Wednesday, September 18, 2019

Tác dụng của việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng

Trứng vịt lộn là một món ăn giàu dinh dưỡng, được nhiều người Việt yêu thích. Tuy nhiên, ăn trứng vịt lộn thời điểm nào là tốt nhất?
Tác dụng của việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng
Trứng vịt lộn là thực phẩm được nhiều người yêu thích – Ảnh: Minh họa

Vì sao nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng?

Chia sẻ trên Zing.vn, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong bữa sáng bạn cần phải nạp khoảng 20-30% lượng calo trong ngày. Trong đó, trứng vịt lộn là món ăn giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho bữa ăn quan trọng này.

Thông thường trong 1 quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…

Sau bữa ăn cuối cùng của tối hôm trước, rồi bắt đầu giấc ngủ đêm, hầu như từ 10-12h đêm mỗi ngày, bạn sẽ thường không ăn gì và chìm vào giấc ngủ. Do đó, vào buổi sáng, nguồn năng lượng từ trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần của chúng ta.

Trong khi đó, theo các bác sĩ đông y, trứng vịt lộn là một món ăn rất bổ dưỡng. Nó cũng được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý. Tuy nhiên, vì chứa hàm lượng đạm và cholesterol cao nên món ăn này rất khó tiêu. Vì thế chúng chỉ thích hợp ăn vào buổi sáng.

Song nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, thời điểm này cơ thể ít hoạt động nên sẽ dễ dàng gây đầy bụng, khó tiêu cho người ăn, nhất là khi bạn ăn nhiều.
Tác dụng của việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng
Ăn vịt lộn vào buổi sáng cực tốt cho sức khỏe – Ảnh: Minh họa

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

- Người vừa sinh con

Đề kháng yếu sau sinh khiến sản phụ khó tiêu hoá, trong khi đó các thành phần protein và chất béo trong trứng hay trứng vịt lộn gây khó tiêu, đầy bụng. Lời khuyên của các bác sĩ dành cho sản phụ là chỉ nên ăn trứng sau khi sinh từ 1,2 ngày sinh và không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày.

- Bệnh nhân gan

Khi mắc bệnh, chức năng sàng lọc chất độc hại của gan giảm sút, lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động quá sức dẫn đến suy gan rất nhanh. Ngoài ra, hột vịt lộn còn khiến bệnh nhân gan dễ đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng nhanh.

- Người bệnh thận

Người yếu thận sẽ yếu cả quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Việc ăn trứng lộn có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng cao khiến thận bị tổn thương, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

- Bệnh nhân gout

Trứng vịt lộn chứa rất nhiều protein, vì thế nếu người bị bệnh gout ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng lượng protein trong máu, điều này thật sự không tốt cho người có bệnh gout.

- Người bị sốt

Protein trong trứng lộn đi vào cơ thể sẽ bị phân huỷ và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường, chính vì thế những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.

- Người cao huyết áp

Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.

- Người mẫn cảm với protein

Thành phần protein trong trứng lộn và trứng nói chung có tính kháng nguyên nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.

Quỳnh Chi

Theo ĐSPL

Tác dụng của việc ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment