Một mặt hàng kinh doanh hay một sản phẩm nào đó vừa mới thoát khỏi thời kỳ trứng nước, muốn thực hiện được tốt thì bước tiếp theo chính là vắt óc suy nghĩ chọn cho nó một cái tên thật hay. Nó quan trọng như bản thân sản phẩm hay dịch vụ đi kèm. Bài viết sau sẽ chia sẻ bí quyết đặt tên thương hiệu sản phẩm hấp dẫn.
Có những sản phẩm với tên thương hiệu nổi tiếng, đã trở thành từ thay thế cho kiểu phục vụ hoặc sản phẩm loại này. Ví như Coca cola,… thông thường có thể chỉ một phạm vi lớn các loại đồ uống thuộc nhãn hiệu Coca cola. Trong khi đó, đối với đại bộ phận sản phẩm khác, vấn đề lại tập trung ở việc làm thế nào để thu hút được người tiêu dùng.
Tên gọi sản phẩm cần phải dễ đọc, dễ nghe, dễ nhớ, bắt mắt, dễ hiểu, sẽ khiến mọi người vừa nhìn vào đã không thể quên, đồng thời nó vô hình chung còn kích thích ham muốn được mua hàng của người tiêu dùng. Bởi vậy, “đặt tên hay sẽ thu lợi lớn”
Nguyên tắc đặt tên thương hiệu sản phẩm
Những doanh nhân mới đi vào hoạt động hay những công ty mới chưa ai biết đến trên thị trường đều nên thận trọng trong việc lựa chọn ra tên công ty và tên sản phẩm. Dưới đây là một số mặt cần suy nghĩ khi đặt tên.1. Cần phải phù hợp với tính chất của ngành, công dụng và tính năng của sản phẩm
Tính chất ngành chính là ở ngành nào thì đặt ra tên thuộc ngành đó, sản phẩm loại nào thì đặt tên về sản phẩm loại đó, cần làm rõ quan niệm định vị, tìm ra được điểm hòa nhập tốt nhất. Đồng thời, tiến hành vạch kế hoạch đặt tên cho thương hiệu sản phẩm từ góc độ đặc thù riêng, khiến những tương phản giữa quan niệm và tính chất ngành, công năng sản phẩm hợp lại với nhau.Ví dụ: Rượu trắng Feeling.
Lấy hình ảnh say rượu, để khiến người ta lập tức nghĩ đến uống rượu, là một cái tên hay phù hợp với công dụng sản phẩm, phù hợp với tính chất ngành.
Hay ví dụ về tư vấn quản lý SINO.
Công ty tư vấn quản lý SINO, tiêu chí là SINO, trong tiếng Anh được hiểu, chữ cái mở đầu: S – Support (giúp đỡ); I – Improve (thúc đẩy), với sự phục vụ chuyên nghiệp, giúp đỡ khách hàng nâng cao sức sản xuất và tính hiệu quả trong kinh doanh; N – Navigate (định hướng): dựa vào những kinh nghiệm phục vụ tư vấn chuyên nghiệp nhiều năm qua, kết hợp với nhu cầu và thực tế của khách hàng, đề xuất ra những phương án thực thi một cách có hệ thống; O – Overpay (tăng giá trị): thông qua sự dẫn dắt, huấn luyện, nghiên cứu thảo luận của các chuyên gia SINO, toàn bộ nhân viên quản lý kinh doanh của khách hàng được rèn luyện nâng cao, tăng cường kỹ năng làm việc của họ trên cương vị chức năng mà họ đảm nhiệm, từ đó mang lại những giá trị đi kèm lâu dài cho khách hàng, tương đối phù hợp với tính chất của ngành tư vấn.
2. Cần phù hợp nguyên lý CIS
CIS là hàng ngoại nhập, ứng dụng để đặt tên cho thương hiệu sản phẩm, tức là tập trung hết mọi ý tưởng mà doanh nghiệp đã biểu hiện trong kế sách, chiến lược, vẽ chấm phá để cô đọng lại trên tên gọi hoặc trên thương hiệu sản phẩm.3. Phù hợp với địa lý, con người, phù hợp với văn hóa
Một cái tên hay của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm hay tên gọi của sản phẩm cũng cần phải phù hợp với địa lý, con người và phù hợp với văn hóa.4. Quốc tế hóa, tính sáng tạo và hàm ý văn hóa
Khi đặt tên, cần chú ý tính độc đáo, tính sáng tạo và tính nghệ thuật. Điểm này đòi hỏi phải xem hàm ý của người lên kế hoạch đặt tên.Sản phẩm muốn được vào quỹ đạo của thị trường quốc tế thì cần có tên thương hiệu sản phẩm có thể vào được quỹ đạo thương hiệu sản phẩm quốc tế. Dù là doanh nghiệp hay là sản phẩm, khi đặt tên đều cần phải suy xét tới danh hóa chuẩn quốc tế.
Tóm lại, hàm ý ẩn chứa đằng sau mỗi thương hiệu nổi tiếng đều hàm chứa tính văn hóa sâu sắc. Yếu tố văn hóa chứa đựng trong nó càng lớn thì hiệu quả ích lợi của thương hiệu sản phẩm cũng tăng theo. Doanh nghiệp nhất thiết cần phải có tên hay, sản phẩm nhất thiết cũng cần phải có thương hiệu độc đáo.
Nội dung chủ yếu trong việc đặt tên cho thương hiệu sản phẩm
Trên thế giới, quả thật có rất nhiều cách để nhanh chóng có thương hiệu sản phẩm. Khi chúng ta chọn tên công ty, cần thận trọng, ít nhất cần chú ý một số nội dung chủ yếu dưới đây:1. Suy xét tới nội dung chính
– Tên gọi cần toát ra sự ổn định lành mạnh và thành thật đáng tin của doanh nghiệp, ví như Công ty bảo hiểm Nhân thọ Tín Thành, Taxi Thành Hưng…– Nếu có thể, tên thương hiệu sản phẩm nên bao hàm súc tích những chữ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví như Thiếp Nha là tên gọi của loại thuốc gắn răng giả, có thể nhìn vào mặt chữ đã đoán được ý.
– Tránh những hình tượng và hàm ý dẫn đến hiểu nhầm. AYD vốn là tên gọi thương hiệu sản phẩm của một công ty sản xuất đường giảm béo và bánh tráng của Mỹ, tuy nhiên, thật không may cái tên này lại phát âm giống với bệnh AIDS, kết quả thật tồi tệ.
– Hết sức tránh dùng biệt hiệu hoặc viết tắt. Tên viết tắt giống IBM, ít nhất cũng có vài chục nghìn tổ hợp chữ giống với tên của nó, người nghe rất dễ quên, bởi nó không nói rõ được bản chất của công ty, cũng không có mối liên hệ nào khiến người ta liên tưởng đến sản phẩm của công ty.
Đương nhiên, có thể bạn không đồng ý. Nguyên nhân là nếu máy vi tính thì có thể sẽ tìm tới Microsoft và IBM. Nhưng ngoài những công ty lớn thành công như IBM, bạn còn có thể liên tưởng tới bao nhiêu công ty với tên gọi viết tắt đây? Cái mà người tiêu dùng muốn mua phải là các sản phẩm và các dịch vụ được cung cấp từ một công ty có tên tuổi, có địa chỉ, điện thoại và có lai lịch rõ ràng.
– Chú trọng tới vẻ bề ngoài đẹp đẽ, cố gắng khiến con người phải phấn chấn và thích thú.
– Có thể chọn cách ảnh đi kèm với tên người
Nhớ lại rất nhiều tên thương hiệu sản phẩm, dùng cách đặt tên này đều có thể khiến người tiêu dùng khắc cốt ghi tâm, như KFC – Thượng tá Kentucky, Versace – Người thiết kế trang phục Versace.
2. Những điều cần chú ý khi đặt tên
Đặt được tên hay, có thể lập tức truyền đạt được ý nghĩa, hơn nữa còn tạo được sự ảnh hưởng. Đặt tên thông thường cần chú ý vài điểm dưới đây:- Đơn giản tốt hơn phức tạp.
- Ngắn gọn trong sáng tốt hơn dài dòng.
- Đọc lên nghe lanh lảnh hơn là ỉu xìu.
- Hàm ý chứa tốt nhất công năng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Nếu có thể, trong khi đặt tên, hay làm nổi bật ưu điểm của sản phẩm và dịch vụ.
- Trong khi đặt tên cho thương hiệu sản phẩm, cố gắng dùng hết khả năng để nói rõ sản phẩm và dịch vụ của mình có địa vị, có hình tượng, thành thực đáng tin cậy, nhấn mạnh sự đúng đắn của người tiêu dùng khi rút hầu bao ra mua sản phẩm.
Trên thực tế, đặt tên cho thương hiệu sản phẩm là một loại chiến lược tiếp thị kinh doanh hơn mức bình thường, trước hết nó cần phải vượt qua đơn vị cùng ngành, vượt qua đối thủ, hơn thế nữa, cần phải vượt qua chính mình. Trong kinh tế thị trường, đại bộ phận các thương nhân chỉ lo lợi ích trước mắt, trong khi đó, người kinh doanh có thương hiệu sản phẩm thành công lại thường đặt “danh” trước rồi mới đến “lợi”, kỳ thực, những người như vậy mới chính là những người cao minh nhất.
0 Comments:
Post a Comment