Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần hơn. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, người cao tuổi cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
Đủ về năng lượng
Đủ là không thừa mà cũng không thiếu so với nhu cầu của cơ thể. Để biết là đủ, thừa hay thiếu, nên vận dụng kết hợp nhiều biện pháp:
* Điều tra, quan sát bữa ăn hàng ngày của họ.
* Tìm hiểu cách tự đánh giá của người có tuổi về cách nuôi dưỡng mình, về cảm giác chung (khỏe, mệt, thiếu sức,...), về sức dẻo dai.
* Quan sát sắc thái, vóc dáng đi đứng.
* Đối chiếu cân nặng (thể trọng) với chiều cao. Để phòng nhầm lẫn do biến đổi bất thường của cột sống. Tuy có một vài nhược điểm cần đề phòng, phương pháp này có thể giúp chẩn đoán nhanh và sớm trạng thái thiếu nuôi dưỡng, từ đó can thiệp kịp thời và hiệu lực.
Bảo đảm về chất lượng
Có nghĩa là:
• Không gây thêm bệnh qua việc ăn uống.
• Góp phần duy trì, củng cố chất lượng sự sống khi có tuổi.
Những bệnh cần đề phòng ở người có tuổi
• Bệnh huyết áp cao
• Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch (Atherosclerosis).
• Bệnh đái tháo đường (Diabetes Mellitus).
Những thức ăn cần quan tâm, không dùng quá mức cần
- Muối NaCl. Cần nói rõ, không nên yêu cầu người có tuổi ăn lạt hoàn toàn, vì: Không cần thiết; và còn có hại - kiêng muối hoàn toàn sẽ làm cho họ chán ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Ở người cao tuổi, mỗi ngày có thể ăn 3-5g muối (dưới dạng nước chấm, nấu nướng,...) cũng đủ bảo đảm khẩu vị ngon miệng, không nhạt nhẽo. Người có huyết áp cao nên tránh những món quá mặn như: mắm, cá khô, đồ hộp, trứng muối,...
- Hạn chế đường mía (saccharoz) và các loại bánh, kẹo, mứt làm bằng đường. Hạn chế không có nghĩa là cấm tuyệt đối. Nếu thèm ngọt, có thể và nên dùng trái cây chín, mật ong.
- Nên hạn chế mỡ động vật bảo hòa (mỡ heo): Nhưng nên dùng mỡ dầu cá và dầu thực vật (trừ dầu dừa). Tác dụng của dầu thực vật đã được các nhóm dân cư quanh biển Địa Trung Hải biết từ lâu. Những nghiên cứu của Kensell, Sinclair (1952) đã đánh giá tốt dầu thực vật (giảm nguy cơ nhiễm mỡ xơ mạch, không có nguy cơ gây già trước tuổi).
- Một số thức ăn có thể chọn lọc, thay thế, bổ sung khi có điều kiện thuận lợi.
- Người có tuổi dễ bị thiếu các chất đạm, calci, vitamin D, và dễ mắc bệnh về hệ tim mạch. Vì thế các nhà dinh dưỡng học khuyên: Nên dùng cá thay thịt. Khuyến khích dùng nguồn đạm thực vật như: các loại rau tươi họ đậu (đậu đũa, đậu côve, đậu Hà Lan, đậu rồng,...) vì chúng có tác dụng chống táo bón, chống thối rữa trong ruột, giảm cholesterol-huyết. Khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua (yaourt): 250ml sữa tươi (hoặc 2 hũ yaourt) cung cấp 300mg calci. Thiếu calci, thiếu vitamin D dễ bị gãy xương (xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi,...). Để đảm bảo chất lượng, thức ăn phải sạch (không bị ô nhiễm) tươi, mới, được bảo quản đúng cách.
Thực đơn
Nên đa dạng, phong phú, thay đổi khi có điều kiện. Được như vậy sẽ đạt những lợi điểm sau:
* Tránh kéo dài trạng thái thừa chất này, thiếu chất kia.
* Có thể chọn lọc theo sở thích.
* Tránh nhàm chán, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa, hấp thu tốt.
Cách chế biến thức ăn
Cần bảo vệ giá trị dinh dưỡng - đặc biệt là các vitamin và chất chống oxy hóa. Nghệ thuật nấu nướng, tạo ra những món ăn dễ cảm tình (thơm ngon, hấp dẫn, hợp khẩu vị,...), dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Theo các nhà dinh dưỡng học Marie Paule Rietsch và M.Demole, khuyến khích dùng các gia vị mà người có tuổi ưa thích (như ớt, tiêu, hành, tỏi, rau thơm,...), vì gia vị giúp cải thiện khẩu vị, chống chán ăn.
Phân chia khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn của người có tuổi nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, nhẹ, tránh ăn quá no trong một lần.
Buổi chiều tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành.
Nhà dinh dưỡng học lão khoa J.L.Schlienger khái quát những yêu cầu nêu trên bằng lời khuyên nôm na như sau:
Tự nuôi dưỡng tốt nhất là:
* Ăn tất, cái gì cũng ăn.
* Ăn đủ.
* Ăn ít nhất 3 lần trong một ngày.
* Ăn các chất sữa và phô-mai.
* Ăn rau cải và trái cây.
* Ăn thịt, cá hoặc trứng ít nhất một lần mỗi ngày.
* Uống đủ nước: mỗi ngày ít nhất cũng phải 1 lít.
* Hạn chế hoặc thận trọng trong việc tiêu thụ các chất sau đây: Mỡ động vật; đường và kẹo bánh làm từ đường; rượu...
GS.TS. Nguyễn Thiện Thành
(Nguồn: Suckhoe360)
Đủ về năng lượng
Đủ là không thừa mà cũng không thiếu so với nhu cầu của cơ thể. Để biết là đủ, thừa hay thiếu, nên vận dụng kết hợp nhiều biện pháp:
* Điều tra, quan sát bữa ăn hàng ngày của họ.
* Tìm hiểu cách tự đánh giá của người có tuổi về cách nuôi dưỡng mình, về cảm giác chung (khỏe, mệt, thiếu sức,...), về sức dẻo dai.
* Quan sát sắc thái, vóc dáng đi đứng.
* Đối chiếu cân nặng (thể trọng) với chiều cao. Để phòng nhầm lẫn do biến đổi bất thường của cột sống. Tuy có một vài nhược điểm cần đề phòng, phương pháp này có thể giúp chẩn đoán nhanh và sớm trạng thái thiếu nuôi dưỡng, từ đó can thiệp kịp thời và hiệu lực.
Bảo đảm về chất lượng
Có nghĩa là:
• Không gây thêm bệnh qua việc ăn uống.
• Góp phần duy trì, củng cố chất lượng sự sống khi có tuổi.
Những bệnh cần đề phòng ở người có tuổi
• Bệnh huyết áp cao
• Bệnh nhiễm mỡ xơ mạch (Atherosclerosis).
• Bệnh đái tháo đường (Diabetes Mellitus).
Những thức ăn cần quan tâm, không dùng quá mức cần
- Muối NaCl. Cần nói rõ, không nên yêu cầu người có tuổi ăn lạt hoàn toàn, vì: Không cần thiết; và còn có hại - kiêng muối hoàn toàn sẽ làm cho họ chán ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Ở người cao tuổi, mỗi ngày có thể ăn 3-5g muối (dưới dạng nước chấm, nấu nướng,...) cũng đủ bảo đảm khẩu vị ngon miệng, không nhạt nhẽo. Người có huyết áp cao nên tránh những món quá mặn như: mắm, cá khô, đồ hộp, trứng muối,...
- Hạn chế đường mía (saccharoz) và các loại bánh, kẹo, mứt làm bằng đường. Hạn chế không có nghĩa là cấm tuyệt đối. Nếu thèm ngọt, có thể và nên dùng trái cây chín, mật ong.
- Nên hạn chế mỡ động vật bảo hòa (mỡ heo): Nhưng nên dùng mỡ dầu cá và dầu thực vật (trừ dầu dừa). Tác dụng của dầu thực vật đã được các nhóm dân cư quanh biển Địa Trung Hải biết từ lâu. Những nghiên cứu của Kensell, Sinclair (1952) đã đánh giá tốt dầu thực vật (giảm nguy cơ nhiễm mỡ xơ mạch, không có nguy cơ gây già trước tuổi).
- Một số thức ăn có thể chọn lọc, thay thế, bổ sung khi có điều kiện thuận lợi.
- Người có tuổi dễ bị thiếu các chất đạm, calci, vitamin D, và dễ mắc bệnh về hệ tim mạch. Vì thế các nhà dinh dưỡng học khuyên: Nên dùng cá thay thịt. Khuyến khích dùng nguồn đạm thực vật như: các loại rau tươi họ đậu (đậu đũa, đậu côve, đậu Hà Lan, đậu rồng,...) vì chúng có tác dụng chống táo bón, chống thối rữa trong ruột, giảm cholesterol-huyết. Khuyến khích dùng sữa tươi, sữa chua (yaourt): 250ml sữa tươi (hoặc 2 hũ yaourt) cung cấp 300mg calci. Thiếu calci, thiếu vitamin D dễ bị gãy xương (xẹp đốt sống, gãy cổ xương đùi,...). Để đảm bảo chất lượng, thức ăn phải sạch (không bị ô nhiễm) tươi, mới, được bảo quản đúng cách.
Thực đơn
Nên đa dạng, phong phú, thay đổi khi có điều kiện. Được như vậy sẽ đạt những lợi điểm sau:
* Tránh kéo dài trạng thái thừa chất này, thiếu chất kia.
* Có thể chọn lọc theo sở thích.
* Tránh nhàm chán, giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa, hấp thu tốt.
Cách chế biến thức ăn
Cần bảo vệ giá trị dinh dưỡng - đặc biệt là các vitamin và chất chống oxy hóa. Nghệ thuật nấu nướng, tạo ra những món ăn dễ cảm tình (thơm ngon, hấp dẫn, hợp khẩu vị,...), dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Theo các nhà dinh dưỡng học Marie Paule Rietsch và M.Demole, khuyến khích dùng các gia vị mà người có tuổi ưa thích (như ớt, tiêu, hành, tỏi, rau thơm,...), vì gia vị giúp cải thiện khẩu vị, chống chán ăn.
Phân chia khẩu phần ăn
Khẩu phần ăn của người có tuổi nên được chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, nhẹ, tránh ăn quá no trong một lần.
Buổi chiều tối không nên ăn quá muộn, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể tạo tiền đề cho tai biến mạch não, mạch vành.
Nhà dinh dưỡng học lão khoa J.L.Schlienger khái quát những yêu cầu nêu trên bằng lời khuyên nôm na như sau:
Tự nuôi dưỡng tốt nhất là:
* Ăn tất, cái gì cũng ăn.
* Ăn đủ.
* Ăn ít nhất 3 lần trong một ngày.
* Ăn các chất sữa và phô-mai.
* Ăn rau cải và trái cây.
* Ăn thịt, cá hoặc trứng ít nhất một lần mỗi ngày.
* Uống đủ nước: mỗi ngày ít nhất cũng phải 1 lít.
* Hạn chế hoặc thận trọng trong việc tiêu thụ các chất sau đây: Mỡ động vật; đường và kẹo bánh làm từ đường; rượu...
GS.TS. Nguyễn Thiện Thành
(Nguồn: Suckhoe360)
0 Comments:
Post a Comment