Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, cháu tên là Phương, 16 tuổi. Mỗi buỗi tối sau khi thức dậy trong miệng cháu luôn đầy nước bọt và hôi miệng. Bệnh này liên tục suốt gần 9 năm bây giờ cháu vẫn chưa khỏi dù đã đi nha khoa (làm sạch cao răng, uống thuốc, đánh răng, súc nước muối) nhưng không khỏi. Bác sĩ có giải pháp nào hoặc tư vấn cho cháu để triệt bệnh này với. Cháu xin cảm ơn!
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt bình thường là một hỗn dịch gồm có chất dịch và chất nhầy, có màu trắng, trong, không có mùi. Nước bọt có tác dụng tham gia quá trình tiêu hoá thức ăn, bảo vệ khoang miệng luôn ẩm ướt, mềm mại giúp cho các cơ quan trong khoang miệng hoạt động thuận lợi, chống viêm nhiễm.
Nước bọt được bài tiết bởi các tuyến nước bọt (tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi). Trung bình con người bài tiết khoảng 150-1300ml nước bọt/ngày.
Hoạt động bài tiết nước bọt theo cơ chế tự nhiên (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng chịu tác động của các yếu tố hóa học (mùi, vị thức ăn, mất nước, tác dụng phụ của thuốc), cơ học (nước bọt bài tiết tăng khi ta ăn uống, giảm khi ngủ), tâm lý, thần kinh (lo sợ, căng thẳng…).
Nước bọt khi được các tuyến nước bọt bài tiết ra, trong điều kiện bình thường sẽ được nuốt xuống dạ dày qua thực quản (phản xạ tự nhiên, mình không để ý đến nó).
Nước bọt sẽ ứ đọng trong khoang miệng khi được bài tiết quá nhiều, bài tiết tăng cả khi không có tiêu hóa (khi ngủ), do ‘trục trặc’ hoạt động của các tuyến bài tiết nước bọt, khi phản xạ nuốt có vấn đề do viêm họng, nuốt đau, nuốt khó.
Nước bọt sẽ có mùi hôi khó chịu thường do bị nhiễm khuẩn hoặc do các cơ quan trong khoang miệng bị viêm nhiễm.
Vì thế, em ‘khi ngủ dậy trong miệng luôn đầy nước bọt và hôi miệng’ không chỉ có bệnh lý của nha khoa mà có thể là bệnh lý của các cơ quan khác như viêm nhiễm các tuyến bài tiết nước bọt, bệnh lý vùng hầu họng cản trở việc nuốt nước bọt, bệnh lý cơ quan tiêu hóa khiến cho sự ‘hấp phụ’ nước bọt bị ảnh hưởng…
Nếu thực sự khó chịu em nên nói với người thân đưa đi khám các chuyên khoa (tai mũi họng, tiêu hóa) để tìm nguyên nhân, mới điều trị được nhé.
Mọi thắc mắc về sức khỏe giới tính, bạn vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp Tại đây hoặc gửi đến hòm thư [email protected]. Câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ Tiin Hoàng Thúy Hải giải đáp vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. (Nhớ là gửi thư bằng tiếng Việt có dấu bạn nhé!).
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ Tiin trả lời:
Nước bọt bình thường là một hỗn dịch gồm có chất dịch và chất nhầy, có màu trắng, trong, không có mùi. Nước bọt có tác dụng tham gia quá trình tiêu hoá thức ăn, bảo vệ khoang miệng luôn ẩm ướt, mềm mại giúp cho các cơ quan trong khoang miệng hoạt động thuận lợi, chống viêm nhiễm.
Nước bọt được bài tiết bởi các tuyến nước bọt (tuyến nước bọt mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi). Trung bình con người bài tiết khoảng 150-1300ml nước bọt/ngày.
Hoạt động bài tiết nước bọt theo cơ chế tự nhiên (phản xạ không điều kiện) nhưng cũng chịu tác động của các yếu tố hóa học (mùi, vị thức ăn, mất nước, tác dụng phụ của thuốc), cơ học (nước bọt bài tiết tăng khi ta ăn uống, giảm khi ngủ), tâm lý, thần kinh (lo sợ, căng thẳng…).
Nước bọt khi được các tuyến nước bọt bài tiết ra, trong điều kiện bình thường sẽ được nuốt xuống dạ dày qua thực quản (phản xạ tự nhiên, mình không để ý đến nó).
Nước bọt sẽ ứ đọng trong khoang miệng khi được bài tiết quá nhiều, bài tiết tăng cả khi không có tiêu hóa (khi ngủ), do ‘trục trặc’ hoạt động của các tuyến bài tiết nước bọt, khi phản xạ nuốt có vấn đề do viêm họng, nuốt đau, nuốt khó.
Nước bọt sẽ có mùi hôi khó chịu thường do bị nhiễm khuẩn hoặc do các cơ quan trong khoang miệng bị viêm nhiễm.
Vì thế, em ‘khi ngủ dậy trong miệng luôn đầy nước bọt và hôi miệng’ không chỉ có bệnh lý của nha khoa mà có thể là bệnh lý của các cơ quan khác như viêm nhiễm các tuyến bài tiết nước bọt, bệnh lý vùng hầu họng cản trở việc nuốt nước bọt, bệnh lý cơ quan tiêu hóa khiến cho sự ‘hấp phụ’ nước bọt bị ảnh hưởng…
Nếu thực sự khó chịu em nên nói với người thân đưa đi khám các chuyên khoa (tai mũi họng, tiêu hóa) để tìm nguyên nhân, mới điều trị được nhé.
Mọi thắc mắc về sức khỏe giới tính, bạn vui lòng gửi câu hỏi trực tiếp Tại đây hoặc gửi đến hòm thư [email protected]. Câu hỏi của bạn sẽ được bác sĩ Tiin Hoàng Thúy Hải giải đáp vào thứ 3 và thứ 6 hàng tuần. (Nhớ là gửi thư bằng tiếng Việt có dấu bạn nhé!).
0 Comments:
Post a Comment