Thursday, November 7, 2019

Ba kích Tím - tươi nguyên củ

Tên Khác của Ba kích:

Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Ba kích thiên (Trung Quốc)

Tên khoa học:

Tên khoa học Morinda officinalis stow. họ cà phê (RUBIACEAE).

Ba kích Tím - tươi nguyên củ
Ba kích Tím

Nơi phân bố của ba kích:

Cây thường mọc hoang ở vùng đồi, núi thấp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

Cách chế biến ba kích làm thuốc

1. Cách chế biến thành ba kích khô:

Rễ cây đào về cắt bỏ cổ rễ và rễ con, chỉ lấy phần củ có đường kính 0,5cm trở lên
Phơi nắng cho héo rồi dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh dập nát)
Tiếp tục phơi, sấy khô, thịt sẽ biến thành màu tím hoặc hồng tím, có nhiều chỗ đứt sâu để lộ lõi gỗ nhỏ bên trong
Cuối cùng là cắt thành từng đoạn ngắn 10cm và sử dụng

2. Cách chế biến ba kích tươi

Củ ba kích sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và phơi ráo nước
Dùng dao khía nhẹ vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và rút bỏ lõi
Phần thịt của ba kích sẽ được dùng làm thuốc ( thường để ngâm rượu) bỏ phần lõi, không sử dụng.

Ba kích tím loại tươi

Thành phần hóa học:

Trong rễ ba kích có chứa hoạt chất anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, đặc biệt rễ ba kích tươi có chứa nhiều Vitamin C (Ba kích khô không có).

Tác dụng chữa bệnh của ba kích

Theo Đông y:

Ba kích vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận:

Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.

Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.

Rượu ba kích có tác dụng: Tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới. Bổ thận tráng dương, kiện gân cốt
Tác dụng kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.

Tác dụng chữa chứng di mộng tinh ở nam giới.

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng (sốt nhẹ về chiều) táo bón không dùng.​

Đối tượng sử dụng

Người muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu (Dùng cho cả nam và nữ).

Người bị liệt dương, suất tinh sớm nên dùng ba kích ngâm rượu.

Người mắc chứng di mộng tinh.

Người bình thường dùng rượu ba kíchh hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức dẻo dai.

Người trung niên và người già dùng rượu ba kích giúp kiện gân cốt.

Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng dùng rượu ba kích sẽ là một loại đồ uống giúp khách hàng có những trải nghiệm khó quên.

Có thể dùng rượu ba kích trong những cuộc vui của cơ quan, gia đình trong mỗi cuộc vui.

MỘT SỐ BÀI THUỐC CÓ VỊ BA KÍCH

1. Chữa thận hư: Nam giới liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ khó thụ thai, dương hư có thể dùng 1 trong 2 bài sau:

Bài 1: Ba kích, đảng sâm, phúc bồn tử, thỏ ty tử, thần khúc (tất cả 300g); Củ mài núi khô 600g. Đem các vị trên, tán bột mịn làm hoàn 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/ 1 hoàn.

Bài 2: Ba kích, cốt toái bổ, đảng sâm, nhục thung dung, long cốt tất cả 300g; Ngũ vị tử 150g. Làm hoàn mềm 10g với mật ong. Ngày uống 2-3 lần/1 hoàn.

2. Chữa gân xương yếu, lưng, đầu gối đau buốt :

Bài 3: Ba kích, đỗ trọng bắc tẩm muối sao, nhục thung dung, thỏ ty tử, tỳ giải tất cả 400g; Hươu bao tử: 1 bộ. Các vị trên làm hoàn cứng to bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần uống 6g thuốc hoàn/3 lần/ngày.

Bài 4: Ba kích nhục 10g, thục địa 10g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 4g, thỏ ty tử 6g, bổ cốt toái 5g, tiểu hổi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia ba lần uống trong ngày. Dùng chữa nhũng người già yếu chân gối, tê mỏi.

3. Ngâm rượu ba Kích

a. Ngâm đơn vị chỉ có ba kích:

Ba kích tươi sau khi rửa thật sạch, bỏ lõi, tùy vào mục đích sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau. Cách chế biến đơn giản nhất đó là ngâm rượu. Với 1 kg ba kích tươi,sau khi bóc lõi có thể ngâm từ 2-4 lít rượu. Nếu cho nhiều rượu quá nhiều mùi vị, màu sắc của ba kích sẽ ko được đậm đà. Thường để dùng cho cá nhân thi thoảng uống vài chén cho khỏe là ngâm với tỉ lệ 1kg/2 lít. Rượu ba kích có màu tím, có mùi thơm, vị ngọt nhẹ rất dễ sử dụng.

Tham khảo: Cách ngâm rượu Ba Kích

b. Ngâm phối hợp nhiều vị

 Thành phần:

Ba kích tím loại tươi : ……….. 1kg.

Dâm dương hoắc khô: ……….. 0.5Kg (Giá bán: 105.000đ/0.5kg).

Nấm ngọc cẩu khô : …………… 0.5Kg  (Giá bán: 450.000đ/0.5kg).

Sa sâm, câu kỷ tử , đỗ trọng, đương quy, cam thảo, đại táo mỗi vị 100g.

Cách ngâm: Phối hợp các vị thuốc trên ngâm với 7 lít rượu trắng, ngâm trong thời gian 20-25 ngày là có thể dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 2 ly nhỏ.


4. Cách sử dụng ba kích cho người không uống được rượu

Bạn muốn tăng cường sinh lý, nhưng bạn không thể uống rượu vì lý do sức khỏe, hoặc đang buộc phải kiêng rượu vì một lý do này đó. Bạn có thể áp dụng cách sắc thuốc ba kích để sử dụng. Trong trường hợp này bạn hãy tham khảo bài viết : Cách chế biến ba kích cho người không uống được rượu

Cẩn thận với ba kích giả, ba kích trắng:

Ba kích tím là một loại biệt dược đặc biệt tốt cho sức khỏe, vì vậy giá bán ba kích tím hiện nay không hề rẻ : Giao động từ 300.000đ/1Kg đến 500.000đ/1Kg loại tươi. Để thu được 1Kg ba kích không hề đơn giản:

Người đào ba kích phải trèo đèo lội suối hàng truc Km đường rừng: Ngày nào may mắn thì đào được vài ba kg ba kích, có ngày đi chỉ được 1Kg, có khi không được Kg nào.

Vất vả là thế thì làm sao giá rẻ được ạ. Ấy mà vẫn có nhiều nơi người ta giao bán ba kích với giá vô cùng rẻ mạt: Chỉ 190.000đ/1Kg, thậm chí có những nơi bán cả dưới cái giá 100.000đ/1Kg.

Chúng ta hãy cùng nhau đặt ra một câu hỏi: Tại sao lại có giá rẻ như vậy ?

Vâng: Có rất nhiều độc giả đã gọi điện cho chúng tôi và tâm sự rằng: Sao tôi mua ba kích ở địa chỉ này, địa chỉ kia khi ngâm rượu, sao rượu ba kích của tôi lại không có màu tím. Câu trả lời chính xác đó là: “Caythuoc.org xin chia buồn cùng bạn Bạn đã mua phải loại củ không phải là ba kích mà có lẽ đó chính là ba kích trắng”.

Lưu ý: Hiện nay có nhiều củ rất giống ba kích, tránh nhầm lẫn, và đặc biệt trong tự nhiên hiện nay có hai loại ba kích là ba kích tím và ba kích trắng ( Ba kích trắng có vị ngái, ngâm rượu không chuyển màu tím, và không có tác dụng chữa bệnh).

Ba kích Tím - tươi nguyên củ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Nguyễn Vinh

0 Comments:

Post a Comment