Đi xe đạp có nhiều lợi ích về rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên bên cạnh đó có những tác hại của việc đi xe đạp mà có thể bạn chưa biết, đạp xe quá sức có thể gây ảnh hưởng đến sinh dục, cơ thể mệt mỏi, đau nhức… Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Chuyên gia y học nghiên cứu phát hiện, đạp xe trực tiếp áp vào chỗ bẹn, ảnh hưởng tới huyết dịch tuần hoàn cục bộ, làm cho chỗ bẹn bị bực tức, thậm chí dẫn đến viêm tiền liệt tuyết và dương suy.
Chuyên gia tiết niệu cho rằng: Đạp xe đạp rất dễ gây viêm tiền liệt tuyến. Theo điều tra, ở khoa tiết niệu có tới 50-60% mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến, mỗi năm có xu thế tăng lên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do đi xe đạp dài ngày.
Ở nữ giới, nếu đi xe đạp thường xuyên, nếu yên xe quá cao, cứng, tay lái cao thấp không thích hợp, trọng lượng cơ thể tập trung quá nhiều vào yên xe, mõm nhọn đầu yên xe gây phản tác dụng vào chỗ bẹn, ép chặt đầu niệu đạo, làm cho hệ thống tiết niệu sung huyết làm cho bài tiết khó khăn, đi tiểu nhiều lần, hoặc có thể dẫn đến sung huyết âm hộ, đó là những tai họa tiềm ẩn của đi xe đạp.
Khi bạn đi xe đạp đường dài về, có bao giờ cảm thấy hai tay tê dại, đau nhức, không có lực, thậm chí cầm bút viết hay đũa ăn cũng cảm thấy khó khăn? Cũng có người không chú ý đến hiện tượng này, cho rằng nghỉ ngơi sẽ tự hồi phục. Ở y học gọi hiện tượng này là chứng tổng hợp ống xương cườm tay, chỗ nối giữa khớp cườm với bàn tay có một ống xương cườm tay. Khi bạn đạp xe lên dốc hoặc đi ngược gió, phải tăng tốc độ, người cúi về trước, khớp cườm tay phải duỗi quá mức, sức ép trong ống xương cườm tay cũng tăng lên, do đó dẫn tới triệu chứng trên.
Khi đạp xe, thân thể cúi về phía trước quá mức, muốn quan sát phải ngẩng cổ lên nhìn, đó là một tư thế bị ép buộc, làm cho cơ ở cổ căng lên, đồng thời sức gánh chịu của lưng cũng nặng thêm, lâu dần sẽ làm cho cơ cổ và cơ lưng mệt mỏi. Nếu bạn đạp xe quá sức, nhất là sau khi ra nhiều mồ hôi sẽ làm cho ít đi tiểu, dễ gây kết sỏi ở niệu đạo, đó là do chất thay thế trong nước tiểu quá đặc gây nên.
Cách phòng tránh những tác hại của việc đi xe đạp
Tác hại của việc đi xe đạp ngày càng được nhiều người chú ý. Có người sẽ đặt câu hỏi: Có cách nào phòng tránh được những tác hại của việc đi xe đạp hay không?
Chuyên gia nhắc nhở bạn: Trước khi đi xe, đầu tiên cần căn cứ chiều cao, trọng lượng của cơ thể mà chọn cho mình chiếc xe thích hợp, để có tư thế đi xe thoải mái nhất. Ngoài ra, tư thế khi đạp xe cũng rất quan trọng. Khi đạp xe, nửa người trên phải cúi, đầu phải nghiêng về phía trước, hai tay cong lại, lưng cong lại, hạ thấp trọng tâm của cơ thể, đồng thời phòng ngừa khi bị sóc mà sức xung kích ảnh hưởng đến toàn thân; hai tay nhẹ nhàng nắm chắc tay lái, ngồi vững trên yên.
Đạp xe trong thời gian dài sẽ cảm thấy hai tay mệt mỏi, tê dại, đau nhức là lẽ tự nhiên. Cần chú ý khi đi xe được khoảng một giờ thì cần xuống xe nghỉ ngơi, vận động đôi tay. Ngày thường cần rèn luyện cánh tay như đập bóng rổ, cử tạ, sẽ làm cho tay nhẹ nhõm, không đau nhức.
Dù là đi xe đạp, cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm để tránh tai nạn. Khi đi đường xa, nên mang theo nước uống, khi ra mồ hôi uống để tránh cơn khát. Hãy nhớ luôn đi xe đạp an toàn và đúng cách để giảm thiểu tối đa những tổn thương có thể gây ra cho chúng ta.
0 Comments:
Post a Comment