Từ bữa Tòa án Nhân dân tối cao xử phiên giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải, đã có quá nhiều người nói về vụ án này. Các nhà chuyên môn về pháp luật, từ lập pháp đến hành pháp, từ giới luật sư đến các nhà văn hóa, các nhà khoa học tự nhiên; từ nhà văn, nhà báo, nhà giáo, đến đông đảo công chúng. Tất cả đều bức xúc về phiên tòa xử không đúng luật. Việc kết án không thuyết phục.
Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa.
Các thành phần xã hội tham gia phản biện như thế tưởng đã quá đủ, bất tất một nhà văn như tôi cần gì phải nói thêm. Bất giác, đọc trên mạng xã hội, thấy mấy dòng chữ đậm đóng khung:
“Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu nằm cạnh đầu cô hồng, mà cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ.
Về cây dao gây án, do sơ suất nên người ta đã vứt đi”. (Nguyễn Hòa Bình, chánh án TANDTC)
Và nữa, xem truyền hình trực tiếp ông Nguyễn Hòa Bình giải trình vụ án trước Quốc hội, nội dung cũng phù hợp với điều đang loan trên mạng xã hội, khiến tôi buộc phải lên tiếng.
Về nghiệp vụ cán bộ điều tra, thì cán bộ từ cấp xã, phường đều đã được học luật như Luật dân sự, Luật hình sự… nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự từ cấp cơ sở.
Công tác điều tra hình sự từ cấp huyện, quận trở lên được xem là nghiệp vụ chuyên trách. Mỗi khi có vụ án xảy ra, việc đầu tiên là cô lập hiện trường, bắt giữ hung thủ, thu thập tang vật, lấy cung những người trực tiếp chứng kiến… Trong trường hợp hung thủ đã tẩu thoát, thì việc giữ nguyên hiên trường, thu thập tang vật là điều tối quan trọng trong nghiệp vụ của cán bộ điều tra.
Vậy mà: “Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu máu nằm cạnh đầu cô Hồng mà do cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ v.v…”
Thế mà đây là vụ án hình sự, giết hai mạng người cùng một lúc với hành vi hết sức dã man. Tất cả đều phơi ra trước hiện trường, nhưng cán bộ điều tra lại vứt hết vật chứng: Cái thớt dính máu, chiếc ghế và con dao có liên quan đến việc gây án, kế cả các vết máu… các vật trên đều được gom lại và đều … vứt đi hết; đều nằm ngoài hồ sơ vụ án. Nhưng được ông Chánh án Tòa án tối cao biện minh: “Do sơ xuất của cán bộ điều tra vì không biết đó là vật gây án”. Trong án văn, Chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình lại nói: “Tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. (Vì bản chất của vụ án là phải tìm cho bằng được một người nào đó để giết). Và ông thao thao bất tuyệt đọc như học sinh cấp 1 đọc bài học thuộc lòng trước Hội trường Quốc hội, về các lời khai được cho là của tử tù Hồ Duy Hải nhận tội giết hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Ông Nguyễn Hòa Bình cho đó là bằng chứng buộc tội. Và ông kết cho Hồ Duy Hải án tử hình.
Và có kẻ còn đe các đại biểu Quốc hội nên thận trọng khi phát biểu kẻo các thế lực thù địch lợi dụng… Tự nhiên tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Triệu Cao phát biểu trước triều đình của Tần Nhị thế (-207 – 163 tr CN) khi y đưa con hươu vào sân triều, nói là con ngựa để tặng nhà vua. Trong khi vua còn ngơ ngác, Triệu Cao chỉ vào con hươu hỏi các quan: Đây là con ngựa đúng không? Gần hết số các quan có mặt đều đồng thanh đáp: Con ngựa!
Liệu ta có thể tin được lời ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh Chánh án Tòa án tối cao nói không?
Xin thưa, bất cứ một cán bộ điều tra nào cũng có nghiệp vụ cơ bản. Vậy, điều ông Chánh tòa Nguyễn Hòa Bình nói là không khả tín. Trừ trường hợp chúng ta đang sống vào thời của Tần Nhị thế.
Song, nếu sự việc xảy ra đúng như ông Chánh tòa tối cao nói, thì nút thắt đầu tiên nằm ở cán bộ điều tra - Thủ tiêu tang chứng; đương nhiên là tòng phạm. Tại sao ông Chánh tòa tối cao lại sáng suốt bỏ qua chi tiết này???
Những gì đã được phơi bầy ra trước công luận, thì vụ án này có quá nhiều chi tiết đáng ngờ về phía cơ quan điều tra và cơ quan xét xử.
- Cơ quan điều tra thì thủ tiêu tang chứng.
- Cơ quan xét xử các cấp từ sơ thẩm, trung thẩm, thượng thẩm và giám đốc thẩm đều nhất trí trọng cung chứ không trọng chứng, và đều thống nhất y án tử hình.
Nhân danh một Nhà văn cao tuổi, tôi đề nghị:
1/ Điều tra lại vụ án từ đầu, bởi một số thành phần do Uỷ ban tư pháp Quốc hội chỉ định.
2/ Quốc hội cho phép một nhóm luật sư do Hội luật gia Việt Nam, tập hợp các luật sư có kinh nghiệm và có trình độ nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, họp thành một nhóm điều tra độc lập trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.
3/ Phải đưa nhóm cán bộ điều tra vụ án Bưu điện Cầu Voi vào diện điều tra với tội danh tòng phạm trong vụ án giết người này.
4/ Phải trả tự do ngay lập tức cho Hồ Duy Hải. Bởi trong cáo trạng đều nêu kẻ giết người đã sờ soạng kích dục nạn nhân, đã bóp cổ nạn nhân, đã cầm hung khí như dao, thớt, ghế đánh vào đầu nạn nhân. Nhưng những vân tay thu được không một vân tay nào trùng hợp với vân tay của Hồ Duy Hải, đó là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Hồ Duy Hải là vô can.
Vả lại: “Phàm ai bị cáo dưới tội danh gì đều được coi là vô tội cho đến khi tội danh ấy được chứng minh rõ rệt trong một vụ xét xử công khai có đủ bảo đảm cho bị cáo về quyền bào chữa”. (Trích Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/1948 ).
Căn cứ vào Tuyên ngôn nhân quyền, quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải có mấy vấn đề còn chưa ổn:
- Quá trình xét xử và luận tội, Tòa án các cấp đều không dẫn ra được bằng chứng phạm tội của Hồ Duy Hải, mà chỉ căn cứ vào lời cung. Tức là trọng cung hơn trọng chứng. Bởi những gì gọi là chứng, thì cơ quan điều tra đã chủ động thủ tiêu, nhưng được ông Chánh tòa giám đốc thẩm biện minh rằng: “Cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ?!”.
Như vậy Tòa kết án chỉ căn cứ vào CUNG chứ không có CHỨNG. Nhưng cung thì không một ai có thể tin nổi. Vì sự bức cung là một truyền thống đáng kinh ngạc của cơ quan điều tra nước ta. (Nạn nhân của oan sai thì rất nhiều, xin không dẫn thêm vào bài viết này).
- Qúa trình tố tụng và xét xử, luật sư bào chữa cho bị can Hồ Duy Hải không được Tòa tôn trọng, không được tham dự và tranh tụng đầy đủ như luật định, mà tùy thuộc vào thẩm phán phiên tòa, lúc cho tham dự, lúc mời khỏi tòa. Vừa đuổi đi hôm trước, hôm sau lại mời lại một cách tùy tiện.
Việc giam giữ công dân vô tội ròng rã 12 năm và khép vào án tử hình, nếu không được thay bằng một vụ án khác có điều tra minh bạch, và trước khi xét xử lại, phải trả tự do ngay cho Hồ Duy Hải; thì còn có cơ hội cứu vãn được nền pháp trị nước nhà. Và rồi vụ xét xử sau, mà có bằng chứng buộc tội Hồ Duy Hải có sức thuyết phục về mặt pháp lý, sẽ được công chúng hoan nghênh.
Còn như bản án giết người không bằng chứng này mà được thi hành, thì nền pháp trị Việt Nam được xem như đã cáo chung, và có nguy cơ, vụ này sẽ là sự mở đầu cho thời kỳ luật rừng lên ngôi.
Hà Nội ngày 22/6/2020.
Không phải mọi người nói Hồ Duy Hải có tội hay không có tội; mà vấn đề là ở chỗ bản án được Tòa tối cao xử giám đốc thẩm tuyên tử hình, lại không có bất cứ một vật chứng nào làm bằng cớ, chứng minh cho hành vi gây án của bị án Hồ Duy Hải; thay vào đó dầy đặc những lời cung. Do vậy, bất cứ một người có đầu óc bình thường nào cũng không thể tin được, chứ đừng nói giới luật gia. Nói chung, sự quan tâm của công chúng là tính công minh của luật pháp chứ không thiên vị bị cáo hoặc quan tòa.
Các thành phần xã hội tham gia phản biện như thế tưởng đã quá đủ, bất tất một nhà văn như tôi cần gì phải nói thêm. Bất giác, đọc trên mạng xã hội, thấy mấy dòng chữ đậm đóng khung:
“Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu nằm cạnh đầu cô hồng, mà cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ.
Về cây dao gây án, do sơ suất nên người ta đã vứt đi”. (Nguyễn Hòa Bình, chánh án TANDTC)
Và nữa, xem truyền hình trực tiếp ông Nguyễn Hòa Bình giải trình vụ án trước Quốc hội, nội dung cũng phù hợp với điều đang loan trên mạng xã hội, khiến tôi buộc phải lên tiếng.
Về nghiệp vụ cán bộ điều tra, thì cán bộ từ cấp xã, phường đều đã được học luật như Luật dân sự, Luật hình sự… nhằm giải quyết các tranh chấp dân sự từ cấp cơ sở.
Công tác điều tra hình sự từ cấp huyện, quận trở lên được xem là nghiệp vụ chuyên trách. Mỗi khi có vụ án xảy ra, việc đầu tiên là cô lập hiện trường, bắt giữ hung thủ, thu thập tang vật, lấy cung những người trực tiếp chứng kiến… Trong trường hợp hung thủ đã tẩu thoát, thì việc giữ nguyên hiên trường, thu thập tang vật là điều tối quan trọng trong nghiệp vụ của cán bộ điều tra.
Vậy mà: “Cơ quan điều tra khi khám nghiệm hiện trường đã phát hiện cái thớt dính máu máu nằm cạnh đầu cô Hồng mà do cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ v.v…”
Thế mà đây là vụ án hình sự, giết hai mạng người cùng một lúc với hành vi hết sức dã man. Tất cả đều phơi ra trước hiện trường, nhưng cán bộ điều tra lại vứt hết vật chứng: Cái thớt dính máu, chiếc ghế và con dao có liên quan đến việc gây án, kế cả các vết máu… các vật trên đều được gom lại và đều … vứt đi hết; đều nằm ngoài hồ sơ vụ án. Nhưng được ông Chánh án Tòa án tối cao biện minh: “Do sơ xuất của cán bộ điều tra vì không biết đó là vật gây án”. Trong án văn, Chánh án Tòa tối cao Nguyễn Hòa Bình lại nói: “Tuy có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”. (Vì bản chất của vụ án là phải tìm cho bằng được một người nào đó để giết). Và ông thao thao bất tuyệt đọc như học sinh cấp 1 đọc bài học thuộc lòng trước Hội trường Quốc hội, về các lời khai được cho là của tử tù Hồ Duy Hải nhận tội giết hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Ông Nguyễn Hòa Bình cho đó là bằng chứng buộc tội. Và ông kết cho Hồ Duy Hải án tử hình.
Và có kẻ còn đe các đại biểu Quốc hội nên thận trọng khi phát biểu kẻo các thế lực thù địch lợi dụng… Tự nhiên tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Triệu Cao phát biểu trước triều đình của Tần Nhị thế (-207 – 163 tr CN) khi y đưa con hươu vào sân triều, nói là con ngựa để tặng nhà vua. Trong khi vua còn ngơ ngác, Triệu Cao chỉ vào con hươu hỏi các quan: Đây là con ngựa đúng không? Gần hết số các quan có mặt đều đồng thanh đáp: Con ngựa!
Liệu ta có thể tin được lời ông Nguyễn Hòa Bình nhân danh Chánh án Tòa án tối cao nói không?
Xin thưa, bất cứ một cán bộ điều tra nào cũng có nghiệp vụ cơ bản. Vậy, điều ông Chánh tòa Nguyễn Hòa Bình nói là không khả tín. Trừ trường hợp chúng ta đang sống vào thời của Tần Nhị thế.
Song, nếu sự việc xảy ra đúng như ông Chánh tòa tối cao nói, thì nút thắt đầu tiên nằm ở cán bộ điều tra - Thủ tiêu tang chứng; đương nhiên là tòng phạm. Tại sao ông Chánh tòa tối cao lại sáng suốt bỏ qua chi tiết này???
Những gì đã được phơi bầy ra trước công luận, thì vụ án này có quá nhiều chi tiết đáng ngờ về phía cơ quan điều tra và cơ quan xét xử.
- Cơ quan điều tra thì thủ tiêu tang chứng.
- Cơ quan xét xử các cấp từ sơ thẩm, trung thẩm, thượng thẩm và giám đốc thẩm đều nhất trí trọng cung chứ không trọng chứng, và đều thống nhất y án tử hình.
Nhân danh một Nhà văn cao tuổi, tôi đề nghị:
1/ Điều tra lại vụ án từ đầu, bởi một số thành phần do Uỷ ban tư pháp Quốc hội chỉ định.
2/ Quốc hội cho phép một nhóm luật sư do Hội luật gia Việt Nam, tập hợp các luật sư có kinh nghiệm và có trình độ nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, họp thành một nhóm điều tra độc lập trong vụ án Bưu điện Cầu Voi.
3/ Phải đưa nhóm cán bộ điều tra vụ án Bưu điện Cầu Voi vào diện điều tra với tội danh tòng phạm trong vụ án giết người này.
4/ Phải trả tự do ngay lập tức cho Hồ Duy Hải. Bởi trong cáo trạng đều nêu kẻ giết người đã sờ soạng kích dục nạn nhân, đã bóp cổ nạn nhân, đã cầm hung khí như dao, thớt, ghế đánh vào đầu nạn nhân. Nhưng những vân tay thu được không một vân tay nào trùng hợp với vân tay của Hồ Duy Hải, đó là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ Hồ Duy Hải là vô can.
Vả lại: “Phàm ai bị cáo dưới tội danh gì đều được coi là vô tội cho đến khi tội danh ấy được chứng minh rõ rệt trong một vụ xét xử công khai có đủ bảo đảm cho bị cáo về quyền bào chữa”. (Trích Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc công bố ngày 10/12/1948 ).
Căn cứ vào Tuyên ngôn nhân quyền, quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải có mấy vấn đề còn chưa ổn:
- Quá trình xét xử và luận tội, Tòa án các cấp đều không dẫn ra được bằng chứng phạm tội của Hồ Duy Hải, mà chỉ căn cứ vào lời cung. Tức là trọng cung hơn trọng chứng. Bởi những gì gọi là chứng, thì cơ quan điều tra đã chủ động thủ tiêu, nhưng được ông Chánh tòa giám đốc thẩm biện minh rằng: “Cơ quan điều tra không biết đó là hung khí gây án nên đã không thu giữ?!”.
Như vậy Tòa kết án chỉ căn cứ vào CUNG chứ không có CHỨNG. Nhưng cung thì không một ai có thể tin nổi. Vì sự bức cung là một truyền thống đáng kinh ngạc của cơ quan điều tra nước ta. (Nạn nhân của oan sai thì rất nhiều, xin không dẫn thêm vào bài viết này).
- Qúa trình tố tụng và xét xử, luật sư bào chữa cho bị can Hồ Duy Hải không được Tòa tôn trọng, không được tham dự và tranh tụng đầy đủ như luật định, mà tùy thuộc vào thẩm phán phiên tòa, lúc cho tham dự, lúc mời khỏi tòa. Vừa đuổi đi hôm trước, hôm sau lại mời lại một cách tùy tiện.
Việc giam giữ công dân vô tội ròng rã 12 năm và khép vào án tử hình, nếu không được thay bằng một vụ án khác có điều tra minh bạch, và trước khi xét xử lại, phải trả tự do ngay cho Hồ Duy Hải; thì còn có cơ hội cứu vãn được nền pháp trị nước nhà. Và rồi vụ xét xử sau, mà có bằng chứng buộc tội Hồ Duy Hải có sức thuyết phục về mặt pháp lý, sẽ được công chúng hoan nghênh.
Còn như bản án giết người không bằng chứng này mà được thi hành, thì nền pháp trị Việt Nam được xem như đã cáo chung, và có nguy cơ, vụ này sẽ là sự mở đầu cho thời kỳ luật rừng lên ngôi.
Hà Nội ngày 22/6/2020.
0 Comments:
Post a Comment