ngày 0,9 mg và từ 4-8 tuổi là 1,2 mg. Mẹ có thể bổ sung vitamin B12 bằng cách cho trẻ ăn các thực phẩm như: Trứng, sữa, gan, thịt đỏ, cá,...
Vitamin D
Vitamin D đặc biệt là vitamin D3 giúp hỗ trợ quá trình hấp thụ kẽm, vitamin và các khoáng chất khác như canxi, magie, sắt, phosphate và vitamin A. Vitamin D3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ như canxi và phosphate ở ruột, đồng thời làm tăng hấp thụ canxi ở ống lượn gần, điều chỉnh nồng độ canxi và phosphate trong máu và thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh và tái tạo của xương. Khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ các khoáng chất cần thiết, đặc biệt là kẽm, canxi, sắt, phosphate,... gây ra cảm giác mệt mỏi chán ăn.
Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể bổ sung vitamin D hàng ngày cho bé bằng cách cho con phơi nắng thường xuyên từ trước 9h sáng và sau 4h30. Đồng thời nên bổ sung các loại thực phẩm như cá, trứng, gan, pho mát, nước cam,... cũng cung cấp nguồn vitamin D dồi dào cho bé mỗi ngày.
Vitamin A
Vitamin A có vai trò hỗ trợ quá trình tăng trưởng của trẻ, nâng cao hệ miễn dịch, tham gia vào chức năng thị giác giúp mắt có khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu, tham gia vào quá trình tái tạo tổ chức xương, làm mau liền sẹo, các vết thương mau lành.
Vitamin C
Vitamin C tham gia nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng, kích thích tạo collagen của mô liên kết, sụn, xương, răng, mạch máu. Đồng thời kích thích sự phát triển ở trẻ em, phục hồi sức khoẻ, làm vết thương mau lành, tăng sức bền mao mạch, khả năng lao động, sự dẻo dai và nâng cao sức đề kháng.
Ngoài các vitamin trên, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các khoáng chất cần thiết cho trẻ như canxi, sắt, magiê, kẽm, lysin, taurin,... giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, ngăn ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện ở trẻ em.
Vitamin C tốt cho trẻ biếng ăn
Bổ sung vitamin và khoáng chất như thế nào là đúng?
Sử dụng các chế phẩm để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ không khó, nhưng làm thế nào để con có thể hấp thụ được tối đa dưỡng chất đó lại là chuyện khác. Bởi vậy, cha mẹ cần lựa chọn sản phẩm vừa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất lại vừa giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, hấp thu tối đa dưỡng chất từ chế độ ăn.Và sản phẩm có thể làm được điều này đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp trực tiếp vi chất dinh dưỡng (vitamin nhóm B, L-lysine, taurine, magnesium, zinc, canxi,…) giúp nâng cao sức đề kháng tự nhiên, tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng bài tiết men tiêu hóa thức ăn, cải thiện tình trạng biếng ăn. Đặc biệt, sản phẩm còn có chứa cao bạch truật, hoài sơn, sơn tra kích thích sản xuất men tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, sản sinh men vi sinh giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
Như vậy, cốm vi sinh BEBUGOLD thực sự là giải pháp toàn diện “cứu cánh” cho các bà mẹ có con biếng ăn hiệu quả, an toàn.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – cốm vi sinh BEBUGOLD
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh, bé biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn tư vấn thêm về sản phẩm cốm BEBUGOLD, mời bạn vui lòng liên hệ TỔNG ĐÀI MIỄN CƯỚC: 18006214/ Hotline (zalo/viber): 0917.212.364 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
0 Comments:
Post a Comment